CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHUYỂN GIÁ
1.3. Cơ sở lý luận về kiểm toán chuyển giá
1.3.3. Ýnghĩa của kiểm toán chuyển giá
Như đã phân tích ở phần trước, hành vi chuyển giá đưa đến những tác động tiêu cực không chỉ trong ngắn hạn mà cả những ảnh hưởng vĩ mô đến nền kinh tế trong dài hạn. Trước xu thế hội nhập và tồn cầu hóa ngày càng gia tăng trong đó trên 60% giá trị giao dịch về thương mại quốc tế (tương đương 4700 tỉ USD) xuất phát từ giao dịch nội bộ của các cơng ty đa quốc gia thì vấn đề chuyển giá đang thực sự trở thành một đề tài nóng hổi và tương đối phức tạp của nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam. Trong khi đó dù là một vấn đề trực tiếp liên quan đến số thu thuế nhưng chuyển giá đồng thời mang bản chất của một hành vi gian lận tài chính thơng qua các giao dịch liên kết, được tính tốn kỹ lưỡng và được hợp lý hóa bởi hệ thống chứng từ cũng như các “bút toán ma thuật” được thực hiện thuần thục bởi các kế tốn viên có kinh nghiệm nên nếu chỉ dựa vào những nỗ lực của ngành thuế thì rất khó có thể phát hiện và chứng minh được những sai phạm
nghiêm trọng này. Vì vậy, kiểm tốn – với những hệ thống phương pháp kỹ thuật chuyên biệt cùng một lực lượng kiểm toán viên là các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, kế tốn chắc chắn sẽ là một cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan quản lý nhà nước trong ‘cuộc chiến’ còn lắm gian nan này. Có thể nói nếu được quan tâm và thực hiện một cách có hiệu quả, kiểm tốn chuyển giá với tư cách là một “vũ khí” chống chuyển giá sẽ mang lại nhiều ý nghĩa tích cực đối với nhiều thành phần trong nền kinh tế nói riêng và tổng thể nền kinh tế nói chung:
+ Trước hết, kiểm tốn chuyển giá – với ý nghĩa chung của kiểm toán, trực tiếp phát hiện và ngăn ngừa, làm giảm các sai phạm nghiêm trọng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cơng khai và minh bạch hóa tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp FDI, phục vụ nhu cầu của những người quan tâm.
+ Kiểm tốn chuyển giá cịn có thể mang ý nghĩa như một cuộc thanh tra tài chính nhằm làm rõ những nghi vấn chuyển giá, qua đó khơng chỉ đưa ra sự thật về các giao dịch liên kết của khách thể mà cịn giải quyết những mâu thuẫn có thể phát sinh giữa các nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan quản lý nước sở tại, cải thiện mối quan hệ này sẽ giúp tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch để tiếp tục khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi trong khi khơng làm thiệt hại quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là trong các liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước vàdoanh nghiệp nước ngoài (nhất là trong các trường hợp Thỏa thuận xác định giá trước đã được sử dụng)
+ Kiểm tốn chuyển giá góp phần làm giảm số thất thu về thuế cho cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo sự thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế, đảm bảo sự công bằng trong môi trường kinh doanh. Mặt khác còn gián tiếp đảm bảo quyền lợi cho người lao động ở trong các doanh nghiệp FDI có cơ hội được tăng lương và hưởng các phúc lợi khác.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ VÀ KIỂM TỐN CHUYỂN GIÁ TẠI CÁC CƠNG TY ĐA QUỐC
GIA Ở VIỆT NAM, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
Năm 2011, cơ quan thuế (Bộ Tài chính) đã truy thu, xử phạt 1.861 tỷ đồng sai phạm liên quan đến chuyển giá, tăng gấp 4 lần so với năm trước đó và giảm khấu trừ thuế 102 tỷ đồng. Theo thống kê của Bộ Tài chính, trong vịng 2 năm 2010 - 2011, Bộ đã thanh tra hơn 1.400 doanh nghiệp báo lỗ có dấu hiệu chuyển giá, xử lý giảm lỗ đến hơn 5.827 tỷ đồng. Năm 2011, số này phát hiện tăng 2,5 lần so với 2010 và cơ quan thuế đã truy thu, xử phạt 1.861 tỷ đồng, tăng 4 lần, giảm khấu trừ thuế 102 tỷ đồng.