CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHUYỂN GIÁ
1.2. Cơ sở lý luận về chống chuyển giá
1.2.3.3. Phương pháp giá bán lại (Resale Price Method RPM)
Nội dung: Phương pháp giá bán lại dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra)
của sản phẩm do doanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm đó từ bên liên kết. Giá mua vào của sản phẩm từ bên liên kết được xác định trên cơ sở giá bán ra của sản phẩm trong các giao dịch độc lập trừ (-) lợi nhuận gộp trừ (-) các chi phí khác được tính trong giá sản phẩm mua vào (nếu có) (ví dụ: thuế nhập khẩu, phí hải quan, chi phí bảo hiểm, vận chuyển quốc tế).
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) được xác định bằng giá trị chênh lệch giữa giá bán ra (doanh thu thuần) và giá vốn sản phẩm mua vào chia cho (:) giá bán ra (doanh thu thuần).
Trường hợp doanh nghiệp có chức năng là đại lý phân phối khơng có quyền sở hữu sản phẩm và được hưởng hoa hồng đại lý theo tỷ lệ phần trăm ( trên giá bán của sản phẩm thì tỷ lệ đó được coi là tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần).
Điều kiện áp dụng: Khơng có sự khác biệt trọng yếu về điều kiện giao
dịch giữa giao dịch liên kết và giao dịch độc lập được chọn để so sánh gây ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận gộp trên tổng chi phí hoặc mặc dù có sự khác biệt thì ta có thể dùng các biện pháp tính tốn để loại trừ.
Các yếu tố cần chú trọng khi phân tích: các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) như:
- Các chi phí phản ánh chức năng của doanh nghiệp (ví dụ: đại lý phân phối độc quyền, thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mại, bảo hành...);
- Chủng loại, quy mơ, khối lượng, thời gian quay vịng của sản phẩm mua vào để bán lại và tính chất hoạt động của giao dịch trên thị trường (ví dụ: bán bn, bán lẻ, ...);
- Phương pháp hạch toán kế toán (tức là phải đảm bảo các yếu tố cấu thành lợi nhuận gộp và doanh thu của giao dịch liên kết và giao dịch độc lập là tương đương nhau hoặc cùng được áp dụng chung các chuẩn mực kế toán).
Trường hợp áp dụng: Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp giao dịch thuộc khâu lưu thông thương mại đối với hàng hóa có tính thời vụ, thời gian giữa thời điểm mua vào và bán ra không quá một năm. Đồng thời hàng hóa trước khi bán lại khơng qua khâu gia cơng chế biến, lắp ráp, thay đổi tính chất hàng hóa hoặc gắn với nhãn hiệu thương mại tên thương mại để làm tăng giá trị hàng hóa.