Xu hƣớng chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 104 - 111)

- Với Ấn Độ: Trước năm 1991, do các mối quan hệ chồng chéo phức

83 Lê Bá Thuyên (1997), Hoa Kỳ cam kết và mở rộng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr

3.2.3. Xu hƣớng chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ

Trong một vài thập kỷ tới, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ sẽ tiếp tục được ban hành theo các quy định, yêu cầu của Đạo luật Goldwater- Nichols năm 1986. Tuy nhiên, thời hạn đệ trình trước Quốc hội hàng năm sẽ tiếp tục khó được thực hiện sau khi có tiền lệ của chính quyền George W. Bush và Barack Obama. Do đó, nhiều khả năng, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ sẽ được ban hành định kỳ bốn năm một lần sau khoảng thời gian nhất

105

định sau khi tổng thống Mỹ nhậm chức. Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ thời gian tới được dự báo sẽ có những xu hướng chính như sau:

Thứ nhất, mục tiêu chiến lược bao trùm của Mỹ là tập trung củng cố

thực lực và vị trí siêu cường duy nhất của Mỹ, thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo mà ở đó giá trị Mỹ được phổ biến, ngăn chặn không cho bất cứ nước nào nổi lên đe doạ vị trí của Mỹ. Đây là mục tiêu chiến lược dài hạn và là yếu tố bất biến chi phối chiến lược đối ngoại của Mỹ trong nhiều thập kỷ tới. Sức mạnh vượt trội của Mỹ là cơ sở cho tham vọng này của Mỹ bất kể dưới chính quyền đảng Cộng hoà hay đảng Dân chủ. Các trụ cột trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ vẫn là an ninh kinh tế, an ninh quân sự, dân chủ, nhân quyền theo giá trị Mỹ và trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo. Đây tiếp tục là sự “bất biến” trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ.

Thứ hai, căn cứ vào sự biến đổi khơng ngừng của tình hình chính trị, an

ninh thế giới, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ sẽ tiếp tục có những cách tiếp cận khác nhau trong xác định mối đe dọa chủ yếu tới lợi ích quốc gia của Mỹ, tới ưu tiên chiến lược trong triển khai chính sách đối nội, đối ngoại. Trong những năm tới, vấn đề chống khủng bố, sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, những thách thức mang tính tồn cầu khác như biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh năng lượng, an ninh mạng, tác chiến mạng, an ninh không gian vũ trụ sẽ tiếp tục được Mỹ đề cập đến trong chiến lược an ninh quốc gia, nhưng thứ tự ưu tiên sẽ căn cứ vào bối cảnh chiến lược cụ thể. Tuy nhiên, có thể thấy các mối đe dọa sẽ được các chính quyền Mỹ xếp vào danh mục ưu tiên là: chống chủ nghĩa khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, nguy cơ chiến tranh mạng, các thách thức an ninh phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, các vấn đề về mơi trường, khí hậu, năng lượng.

106

Thứ ba, về kinh tế, chiến lược an ninh quốc gia Mỹ tiếp tục nhấn mạnh

đến việc củng cố, phát triển nền kinh tế Mỹ với tư thế siêu cường kinh tế số một, có vai trị là đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế thế giới. Theo đó, Mỹ sẽ chú trọng phát huy, củng cố các định chế, tổ chức hợp tác kinh tế đa phương ở các khu vực như Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp định Tăng trưởng và Cơ hội Châu Phi (AGOA); thúc đẩy các hiệp định tự do thương mại với các nước, nhất là đồng minh của Mỹ; thúc đẩy các sáng kiến hợp tác kinh tế đa phương mới như Hiệp định Đầu tư và Thương mại xuyên Đại Tây Dương (T-TIP), TPP.

Thứ tư, về an ninh - quân sự, chiến lược an ninh quốc gia Mỹ sẽ chú

trọng đến mục tiêu chống chủ nghĩa khủng bố, với đối tượng tác chiến là tổ chức Al-Qaida, Taliban và “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS), thậm chí cả các quốc gia bảo trợ khủng bố, sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự khi cần thiết. Cuộc chiến chống IS nhiều khả năng sẽ được Mỹ đưa vào trong chiến lược an ninh quốc gia tới. Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự ở các khu vực trên thế giới, nhưng chú trọng ưu tiên hơn vào khu vực Trung Đông, Bắc Phi và chuyển đổi cơ cấu lực lượng theo hướng ưu tiên cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sức mạnh quân sự của Mỹ tuy vẫn được coi là hàng đầu thế giới, nhưng Mỹ sẽ tiếp tục chú trọng đến việc phát huy vai trò của các nước đồng minh, nhất là NATO trong xử lý các mối đe dọa an ninh, các điểm nóng trên thế giới. Mỹ sẽ ngày càng phát huy vai trò của “chiến tranh ủy nhiệm”. Đó là cuộc chiến tranh mà kẻ xâm lược (có thể là một quốc gia hoặc liên minh quân sự) thực hiện can thiệp, hỗ trợ, chi viện cho lực lượng khác (có thể là một nước khác hoặc lực lượng đối lập của quốc gia bị xâm lược) tiến hành chiến tranh lật đổ chính quyền đương nhiệm của quốc gia bị can thiệp, dựng lên chính quyền mới theo ý định của kẻ xâm lược. Chính sách quân sự đơn

107

phương sẽ chỉ được sử dụng khi lợi ích của Mỹ bị đe dọa trực tiếp (nước Mỹ, căn cứ Mỹ ở trên thế giới bị tấn cơng).

Thứ năm, về chính sách ngoại giao, chiến lược an ninh quốc gia Mỹ sẽ

tiếp tục căn cứ vào vai trò địa chiến lược của từng khu vực trên thế giới để tập trung thúc đẩy chính sách đối ngoại phục vụ mục tiêu chiến lược của Mỹ. Mỹ sẽ thúc đẩy một khu vực Tây Bán Cầu ổn định, liên kết, xây dựng các chính quyền thân Mỹ để biến khu vực này trở thành vùng đệm an ninh cho nước Mỹ. Với châu Âu, Mỹ tiếp tục củng cố vai trò của các đồng minh trong EU trong thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của Mỹ; phát huy vai trò của NATO theo hướng mở rộng NATO về phía Đơng để dần thu hẹp khơng gian chiến lược của Nga; sử dụng NATO như một lực lượng tiên phong trong các cuộc chiến do Mỹ phát động. Với châu Phi, Mỹ chú trọng thúc đẩy các nền dân chủ ở khu vực theo định hướng của Mỹ, ưu tiên thúc đẩy xây dựng một chính quyền thân Mỹ ở Syria, chú trọng mục tiêu chống các tổ chức khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và đảm bảo nguồn an ninh năng lượng, lợi ích kinh tế của Mỹ ở khu vực. Với Trung Đông, Nam Á và Trung Á, Mỹ, tiếp tục chính sách ni dưỡng, bảo trợ Israel như một đồng minh thân cận để khống chế các quốc gia Hồi giáo có tư tưởng bài xích Mỹ ở khu vực; cùng với châu Phi, Trung Đông sẽ là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, ưu tiên cho nền kinh tế Mỹ. Tuy tiếp tục triển khai kế hoạch rút quân ở Afghanistan, nhưng Mỹ vẫn duy trì một lực lượng đủ để kiềm chế, ngăn chặn các hoạt động khủng bố của Taliban. Với châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ sẽ tiếp tục triển khai chiến lược “tái cân bằng” tại khu vực, hiện thực hóa các kế hoạch tái bố trí lực lượng theo hướng tập trung 60% sức mạnh quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương; đẩy mạnh các sáng kiến liên kết về an ninh, quân sự, kinh tế, chính trị với các nước đồng minh, đối tác trong khu vực với mục tiêu ngăn chặn Nga, kiềm chế Trung Quốc. Mỹ sẽ đẩy mạnh tập hợp lực lượng thơng

108

qua hình thành các liên minh, liên kết về quân sự, lấy các đồng minh làm trung tâm với sự tham gia của các nước đối tác khác, như liên minh Mỹ - Australia - Nhật Bản - Ấn Độ. Đông Nam Á sẽ tiếp tục là một trọng điểm trong chiến lược của Mỹ ở khu vực, theo đó, Mỹ sẽ có những bước đi nhằm tập hợp sức mạnh đoàn kết của các nước ASEAN để lôi kéo vào mặt trận kiềm chế Trung Quốc, tiếp tục sử dụng vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông để lôi kéo các đồng minh Mỹ gia tăng hiện diện, vai trò, ảnh hưởng tại khu vực để thúc đẩy chiến lược của Mỹ.

Trong quan hệ với các nước lớn, sự cạnh tranh chiến lược là xu thế tất yếu, nhưng Mỹ sẽ thúc đẩy chính sách vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với các nước lớn, nhất là với Nga và Trung Quốc để phát huy vai trò, trách nhiệm của các cường quốc này trong giải quyết các vấn đề mang tính tồn cầu, khu vực mà bản thân nước Mỹ sẽ khó một mình đảm đương, kể cả huy động sức mạnh của các đồng minh. Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ sẽ tiếp tục dè chừng Nga bởi các yếu tố sức mạnh tiềm tàng Nga kế thừa từ thời Liên Xơ, do đó, bao vây, kiềm chế Nga về kinh tế sẽ là một trong những biện pháp chính để Mỹ làm giảm sức mạnh của nước này. Với Trung Quốc, do sự ràng buộc về lợi ích kinh tế, nên Mỹ sẽ ưu tiên sử dụng biện pháp tập hợp lực lượng, gia tăng hiện diện quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hạn chế tối đa khả năng Trung Quốc có thể mở thơng cánh cửa Biển Đơng, thực hiện thành công chiến lược kết nối hai đại dương (Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương) đe dọa vị thế của Mỹ. Với Ấn Độ, Mỹ sẽ thúc đẩy vai trò của Ấn Độ như một trong những đối trọng với Trung Quốc. Mục tiêu của Mỹ là lôi kéo Ấn Độ trở thành đồng minh hoặc hợp tác với Mỹ trong các khuôn khổ liên minh, liên kết do Mỹ chi phối.

109

KẾT LUẬN

Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ là chiến lược toàn cầu, được Tổng thống Mỹ thay mặt chính quyền ban hành theo Đạo luật Goldwater-Nichols năm 1986 và được đọc trước Quốc hội. Đây là một văn kiện mang tính định hướng chiến lược tổng thể của chính quyền Mỹ trong triển khai chính sách đối nội và đối ngoại. Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ tuy được trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản đều vạch ra những mục tiêu, ưu tiên chiến lược của nước Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định, đưa ra những biện pháp về chính trị, kinh tế, quân sự, an ninh, đối ngoại… trong hoạch định chính sách để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược đã được xác định. Căn cứ vào các điều kiện khách quan và chủ quan (bối cảnh chiến lược) mà từng chính quyền của các đời tổng thống có những cách tiếp cận khác nhau, ưu tiên chiến lược khác nhau và biện pháp triển khai cũng khác nhau, ghi đậm những dấu ấn, đặc trưng của mỗi đời tổng thống.

Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 đã cho thấy những điều chỉnh quan trọng của các đời Tổng thống Mỹ. Tuy những ưu tiên chiến lược và biện pháp triển khai chiến lược có sự “vạn biến” ở từng giai đoạn, từng chính quyền, nhưng mục tiêu chiến lược của Mỹ là sự “bất biến”. Nước Mỹ sẽ không bao giờ từ bỏ mục tiêu lãnh đạo thế giới trong một trật tự thế giới do Mỹ chi phối. Vì thế, trong thời gian tới, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ sẽ tiếp tục được xây dựng theo định hướng này.

Với vị thế của một siêu cường thế giới, mặc dù sức mạnh Mỹ có phần suy giảm trong tương quan với các trung tâm quyền lực đang nổi lên, nhưng các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ trong một vài thập kỷ tới sẽ vẫn theo đuổi mục tiêu thiết lập trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo; thúc đẩy các mục tiêu an ninh quốc gia với ưu tiên là chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; thúc đẩy các mục tiêu kinh tế với các sáng kiến hợp tác kinh tế

110

đa phương xuyên khu vực; thúc đẩy giá trị Mỹ ra bên ngồi thơng qua mở rộng dân chủ, nhân quyền kiểu phương Tây ở các nước, các khu vực mà Mỹ quan tâm. Trong chính sách đối ngoại, chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn sau này sẽ tập trung vào biện pháp tập hợp lực lượng thông qua củng cố, mở rộng đồng minh, thúc đẩy các quan hệ đối tác chiến lược, kiềm chế sự trỗi dậy của các cường quốc có thể đe dọa đến vị thế nước Mỹ, nhất là Nga và Trung Quốc.

Việc theo dõi, nắm chắc sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ qua các chiến lược an ninh quốc gia là rất cần thiết để từ đó làm rõ bản chất của một cường quốc luôn theo đuổi tham vọng “bá chủ thế giới” và có đối sách phù hợp trong quan hệ với Mỹ.

111

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 104 - 111)