Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ô TÔ SÀI GÒN CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 33)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing

Môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố bao gồm các điều kiện bên ngồi (mơi trường vĩ mơ, môi trường vi mô) và các yếu tố thuộc mơi trường nội bộ doanh nghiệp có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.4.1 Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mơ được hiểu là những lực lượng trên bình diện xã hội, rộng lớn hơn có ảnh hưởng đến mơi trường vi mơ. Nó bao gồm các yếu tố như: chính trị - luật pháp, kinh tế, kỹ thuật cơng nghệ, tự nhiên, văn hố-xã hội.

1.4.1.1 Yếu tố kinh tế

Thực trạng của nền kinh tế và xu hướng phát triển của nó thơng qua các yếu tố kinh tế, có ảnh hưởng vơ cùng to lớn đối với hoạt động chiến lược của các doanh nghiệp.

Các thành tố của yếu tố này phải tính đến đó là: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; chính sách lãi ngân hàng; chính sách tiền tệ; tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái; tỷ lệ thất nghiệp…

Tốc độ tăng trưởng hay suy giảm của nền kinh tế trong các giai đoạn hưng thịnh hay phát triển, suy giảm hay suy thoái và phục hồi đều có ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của các doanh nghiệp, cụ thể như sau:

+ Nếu như nền kinh tế quốc dân đang ở giai đoạn hưng thịnh hay phát triển thì nó sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi cho các hoạt động chiến lược của các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

+ Ngựơc lại, nếu như nền kinh tế đang ở vào giai đoạn suy thối hay suy giảm, thị nó sẽ gây ra nguy cơ cho hoạt động chiến lược của các doanh nghiệp trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

Mức lãi suất hay tỷ lệ lãi suất ngân hàng cao hay thấp đều có ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của các doanh nghiệp trong việc tạo ra vốn và sử dụng vốn. Do đó, nếu mức lãi suất hay tỷ lệ lãi suất được coi là hợp lý, sẽ tạo cơ hội cho việc huy động tiền gửi vào ngân hàng và cho các đối tác vay mượn. Ngược lại, nếu nó bất hợp lý như quá cao hoặc quá thấp sẽ gây ra nguy cơ trong việc huy động và cho vay vốn, và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của doanh nghiệp.

Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đối: đây cũng là thành tố vừa tạo ra thời cơ, vừa gây ra nguy cơ không chỉ làm tăng hay giảm giá trị của đồng tiền mà còn ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của doanh nghiệp.

Tỷ lệ lạm phát tăng hay giảm cũng đều ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của doanh nghiệp. Cụ thể là: nếu tỷ lệ lạm phát tăng làm giá trị của đồng tiền bị suy giảm, ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế, đến việc tạo vốn và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát giảm hoặc kiềm chế được lạm phát, sẽ đảm bảo được giá trị của đồng tiền,

thúc đẩy việc phát triển kinh tế và phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát tăng hay giảm cịn ảnh hưởng đến việc tạo cơng ăn việc làm cho người lao động, ảnh hưởng đến tình hình thất nghiệp.

1.4.1.2 Yếu tố chính trị - pháp luật

Mơi trường chính trị bao gồm các đường lối, chính sách của chính phủ, cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý hành chính và mơi trường luật pháp bao gồm các bộ luật và sự thể hiện của các quy định, có thể cản trở hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động Marketing. Các yếu tố thuộc môi trường này chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Phân tích mơi trường chính trị, pháp luật giúp doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những thay đổi có lợi hoặc bất lợi của điều kiện chính trị cũng như mức độ hoàn thiện và thực thi pháp luật trong nền kinh tế.

Các yếu tố của mơi trường chính trị, pháp luật có thể kể đến:

- Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế. - Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu của Chính phủ và khả năng điều hành của Chính phủ.

- Mức độ ổn định chính trị, xã hội.

- Hệ thống luật pháp với mức độ hồn thiện của nó và hiệu lực thực thi pháp luật trong đời sống kinh tế, xã hội.

Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, cập nhật các điều luật liên quan đến ngành, lĩnh vực đang kinh doanh để tránh những rủi ro.

1.4.1.3 Yếu tố văn hóa - xã hội

Hoạt động Marketing dưới hình thức này hay hình thức khác đều trong phạm vi xã hội và từng xã hội lại có một nền văn hóa hướng dẫn cuộc sống hàng ngày của nó. Văn hóa là tất cả mọi thứ gắn liền với xu thế hành vi cơ bản của con người từ lúc được sinh ra, lớn lên... Những yếu tố của mơi trường văn hóa phân tích ở đây chỉ tập trung vào hệ thống giá trị, quan niệm về niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi, đây là các yếu tố có ảnh hưởng đến việc hình thành và đặc điểm của thị trường tiêu thụ. Khi

phân tích mơi trường văn hóa cho phép doanh nghiệp có thể hiểu biết ở những mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ của mình.

Tiêu thức thường nghiên cứu đó là:

- Dân số hay số người hiện hữu trên thị trường. Thông qua tiêu thức này cho phép doanh nghiệp xác định được quy mơ của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu.

- Xu hướng vận động của dân số như tỷ lệ sinh, tử, độ tuổi trung bình và các thế hệ già trẻ. Nắm được xu hướng vận động của dân số có thể đánh giá được dạng của nhu cầu và sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó.

- Sự dịch chuyển của dân cư và xu hướng vận động.

- Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ. Yếu tố này liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu theo khả năng tài chính.

- Nghề nghiệp tầng lớp xã hội.

- Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo.

Doanh nghiệp cần tìm hiểu các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm và chiêu thị như: thị hiếu, quan niệm sống, thẩm mỹ, phong tục tập quán,… của khách hàng mục tiêu.

1.4.1.4 Yếu tố công nghệ

Trong môi trường kinh doanh quốc gia, yếu tố công nghệ luôn giữ vai trị trung tâm và có ảnh hưởng lớn trực tiếp sâu sắc và toàn diện đến hoạt động chiến lược của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó cịn là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc tạo ra lợi thế và khả năng cạnh tranh của các đơn vị hoạt động trên thương trường.

Nhờ có ứng dụng cơng nghệ ngày càng tiên tiến, các doanh nghiệp càng có thể thực hiện chiến lược của mình một cách hiệu quả hơn, khẳng định được vị thế của mình trên thương trường. Đồng thời, thông qua đổi mới cơng nghệ đã nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải nhận thức được rằng, khoa học cơng nghệ có tác động mạnh mẽ ở mọi khía cạnh:

lúc vừa tạo ra thời cơ cho một số ngành này, doanh nghiệp này, nhưng lại vừa gây ra nguy cơ cho một số ngành khác, doanh nghiệp khác. Bởi lẽ, để sử dụng được chúng, các doanh nghiệp phải có những điều kiện nhất định, không phải cùng một công nghệ mà bất cứ ngành nào, doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng và sử dụng tốt. Các doanh nghiệp cần phải biết lựa chọn công nghệ phù hợp.

- Mức độ ảnh hưởng của các tiến bộ công nghệ mới đối với các ngành và các doanh nghiệp có sự khác nhau, chẳng hạn như: đối với ngành công nghệ viễn thơng, điện tử, hàng khơng có mức ảnh hưởng lớn hơn so với các ngành sản xuất xi măng, chế biến kim loại và ngành dệt may. Bởi vì, cơng nghệ của những ngành này có sự thay đổi nhanh hơn.

- Sự ảnh hưởng của tiến bộ khoa học công nghệ không chỉ đối với các ngành sản xuất, mà còn tác động mạnh mẽ đến ngành thông tin - kinh tế, xã hội, thị trường giá cả và thông tin trong quản trị chiến lược.

1.4.2 Môi trường vi mô

Khác với môi trường vĩ mô, môi trường vi mơ là mơi trường có quan hẹ trực tiếp với bản thân Công ty và khả năng phục vụ khách hàng, tức là những nhà cung ứng, các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế.

1.4.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp phục vụ cùng phân khúc khách hàng mục tiêu, cùng chủng loại sản phẩm, cùng thỏa mãn một nhu

cầu của khách hàng.

Qua việc hiểu biết về đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp hình dung ra bức tranh tổng quát về thị trường và ngành mà doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh.

Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp trong việc tạo ra sản phẩm dịch vụ, chọn cách thức kinh doanh để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn đối thủ.

Phân tích đối thủ cạnh tranh cịn giúp cho doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình so với đối thủ, kết hợp vớp các yếu tố vĩ mơ

(kinh tế, văn hóa, pháp luật, mơi trường) để xác định cơ hội và thách thức, từ đó hình thành, triển khai và điều chỉnh chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và ổn định trong tương lai.

Vì đối thủ và doanh nghiệp cùng thỏa mãn một nhu cầu của phân khúc khách hàng mục tiêu nên sản phẩm dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu 5 tiêu chí tạo nên sản phẩm dịch vụ của đối thủ:

- Sản phẩm: Tính năng, thiết kế, bao bì, cách sử dụng,…

- Dịch vụ: dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau mua. - Giá: giá bán của sản phẩm dịch vụ.

- Thông tin: thông tin mà đối thủ cung cấp cho khách hàng.

- Thương hiệu: bộ nhận diện thương hiệu (bao gồm: logo, màu nhận diện, thiết kế, các ấn phẩm truyền thông).

1.4.2.2 Nguồn cung ứng

Nhà cung cấp là các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh.

Để quyết định mua các yếu tố đầu vào, doanh nghiệp cần phải xác định, tìm kiếm nguồn cung cấp, lựa chọn các nhà cung cấp tốt nhất về chất lượng, uy tín giao hàng, độ tin cậy và đảm bảo hạ giá.

Những biến đổi trong mơi trường cung cấp có thể tác động quan trọng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Các nhà quản trị Marketing cần phải theo dõi về giá cả của những cơ sở cung cấp chính yếu của doanh nghiệp. Việc tăng giá phí cung cấp có thể buộc phải tăng giá cả, làm giảm sút doanh số của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần phải quan tâm đến mức độ có thể đáp ứng của các nhà cung cấp về nhu cầu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Sự khan hiếm nguồn cung cấp sẽ ảnh hưởng đến tính đều đặn trong kinh doanh, và do vậy ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp

1.4.2.3 Khách hàng

Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố chính tạo nên thị trường. Khách hàng có vai trị rất quan trọng vì từ nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp mới hoạch định chiến lược Marketing của mình để thoả mãn nhu cầu của khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận.

Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường khách hàng của mình một cách kỹ lưỡng. Doanh nghiệp có thể hoạt động trong năm loại thị trường khách hàng:

- Thị trường người tiêu dùng: mua sản phẩm để sử dụng cho mục đích cá nhân và gia đình.

- Thị trường nhà sản xuất: bao gồm những tổ chức mua hàng hố và dịch vụ cho cơng việc sản xuất để kiếm lời, hoặc để hoàn thành các mục tiêu khác.

- Thị trường buôn bán trung gian: là các tổ chức và cá nhân mua hàng hoá và dịch vụ cho mục đích bán lại để kiếm lời.

- Thị trường các cơ quan nhà nước: mua hàng hoá và dịch vụ cho mục đích sử dụng trong lĩnh vực quản lý và hoạt động công cộng hoặc để chuyển giao tới các tổ chức, cá nhân khác đang có nhu cầu sử dụng.

- Thị trường quốc tế: khách hàng nước ngoài bao gồm người tiêu dùng, người sản xuất, người trung gian và chính phủ ở các quốc gia khác.

1.4.2.4 Nguồn nhân lực

Về nguồn nhân lực thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của doanh nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp có khả năng chun mơn cao, lao động giỏi có khả năng đồn kết, năng động, biết tận dụng và khai thác các cơ hội kinh doanh, xúc tiến và đề ra các chiến lược lâu dài giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn đạt hiệu quả cao.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ SÀI GÒN CỬU LONG – CHI NHÁNH CẦN THƠ 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty

2.1.1 Thông tin chung

Tên cơng ty: Cơng ty Cổ Phần Ơtơ Sài Gòn Cửu Long. Tên kinh doanh: VinFast - Chevrolet Cần Thơ (CTC).

Địa chỉ: 274 Đường 30/4, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. Số điện thoại: 02923. 838 868 Fax: 02923. 739 779 Hotline: 0965 838 868 Website: www.vinfastchevroletcantho.vn Email: contact@vinfastchevroletcantho.vn Diện tích sử dụng: 1.600 m2.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1801343681 do Sở KHĐT Tp. Cần Thơ cấp lần đầu ngày 26 tháng 6 năm 2014.

Vốn điệu lệ: 12 tỉ đồng, trong đó tỉ lệ vốn góp của Savico chiếm 84,17% vốn điều lệ

Lĩnh vực hoạt động: Là đại lý ủy quyền chính thức của VinFast, chuyên kinh doanh xe hơi nhãn hiệu VinFast - Chevrolet, hoạt động theo mơ hình 5S

(Sales - Bán hàng, Service - Dịch vụ, Spare Parts - Phụ tùng chính hãng, Spray-Paint - Đồng sơn, Satisfaction - Hài lòng Khách Hàng).

2.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Cơng ty Cổ Phần Ơ tơ Sài Gịn Cửu Long được đặt nền tảng xây dựng lại từ một đơn vị cũ mà bên trong chỉ giữ được khung xưởng và phải cải tạo lại hoàn toàn, các tiến độ xây dựng từ lúc bắt đầu đến ngày khai trương khoảng 3 đến 4 tháng. Cơng ty đã phải huy động tồn bộ đội ngũ nhân viên được tuyển dụng ban đầu khoảng 40 người, tăng ca ngày đêm để thiết lập hệ thống thiết bị, cơng cụ, máy móc nhằm kịp ngày khai trương.

Với đội ngũ nhân sự và các cán bộ chủ chốt của Công ty tại thời điểm năm 2014 đã phần nào nhận định được thương hiệu của mình sẽ gặp nhiều thử thách trên thị trường, vì thương hiệu Chevrolet Cần Thơ tại ĐBSCL với sự cạnh tranh của thị trường ô tô tại khu vực lúc bấy giờ là tương đối khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty đã cùng nhau phát triển sản phẩm Chevrolet và tiếp tục giữ vững suốt 5 năm qua.

Công ty bắt đầu hoạt động vào ngày 20 tháng 11 năm 2014 và khai trương vào ngày 05 tháng 02 năm 2015 với thương hiệu xe Chevrolet, đến tháng 6 năm 2019, Công ty đã thay đổi nhận diện thương hiệu, kinh doanh cả 2 dòng xe VinFast và Chevrolet. Nhưng đến đầu năm 2021, Cơng ty đã cho ngừng kinh doanh dịng xe Chevrolet chỉ còn kinh doanh dòng xe VinFast.

VinFast – Chevrolet Cần Thơ là đại lý 5S duy nhất tại miền Tây, kinh doanh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ô TÔ SÀI GÒN CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 33)