Nguyên tắc giá giao dịch sòng phẳng (The arm’s length Principle –

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN kiểm toán hoạt động chuyển giá trong các công ty đa quốc gia tại việt nam (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHUYỂN GIÁ

1.2. Cơ sở lý luận về chống chuyển giá

1.2.2. Nguyên tắc giá giao dịch sòng phẳng (The arm’s length Principle –

ALP)

Các nghiệp vụ mua bán nội bộ của MNC là những hoạt động mua bán qua lại giữa công ty mẹ và công ty con hoặc giữa các công ty con của MNC với nhau. Các công ty con của MNC hoạt động trên phạm vi của nhiều quốc gia khác nhau do đó các giao dịch nội bộ của các MNC diễn ra rất đa dạng và phức tạp với số lượng ngày càng nhiềuvà giá trị ngày càng lớn. Như đã nói, trong thực tế các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ thường được các nhà quản lý của MNC định giá sao cho tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp trên bình diện tồn tập đồn, đây chính là một trong những mục đích (và thường là mục đích chủ yếu nhất) của hành vi chuyển giá. Hành vi này không chỉ tác động lên kết quả hoạt động của MNC mà còn tác động lên ngân sách quốc gia. Để tránh tình huống này, các chính phủ thường quy định định giá chuyển giao đặc thù thành bộ phận của hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp, các quy định này đều phải dựa trên khái niệm nguyên tắc giá giao dịch sòng phẳng- ALP (còn gọi là giá thị trường/ giá mua bán công bằng), được ghi nhận tại Điều 9 – Mẫu hiệp định tránh đánh thuế hai lần do OECD ban hành. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất đề điều chỉnh giá chuyển nhượng và xử lý các hành vi gian lận.

a. Nội dung của nguyên tắc giá giao dịch sòng phẳng

Nguyên tắc giá giao dịch sòng phẳng- ALP (còn gọi là giá thị trường/ giá mua bán công bằng) được ghi nhận tại Điều 9 – Mẫu hiệp định tránh đánh thuế hai lần do OECD ban hành, theo đó thì “ khi các điều kiện giao dịch

thương mại hay tài chính giữa hai cơng ty có quan hệ liên kết có sự khác biệt so với các điều kiện tương ứng được thực hiện giữa hai cơng ty độc lập và do đó lợi nhuận phát sinh lý ra sẽ đổ dồn về một cơng ty nhưng có thể khơng được khai báo thì vẫn tính vào tổng lợi nhuận của cơng ty đó và sẽ bị đánh thuế tương ứng”. Điều này có nghĩa là giá cả phải phản ánh đúng quy luật giá

hưởng (hoặc phải chịu), các bên tham gia giao dịch tuyệt đối không được thông đồng và liên kết với nhau. Các cơ sở kinh doanh có quan hệ liên kết trao đổi, tiến hành giao dịch với nhau như là các cơ sở kinh doanh độc lập, không quen biết chứ không xem như là các bộ phận không tách rời của một tổ chức kinh doanh, các điều kiện về thương mại và tài chính của giao dịch phải được xác định như trên thị trường cạnh tranh.

ALP dựa trên phương pháp tính tốn tách biệt hay phương pháp thực thể riêng rẽ. Tức là, ranh giới của các MNE tùy thuộc vào biên giới quốc gia, các chi nhánh nội địa và nước ngồi thống nhất với cơng ty mẹ về mục tiêu thuế, nhưng các chi nhánh nước ngoài và các chi nhánh khác của MNE được xem xét như là các công ty riêng rẽ, hoạt động độc lập.

Mục tiêu của ALP là phân bổ thu nhập theo cách giống như thị trường tự phân bổ. Điều này liên quan đến việc xác định giá chuyển giao dựa trên cơ sở giao dịch nếu các bên là không liên kết, các giao dịch khơng chịu sự kiểm sốt.

b. Cách thức áp dụng nguyên tắc giá giao dịch sịng phẳng

Khái niệm “ giao dịch mua bán ngồi” là giao dịch giữa hai bên khơng có quan hệ gì với nhau. Khi đó:

- Giá ln được xác định trên cơ sở thị trường công bằng – giá thị trường.

- Khơng nảy sinh một xung đột về lợi ích nào cả, vì quyền lợi các bên là hồn tồn độc lập với nhau.

- Hai bên giao dịch ở vị trí ngang bằng nhau, khơng chịu sự kiểm sốt hay ảnh hưởng của bên nào cả, các giao dịch hồn tồn cơng bằng và khách quan.

ALP đặt ra câu hỏi: Giá nào sẽ được các bên thương lượng nếu các thực thể khơng có quan hệ liên kết với nhau? Khi có quan hệ liên kết với nhau thi giá lại được xác định như thế nào? OECD cho rằng câu trả lời tốt nhất cho vấn đề này được tính tốn theo một trong 2 cách sau đây:

Cách 1:

Giao dịch nội bộ Giao dịch sòng phẳng Bên B

( (Liên kết)

Bên A

Giá được xác lập dựa trên giá của các bên có quan hệ liên kết trong một giao dịch có thể so sánh, ở các trường hợp có thể so sánh với bên khơng có quan hệ liên kết có thể sử dụng để ước tính. Khi đó, giá thương lượng với các bên khơng liên kết có thể được sử dụng là giá giao dịch sịng phẳng. Giả sử, A mua một hàng hóa trung gian từ một chi nhánh B cùng tổ chức với nó và cũng mua một hàng hóa tương tự từ cơng ty C khơng có liên kết. Giá mà A phải trả cho C được sử dụng như một giá giao dịch sòng phẳng mà A áp dụng để trả cho B thỏa mãn ALP. Giá này được gọi là giá có thể so sánh nội bộ. Tương tự như vậy trong trường hợp A bán hàng hóa cho B và C.

Cách 2:

Bên A (Liên kết)

Bên C (khơng liên kết)

Giao dịch nội bộ

Giao dịch sịng phẳng

Bên B (Liên kết)

Bên D (không liên kết)

Giá được thỏa thuận bởi hai bên không quan hệ liên kết mà liên quan đển một giao dịch có thể so sánh được trong các trường hợp có thể so sánh là một sự thay thế cho giá ALP trong giao dịch nêu trên. Giá giữa C và D dùng làm giá ALP cho giá giao dịch giữa A và B trong cùng một giao dịch tương ứng có thể so sánh.

c. Kết luận

Nguyên tắc cơ bản nằm trong quy tắc thuế về chuyển giá là giá chuyển giao nên xấp xỉ giá ALP mà hai bên không quan hệ liên kết lựa chọn nếu chúng giao dịch ở thị trường bên ngồi.

Bí quyết để xác định một giá ALP là khả năng có thể so sánh của các bên liên kết và các giao dịch độc lập. Khả năng có thể so sánh đó nên khơng có sự khác biệt trong các đặc tính có liên quan về mặt kinh tế của hai tình

huống trên mà có thể ảnh hưởng quan trọng đến phương pháp chuyển giá hoặc các sự khác biệt này có thể xảy ra trong kế tốn.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN kiểm toán hoạt động chuyển giá trong các công ty đa quốc gia tại việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w