Với Nga: Có thể nói, xuất phát từ vị thế của nước Nga sau Chiến tranh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 78 - 81)

Lạnh, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ giai đoạn này đều có một điểm chung lớn nhất là cố gắng duy trì sự cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh, giữa đối tác chiến lược và đối thủ tiềm tàng trong quan hệ với Nga.

Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton coi Nga là nước có địa chính trị quan trọng trong chiến lược đối ngoại của Mỹ bởi: Nga nằm trong lục địa Á - Âu, mặc dù diện tích và biên giới của Nga khơng cịn được như thời Liên Xơ, nhưng Nga vẫn có vị trí chiến lược đối với Mỹ. Mặt khác, Nga vẫn là cường quốc hạt nhân, là đối thủ tiềm tàng của Mỹ. Nga là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc, Nga có vị trí và vai trị ảnh hưởng trong việc giải quyết các vấn đề an ninh quốc tế. Sau Chiến tranh Lạnh, Nga kế thừa tiềm lực do Liên Xô để lại, nhất là về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học vũ trụ và công nghệ hạt nhân. Với những đặc điểm kinh tế, chính trị của Nga, Mỹ muốn xây dựng một chiến lược tổng thể ở đất nước này với mục tiêu kiềm chế sự phát triển của Nga và khẳng định vai trị lãnh đạo thế giới của Mỹ trong đó có Nga, nước từng là đối trọng nặng ký của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Do đó, Mỹ cho rằng, việc Nga gia nhập WTO có thể đóng vai trị

73

79

quan trọng để đảm bảo quá trình chuyển đổi Nga thành nền kinh tế thị trường, nâng cao tính cạnh tranh và hội nhập vào kinh tế thế giới. Ngồi ra, chính quyền Bill Clinton cũng thúc đẩy xây dựng quan hệ đối tác NATO - Nga để tăng cường tham vấn, khi có thể, cùng nhau hành động đối phó với những thách thức an ninh chung; góp phần thúc đẩy sự tham gia tích cực của nước Nga dân chủ trong hệ thống an ninh châu Âu thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Một trong những vấn đề Mỹ đặc biệt quan tâm trong quan hệ với Nga là cắt giảm các loại vũ khí chiến lược. Mỹ xác định, hợp tác với Nga cắt giảm 80% kho vũ khí hạt nhân có từ thời Chiến tranh Lạnh trong vịng một thập kỷ. Theo Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược II (START II), Mỹ và Nga duy trì số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược ở mức từ 3.000 - 3.500; thúc đẩy START III, cắt giảm đầu đạn hạt nhân chiến lược xuống còn từ 2.000 - 2.500 (cắt giảm 80% kho vũ khí trong thời Chiến tranh; cam kết Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM). Ngoài ra, Mỹ hợp tác chặt chẽ với Nga trong các lĩnh vực ưu tiên môi trường, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ.

Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush tái khẳng định sự hợp tác của Mỹ với Nga trong các vấn đề chiến lược mà hai bên có cùng lợi ích, thu hẹp những bất đồng khác biệt giữa hai nước. Với sức mạnh và vị trí địa chiến lược, Nga có ảnh hưởng lớn khơng chỉ ở châu Âu, các nước láng giềng, mà còn ở nhiều khu vực khác có liên quan đến lợi ích sống cịn của Mỹ, như Trung Đông, Nam và Trung Á, Đơng Á. Do đó, Mỹ cần khuyến khích Nga tơn trọng giá trị tự do và dân chủ ở trong nước, không làm trở ngại đến tiến trình tự do và dân chủ ở những khu vực này. Mỹ cũng cần sự hợp tác của Nga cùng các đối tác EU để gây sức ép buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân vì mục đích qn sự. Tăng cường phối hợp với Nga cùng các nước liên quan để gây sức ép buộc CHDCND Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân.

80

Một điểm đáng chú trong chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush là do Nga chưa thể đe dọa đến vị thế siêu cường của Mỹ, đồng thời Mỹ cần đến vai trò của Nga trong giải quyết các vấn đề quốc tế, trong đó có chủ nghĩa khủng bố, nên Mỹ khơng cịn coi Nga là đối thủ chiến lược mà thay vào đó là hướng đến một quan hệ chiến lược với Nga. Chiến lược an ninh quốc gia xác định: Với Nga, Mỹ đang xây dựng một quan hệ chiến lược mới dựa trên thực tiễn của thế kỷ 21: Mỹ và Nga khơng cịn là đối thủ chiến lược. Hiệp ước START đã phản ánh sự thay đổi quan trọng trong tư duy của nước Nga, là cơ sở để Mỹ tăng cường hợp tác với Nga trong các vấn đề có liên quan đến lợi ích của hai nước. Mỹ sẽ nỗ lực thúc đẩy Nga gia nhập WTO; tăng cường hợp tác trong đối phó với các nguy cơ, thách thức chung như chủ nghĩa khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy nhiên, với sức mạnh tiềm tàng của nước Nga, việc Mỹ xây dựng quan hệ chiến lược với Nga là điều rất khó thực hiện, nhất là sau cuộc xung đột quân sự Nga - Gruzia năm 2008. Và được giới phân tích quốc tế đánh giá là mang

đậm dấu ấn giằng co, "ăn miếng trả miếng" giữa Mátxcơva và Washington trong việc tăng cường sự hiện diện và tranh giành ảnh hưởng tại các khu vực “sân sau” của nhau74

.

Trong Chiến lược an ninh quốc gia năm 2010, chính quyền Barack Obama nhấn mạnh, Mỹ thúc đẩy xây dựng mối quan hệ ổn định, hiệu quả và đa dạng với Nga dựa trên những lợi ích chung. Mỹ có lợi ích ở một nước Nga cường thịnh, hịa bình, tơn trọng các chuẩn mực quốc tế. Với tư cách là hai quốc gia hàng đầu về kho vũ khí hạt nhân, Mỹ và Nga sẽ tăng cường hợp tác để thúc đẩy ngăn chặn sự phổ biến vũ khí thơng qua cắt giảm kho vũ khí hạt

74

Quan hệ Nga Mỹ 2008 “ăn miếng trả miếng” tại địa chỉ:

http://tuyengiao.vn/Home/Quocte/sukienvabinhluanqt/4988/Quan-he-Nga-My-2008-An-mieng-tra- mieng

81

nhân của mỗi nước và hợp tác chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt ở các khu vực trên thế giới. Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với Nga trong ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan bạo lực, nhất là ở Afghanistan. Mỹ cũng sẽ thúc đẩy ký kết các hiệp định hợp tác thương mại, đầu tư mới với Nga để thúc đẩy thịnh vượng ở hai nước. Mỹ ủng hộ những nỗ lực ở trong nước Nga nhằm thúc đẩy luật pháp và các giá trị khác. Cùng với việc thúc đẩy vai trò của Nga như một đối tác có trách nhiệm ở châu Âu và châu Á, Mỹ sẽ ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng của Nga.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 78 - 81)