.Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học môi trường nghiên cứu sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 47)

Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả sử dụng một số phƣơng

pháp nghiên cứu và một số cơng cụ phân tích đƣợc nhiều nhà nghiên khai thác đƣa vào sử dụng.

2.5.1.Phƣơng pháp kế thừa tài liệu

Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học về sinh kế ngƣời dân, về khung

sinh kế bền vững và các báo cáo đánh giá của các tổ chức, các nhà khoa học về sinh kế. Đó là các sách, các báo cáo khoa học về sinh kế, khung sinh kế bền vững nhƣ: Các tài liệu viết về sinh kế bền vững, khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ phát triển quốc tế Anh (DFID), thông tin các dự án sinh kế, giảm nghèo.

Mỗi vùng miền, mỗi một giai đoạn, mỗi cộng đồng dân cƣ đều có những đặc

trƣng riêng về kinh tế, xã hội, thể chế chính sách. Do đó sự thành công của các

nghiên cứu ở khu vực này chƣa chắc lại áp dụng thành công ở khu vực khác. Do đó cần phải đánh giá đƣợc thực trạng khu vực nghiên cứu để phát huy những nguồn lực sẵn có của địa phƣơng trong hoạt động sinh kế. Các tài liệu chính về khu vực nghiên cứu: Các báo cáo kinh tế- xã hội, cơ sở hạ tầng, các báo cáo quy hoạch vùng, các chính sách phát triển,...ở các cấp, ngành khác nhau (Xã, huyện, sở nông nghiệp,...).

Trên cơ sở nguồn tài liệu tiếp cận đƣợc, tác giả sẽ phân tích và tóm tắt những

thành công cũng nhƣ hạn chế của những kết quả nghiên cứu đó để rút ra những bài

học kinh nghiệm cho đề tài nghiên cứu của mình.

2.5.2.Phƣơng pháp đánh giá (PRA)có sự tham gia của ngƣời dân

PRA đƣợc nhiều chƣơng trình, dự án xem là một công cụ hỗ trợ hữu hiệu

trong công cuộc phát triển nông thôn. Đây là một phƣơng pháp rất linh hoạt và hiệu

quả trong điều tra thực địa.

Dựa trên những kết quả khảo sát về thôn/bản, tác giả đã tiến hành phỏng vấn

ngƣời dân để hiểu rõ về tình hình đói nghèo, chiến lƣợc sinh kế và cách họ sử dụng

các nguồn vốn sinh kế.

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả thực hiện 30 mẫu phỏng vấn gồm cán bộ và ngƣời dân tại 4 thôn của xã Xuân Sơn. Tác giả thực hiện phỏng vấn thành nhiều đợt khác nhau, mỗi đợt phỏng vấn đƣợc 4-5 ngƣời/ ngày. Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn gồm có: Các hộ gia đình, trƣởng thôn, nhân viên bảo vệ rừng, cán

bộ VQG nhằm tìm hiểu và thu thập thơng tin về sinh kế ngƣời dân và hoạt động bảo tồn. Nội dung phỏng vấn đƣợc chi tiết trong bảng hỏi phỏng vấn ở phần phụ lục 4.

Đây là cơ sở để phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn trong việc tiếp

cận nguồn lực sinh kế của ngƣời dân cũng nhƣ những bối cảnh bên ngoài (bối cảnh tổn thƣơng) tác động lên cuộc sống của họ.

Sử dụng cơng cụ phân tích SWOT trong PRA

Cơng cụ phân tích SWOT_một trong những công cụ kỹ thuật trong PRA

đƣợc tác giả sử dụng trong để phân tích, đánh giá hiện trạng sinh kế ngƣời dân vùng đệm VQG Xuân Sơn để nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu của mình.

SWOT là từ viết tắt của các chữ S - Strengths (Điểm mạnh), W - Weakness

(Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Đe dọa). Đây là phép phân

tích các hồn cảnh môi trƣờng “bên trong” (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh hƣởng “bên ngoài” (cơ hội, thách thức) khi xây dựng và phát triển một dự án hoặc

một qui hoạch nào đó. Sự khác nhau giữa hoàn cảnh bên trong và bên ngoài dựa vào 2 tiêu chuẩn:

1. Không gian: Mọi thứ bên trong một biên địa lý chọn lọc của hệ thống

đƣợc xem nhƣ là hồn cảnh mơi trƣờng bên trong.

2. Thời gian: Mọi thứ đang xảy ra và tồn tại ở thời điểm hiện tại liên quan đến hồn cảnh mơi trƣờng bên trong. Tình trạng trong tƣơng lai là hồn cảnh mơi trƣờng bên ngồi.

Phân tích SWOT sẽ dẫn đến một danh sách các thứ tự ƣu tiên và xa hơn nó sẽ định hƣớng các điều kiện của một tiến trình qui hoạch chiến lƣợc. Và cụ thể trong đề tài nghiên cứu này là tầm nhìn định hƣớng trong bảo tồn đa dạng sinh học

và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Cụ thể trong luận văn này, tác giả khái quát các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội

và đe dọa trong phát triển sinh kế của ngƣời dân vùng đệm dựa trên hiện trạng sinh

kế điều tra đƣợc theo khung SKBV của DFID. Theo khung SKBV này, có 5 nguồn vốn cần đƣợc tìm hiểu: Vốn con ngƣời, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính và vốn xã hội. Nhiệm vụ của tác giả là sử dụng cơng cụ phân tích SWOT để nêu bật

lên đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa tới hoạt động sinh kế ngƣời dân. Kết quả phân tích SWOT này sẽ là cơ sở đƣa ra những giải pháp sinh kế

bền vững.

Bảng 2.1. Bảng ma trận SWOT MA TRẬN SWOT MA TRẬN SWOT

CƠ HỘI (O) ĐE DỌA (T)

MẶT MẠNH (S) Dùng mặt mạnh để sử dụng

cơ hội

Dùng mặt mạnh để tránh rủi ro

MẶT YẾU (W) Loại bỏ mặt yếu để sử dụng

cơ hội

Loại bỏ mặt yếu để tránh rủi ro

2.5.3.Phƣơng pháp tham vấn chuyên gia

Là phƣơng pháp tham khảo và xin ý kiến góp ý của các chuyên gia về lĩnh

vực tài nguyên thiên nhiên, sinh kế ngƣời dân, bảo tồn đa dạng sinh học,...

Trong quá trình thực hiện đề tài, ngồi những góp ý, chỉnh sửa của giáo viên

hƣớng dẫn tác giả cịn nhận đƣợc nhiều góp ý của các thầy cô khác ở trung tâm

nghiên cứu tài nguyên và môi trƣờng - Đại học Quốc gia Hà Nội về các vấn đề sinh kế, sinh kế bền vững, tài nguyên, vai trò giới trong phát triển sinh kế,...

Ngồi ra, tác giả cũng nhận đƣợc sự góp ý từ Phó giám đốc Vƣờn Quốc gia

Xuân Sơn và một số cán bộ khác về nội dung đề tài và các hoạt động thực địa.

2.5.4.Sử dụng khung sinh kế bền vững của DFID

Theo lý thuyết sinh kế của DFID thì tài sản sinh kế hay tên gọi khác là nguồn lực sinh kế bao gồm: Vốn con ngƣời, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn xã hội và vốn vật chất.

Trong 5 yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững, 5 nguồn lực sinh kế đóng vai trị cốt lõi đối với các hoạt động sinh kế ở cấp cá nhân, hộ gia đình hoặc một nhóm đối tƣợng vì nó quyết định các chiến lƣợc sinh kế nào đƣợc thực hiện để đạt đƣợc các kết quả sinh kế mong muốn. Tuy nhiên, các nguồn lực sinh kế này cũng bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố thuộc bối cảnh bên ngoài và thể chế - chính sách ở địa

phƣơng. Do đó, sự tƣơng tác giữa các nhóm yếu tố này, kết hợp với nhu cầu về sinh

kế, sẽ quyết định các chiến lƣợc sinh kế của các cá nhân, hộ gia đình và các nhóm

đối tƣợng khác nhau [Trần Thọ Đạt và Vũ Hoài Thu, 2012, tr. 66].

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khung sinh kế bền vững (DFID, 2001)

làm cơ sở để phân tích tính bền vững của sinh kế ngƣời dân vùng đệm VQG Xuân Sơn. Dựa vào khung phân tích này sẽ giúp tác giả thấy đƣợc những thuận lợi và khó khăn trong tiếp cận các nguồn lực sinh kế của ngƣời dân, từ đó đề xuất những giải

pháp phù hợp (với bối cảnh sinh kế): tác động vào nguồn nào trƣớc và tác động nhƣ thế nào cho hiệu quả.

2.5.5.Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu về hiện trạng sinh kế ngƣời dân vùng đệm VQG Xuân Sơn, tác giả sử dụng các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu sinh kế ngƣời dân vùng đệm nhƣ thế nào? - Hiện trạng sinh kế ngƣời dân ra sao?

- Tác động của các hoạt động sinh kế đó lên VQG nhƣ thế nào? Hậu quả của nó là gì?

- Làm thế nào để cải thiện sinh kế ngƣời dân?

- Làm thế nào vừa để cải thiện đời sống ngƣời dân vừa đảm bảo các hoạt động bảo tồn ĐDSH của VQG...?

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học môi trường nghiên cứu sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 47)