Thực trạng chuyển giá trong các công ty đa quốc gia ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN kiểm toán hoạt động chuyển giá trong các công ty đa quốc gia tại việt nam (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHUYỂN GIÁ

2.1. Thực trạng chuyển giá trong các công ty đa quốc gia ở Việt Nam

2.1.1. Chuyển giá tài sản hữu hình

Lợi dụng sự thiếu thông tin, thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh của đối tác Việt Nam, lợi dụng sự yếu kém về khả năng thẩm định của các cơ quan giám định Nhà nước, cơ quan cấp giấy phép đầu tư,.. các tài sản góp vốn thành lập liên doanh, thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thường bị đánh giá cao hơn giá trị thực. Sau khi góp vốn, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận toàn cầu và thực hiện các mục tiêu kinh doanh khác, các chủ đầu tư nước ngoài tiếp tục định giá cao các máy móc, thiết bị cũng như các hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cung cấp cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo một số báo cáo giám định đã được cơng bố chính thức trong hơn 10 năm gần đây, tình trạng xác định tăng giá trị các loại tài sản hữu hình đã diễn ra rất phổ biến và với mức độ ngày càng nghiêm trọng:

- Trong năm 2003, Chính phủ đã chỉ định cơng ty giám định SGS kiểm định giá trị trang thiết bị của 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và phát hiện có 6 cơng ty cố ý định giá tăng so với giá trị thực 14 triệu đô la Mỹ

- Cũng trong năm 2003, một cuộc điều tra hơn 40 doanh nghiệp liên doanh mà phía đối tác Việt Nam là các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ

công nghiệp cho thấy giá trị của các máy móc, thiết bị do chủ đầu tư nước ngoài cung cấp chênh lệch so với giá trị thực lên đến 50 triệu đô la Mỹ.

- Dây chuyền giết mổ gia cầm của liên doanh Việt Thái được định giá 600 ngàn đô la Mĩ nhưng khi kiểm định lại nó chỉ cịn 400 ngàn đơ la Mỹ (định giá cao hơn giá trị thực 50%).

- Dây chuyền sản xuất bia của liên doanh BGI Tiền Giang do chủ đầu tư nước ngồi định giá 30,85 triệu đơ la Mỹ chỉ có giá 23,67 triệu đơ la Mỹ theo kết quả giám định của một công ty giám định độc lập, định giá cao hơn giá trị thực 31%.

- Hệ thống trang thiết bị do VINA GROUP (chủ đầu tư nước ngồi) góp vốn thành lập khách sạn liên doanh với Saigon Tourist là 4,34 triệu đô la Mỹ nhưng một cơng ty giám định nước ngồi cho biết con số này chỉ khoảng 2,99 triệu đô la Mỹ (định giá cao hơn giá trị thực 45,15%)

- Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ tài chính Vũ Văn Ninh, đại biểu Phạm Xn Thường (Thái Bình) đã nêu vấn đề chuyển giá như một lỗ hổng quản lý tài sản lớn nhất hiện nay. Theo đại biểu, năm 2009, tồn quốc có 1358 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong đó có 565 doanh nghiệp báo lỗ. Các doanh nghiệp đều có cơng ty mẹ ở tại nước ngồi. Một doanh nghiệp tại Hồ Chí Minh ba năm báo lỗ liên tiếp nhưng lại liên tục mở rộng sản xuất. Đây thực chất chính là một hành vi chuyển giá.

Khơng chỉ dừng lại ở việc định giá chuyển nhượng các tài sản hữu hình, vật tư,… cung cấp cho doanh nghiệp tại Việt Nam, các cơng ty đa quốc gia cịn thực hiện việc định giá chuyển nhượng đối với hàng hóa do doanh nghiệp tại Việt Nam sản xuất ra. Thông qua các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, chỉ định người mua, các cơng ty mẹ ở nước ngồi dễ dàng định giá thấp hàng hóa bán ra của doanh nghiệp tại Việt Nam (nhiều trường hợp còn thấp hơn cả giá thành) để thu lợi và làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam phải nộp.

2.1.2. Chuyển giá tài sản vơ hình

Thực tế Việt Nam cho thấy các cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, bản quyền, nhãn hiệu, kỹ thuật quản lý điều hành…. là các tài sản vơ hình thường được chuyển nhượng từ một cơ sở kinh doanh có quan hệ liên kết ở nước ngoài cho một cơ sở kinh doanh tại Việt Nam. Những tài sản vơ hình này được chuyển vào Việt Nam thơng qua hình thức góp vốn đầu tư, hợp đồng chuyển giao cơng nghệ, chi phí bản quyền,… và thuộc đối tượng xem xét kiểm soát về giá. Tuy nhiên, việc xác định giá các tài sản vơ hình này rất khó khăn vì hầu hết các tài sản này đều mang tính độc quyền của chủ sở hữu, giá của các tài sản này phụ thuộc chủ yếu vào sự tính tốn chủ quan của chủ sở hữu, có rất ít các cơ sở để có thể đặt giá rạch rịi các tài sản vơ hình này.

Do gần như không bị các cơ quan Nhà nước kiểm sốt, tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, những chi phí có liên quan đến các tài sản vơ hình thường chiếm một tỉ trọng đáng kể so với tổng chi phí của doanh nghiệp. Các chi phí có liên quan đến các tài sản vơ hình này tại Việt Nam đã góp phần khơng nhỏ trong việc tối đa hóa lợi nhuận tồn cầu của các cơng ty đa quốc gia. Có thể nhận thấy thực trạng này qua việc xem xét cơ cấu chi phí tiền bản quyền trong tổng chi phí của Cơng ty Liên doanh sản xuất Bia V (bảng 2.1)

Bảng 2.1: Chi phí bản quyền của cơng ty liên doanh sản xuất bia V NIÊN ĐỘ (1) 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Nguồn: Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.3. Chuyển giá qua các dịch vụ cung cấp, các nghiệp vụ tài trợ

Về mặt lý thuyết, việc cung cấp các dịch vụ, tài trợ các nghiệp vụ theo chính sách định giá chuyển nhượng giữa các cơ sở kinh doanh có mối quan hệ liên kết thường liên quan đến 3 trường hợp:

- Doanh nghiệp nước chủ nhà cung cấp các dịch vụ, tài trợ các nghiệp vụ cho các cơ sở kinh doanh có mối quan hệ liên kết ở các nước khác với mức giá thấp hơn giá thị trường hoặc cung cấp miễn phí

- Doanh nghiệp nước chủ nhà phải trả phí dịch vụ, phí tài trợ cao hơn giá thị trường cho các dịch vụ, các nghiệp vụ tài trợ cung cấp bởi các cơ sở kinh doanh có mối quan hệ liên kết

- Doanh nghiệp nước chủ nhà chịu sự phân bổ bất hợp lý các chi phí quản lí, điều hành hoặc quảng cáo của tập đoàn từ trụ sở chính của cơng ty mẹ Một ví dụ điển hình cho hình thức chuyển giá này chính là số lãi vay cao hơn mức thơng thường mà các ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam phải trả trụ sở chính được trình bày trong bảng 2.2 sau (Mức thông thường được xác định dựa vào lãi suất cho vay ngoại tệ của các ngân hàng thương mại

trong nước và mức lãi suất cho vay ngoại tệ tối đa do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định)

Bảng 2.2: Chi phí lãi vay cao hơn mức thơng thường do ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trả cho trụ sở chính

NIÊN ĐỘ (1) 2006 2007 2008 2009

Nguồn: Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh Do khó xác định các yếu tố định

lượng về chi phí sử dụng đồng thời các yếu tố quan hệ cung cầu, năng suất lao động, thu nhập cũng như mức độ chun mơn hóa, trình độ quản lí, hệ thống pháp luật, quan niệm của người tiêu dung… cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xác định giá dịch vụ nên tại Việt Nam, cũng tương tự trường hợp chuyển nhượng tài sản vơ hình, việc kiểm sốt giá cả của dịch vụ cung cấp rất khó khăn.

Ở cấp độ vĩ mô, vấn đề chuyển giá tại Việt Nam không chỉ tác động đến các vấn đề quản lý thuế và có thể dẫn đến tình trạng nhập siêu, bất ổn tỉ giá và ảnh hưởng đến nền sản xuất hàng hóa nội địa. Ở cấp độ vi mô, thủ đoạn này sẽ tạo sự bất công trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa. Hiện tượng này có xu hướng gia tăng đối với các doanh nghiệp về sữa, café (Ông Lê Tuyên, Giám đốc tiếp thị Cổ phần Trung Nguyên).

Nguyên nhân của hoạt động chuyển giá là do sự khác biệt về thuế suất thuế TNDN tại các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bảng 2.3: Thuế suất thuế TNDN năm 2012 của một số quốc gia

Bahamas Bermuda Cayman Island Trung Quốc Hồng Kông Nhật Bản Hàn Quốc

(Nguồn: Deloitte, 2012, Deloitte Global Service Ltd.) Rất nhiều doanh nghiệp

FDI ở Việt Nam có vốn đầu tư từ đảo Cayman, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, … nên khả năng thực hiện hoạt động chuyển giá là vô cùng cao.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN kiểm toán hoạt động chuyển giá trong các công ty đa quốc gia tại việt nam (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w