Với Trung Đông, Nam Á: Đây là những khu vực có liên quan đến lợ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 72 - 74)

ích kinh tế của Mỹ, nhất là nguồn cung cấp dầu lửa. Đây còn là một trong những cái nôi của các tổ chức khủng bố quốc tế và có đồng minh thân cận Israel, nên trong các chiến lược an ninh quốc gia, các chính quyền Mỹ giai đoạn này đều đặt mục tiêu đạt đột phá trong tiến trình hịa bình Trung Đơng, tiếp tục bảo vệ an ninh Israel, các nước bạn bè Arab; bảo đảm sự tiếp cận thuận lợi của Mỹ đối với các nguồn dầu lửa của khu vực. Điểm khác biệt trong chiến lược an ninh của Mỹ giai đoạn này là việc xác định Iraq từ một trong những quốc gia thù địch của nước Mỹ (cùng CHDCND Triều Tiên, Iran trong liên minh “trục ma quỷ”) dưới thời Bill Clinton thành quốc gia đối tác

69

Hoa Kỳ đừng quên Mỹ Latinh tại địa chỉ: http://petrotimes.vn/hoa-ky-dung-quen-my-la-tinh- 46179.html

73

của Mỹ dưới thời George W. Bush (sau khi lật đổ Tổng thống Saddam Hussein năm 2003).

Với Nam Á, các bản chiến lược an ninh quốc gia Mỹ đều nhấn mạnh đến mục tiêu thúc đẩy khu vực này có được “dân chủ, ổn định” thông qua nỗ lực giải quyết các cuộc xung đột kéo dài và các biện pháp xây dựng lòng tin. Cụ thể, Mỹ sẽ thúc đẩy Ấn Độ và Pakistan ký kết hiệp định cắt giảm vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo. Mỹ khẳng định, xây dựng mối quan hệ hợp tác đồng minh thân thiết với Ấn Độ sẽ có lợi cho cả hai bên và Ấn Độ và với tiềm lực quốc phịng và tham vọng của mình có đủ khả năng trở thành “người bảo hộ” an ninh Nam Á nói riêng và châu Á nói chung. Sự ổn định ở khu vực và các mối quan hệ song phương được tăng cường yế tố quan trọng đối với lợi ích của Mỹ ở khu vực.

- Với châu Phi: Đây là một khu vực có vai trị quan trong trong thúc đẩy lợi ích chiến lược, an ninh của nước Mỹ, bởi châu Phi có nguồn khống sản, nguồn cung cấp dầu mỏ lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khủng bố, sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Do đó, các chính quyền Mỹ đều coi trọng thúc đẩy chiến lược tại khu vực này. Tuy nhiên, cách tiếp cận và ưu tiên chiến lược sự khác nhau dưới thời các tổng thống. Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton xác định, đây là một khu vực có thể tạo ra những mối đe dọa an ninh xuyên quốc gia nghiệm trọng, từ chủ nghĩa khủng bố được các nhà nước bảo trợ, tội phạm quốc tế, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Do đó, Mỹ cần phải tích cực can dự một cách có hiệu quả vào khu vực, tập trung vào các biện pháp chính như phát huy vai trị và mở rộng Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), hỗ trợ xây dựng châu Phi thành khu vực khơng có vũ khí hạt nhân, tăng cường hợp tác nhằm chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chấm dứt sự hậu thuẫn của Sudan đối với chủ nghĩa

74

khủng bố, ngăn chặn ảnh hưởng của Libya và Iran ở châu Phi, giúp đỡ các nước châu Phi ổn định và phát triển kinh tế, cải cách dân chủ.

Trong các Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush, châu Phi thậm chí cịn trở thành một trong những ưu tiên trong chiến lược của Mỹ vì đây là khu vực có nguồn dầu mỏ lớn. Chính quyền Bush chủ trương củng cố chỗ đứng ở châu Phi nhằm kiểm sốt nguồn dầu lửa và vị trí quân sự chiến lược quan trọng của khu vực này đối với thế giới; tính đến việc lấy các nguồn dầu mỏ của châu Phi làm nguồn thay thế cho Trung Đông và xác định dầu mỏ châu Phi là vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia Mỹ. Chính quyền Bush cũng đưa các biện pháp cụ thể, gồm: lấy vấn đề chống khủng bố để quân sự hoá các mối quan hệ của Mỹ đối với châu Phi và để thực hiện kế hoạch tăng thêm quân thường trú ở châu Phi; hối thúc các nước thiết lập quan hệ thương mại tự do song phương với Mỹ, trước hết là xúc tiến việc ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương Mỹ - Nam Phi và Mỹ - Morocco và duy trì Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Mỹ - Phi; dùng viện trợ để lôi kéo các nước trong khu vực chấp nhận hợp tác với Mỹ; sử dụng các tổ chức quốc tế và lôi kéo các nước cùng Mỹ gây sức ép, bao vây cô lập đối với các nước được cho là chống Mỹ như Libya, Zimbabwe.

Chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền Barack Obama chủ yếu đề cập đến châu Phi như một trong những khu vực có liên quan đến lợi ích an ninh và kinh tế của Mỹ. Do đó, Mỹ chủ trương tiếp tục can dự vào khu vực để thúc đẩy lợi ích chiến lược của Mỹ. Các biện pháp ưu tiên trong chính sách của Mỹ là thúc đẩy các nền kinh tế khu vực mở cửa thị trường, ngăn chặn các cuộc xung đột, cải cách dân chủ, chống tham nhũng ở các quốc gia.

2.3.3.2. Chiến lược đối với các nước lớn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 72 - 74)