Trong đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu về sinh kế ngƣời dân do đó đối tƣợng nghiên cứu sẽ gồm cả yếu tố con ngƣời, tự nhiên và xã hội. Các yếu tố này
luôn có mối quan hệ và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lẫn nhau và luôn trong
trạng thái “vận động”. Do đó về mặt phƣơng pháp luận cần phải có các cách tiếp
cận toàn diện và có hệ thống để xem xét các yếu tố trên. Vì vậy trong phạm vi
nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng các cách tiếp cận sau: Tiếp cận hệ thống, tiếp cận hệ sinh thái và bảo tồn dựa vào cộng đồng.
Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống là cách xem xét đối tƣợng trong hệ thống nhƣ một hệ toàn vẹn phát triển động, trong quá trình sinh thành thông qua giải quyết những mâu thuẫn bên trong, do những tƣơng tác hợp quy luật giữa các thành tố của hệ. Vạch ra
đƣợc bản chất toàn vẹn của hệ thống qua việc phát hiện ra đƣợc: Cấu trúc của hệ;
Quy luật tƣơng tác giữa các thành tố của hệ; Tính tồn vẹn (tính tích hợp).
Tiếp cận hệ thống là phƣơng pháp tiếp cận toàn diện giúp cho các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển cộng đồng có thể xem xét các vấn đề môi trƣờng theo quan điểm động, tiến hoá, trong mối quan hệ tổng hoà với các thành tố khác cùng thời
hay khác thời với thành tố đang xét theo logic nguyên nhân - kết quả.
Và trong phạm vi đề tài này sẽ là tiếp cận hệ thống sinh thái nhân văn _mối quan hệ giữa hệ xã hội (cộng đồng ngƣời dân vùng đệm) lên hệ tự nhiên (hệ sinh thái Vƣờn Quốc gia) để xác định nguyên nhân tác động tới đa dạng sinh học và tìm kiếm giải pháp hợp lý trong bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn.
Tiếp cận hệ sinh thái
Tiếp cận hệ sinh thái là cách tiếp cận đặt con ngƣời và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của họ hƣớng trực tiếp đến trọng tâm của việc ra quyết định.
Bởi vậy, tiếp cận hệ sinh thái có thể đƣợc sử dụng để tìm kiếm một sự cân bằng
thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng đa dạng sinh học ở những vùng có nhiều ngƣời sử dụng tài nguyên và các giá trị quan trọng của thiên nhiên. Và trong phạm vi đề tài nghiên cứu, phƣơng pháp này sẽ hỗ trợ việc đánh giá và ra quyết định hợp
lý trong sử dụng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lƣợc để quản lý tổng hợp đất, nƣớc và các tài nguyên sống nhằm tăng cƣờng bảo vệ và sử dụng bền vững theo hƣớng công bằng. Và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả sẽ vận dụng tiếp cận hệ
sinh thái để đƣa ra bức tranh toàn cảnh về hiện trạng đa dạng sinh học và các giá trị
của chúng.
Bảo tồn dựa vào cộng đồng
Bảo tồn dựa vào cộng đồng là chiến lƣợc toàn diện nhằm xác định những vấn
đề mang tính nhiều mặt ảnh hƣởng đến đa dạng sinh học thông qua sự tham gia
tích cực và có ý nghĩa của những cộng đồng địa phƣơng. Bảo tồn dựa vào cộng
đồng bao gồm 2 khía cạnh: Một mặt là bảo vệ khu đệm của các VQG và khu dự
trữ; và mặt khác là sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học ở các vùng nơng thơn. Nói rộng hơn, bảo tồn dựa vào cộng động bao gồm việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học do,vì cộng đồng địa phƣơng tức là hoạt động bảo tồn này nhấn mạnh vào lợi ích của cộng đồng địa phƣơng. [Lê Diên Dực và Trần Thu Phƣơng, 2004].