- Ngoại hình, sở thích cá nhân, hồn cảnh gia đình [123]
2.2.6. Đãi ngộ nhân sự
Đãi ngơ nhân sự là q trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của
người lao động nhằm khích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, nângcao hiệu quả kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Có hai loại đãi
ngộ nhân sự:
Đãi ngơ tài chính là một động lực quan trọng thúc đẩy nhân viên làm việc
nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm, phấn đấu nâng cao hiệu quả công việc. Đãi ngộ tài chính trong doanh nghiệp được thực hiện bằng các cơng cụ tài chính, bao gồm nhiều loại khác nhau như: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi, cổ phần, trợ cấp,...
Tiền lương thể hiện chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi trả công lao động để hướng tới 4 mục tiêu cơ bản là : thu hút nhân viên, duy trì những nhân viên giỏi, kích thích nhân viên và đáp ứng nhu cầu của luật pháp.
Hệ thống lương, thương và đãi ngô:
- Tiền lương: tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.
- Tiền thưởng: Nhằm kích thích đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn.
- Phụ cấp lương: là tiền trả công lao động ngoại tiền lương cơ bản, nó bổ sung cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc trong những điều kiện không thuận lợi (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp khu vực)
- Phúc lợi: bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, hưu trí, nghỉ phép, nghỉ lễ, ăn trưa do doanh nghiệp đại thọ, trợ cấp của doanh nghiệp cho các nhân viên có con hoặc hồn cảnh khó khăn,...
Mơt hệ thống lương, thưởng tốt phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Cạnh tranh: Mức lương, thưởng phải ngang bằng với mức của các đối thủ cạnh tranh.
- Linh hoạt: Mức lương, thưởng có thể được điều chỉnh cho phù hợp với từng nhân viên.
- Cập nhật: Mức lương, thường phải được điều chỉnh kịp thời với những thay đổi như: lạm phát, khối lượng công việc, trách nhiệm,...
Đãi ngộ phi tài chính:
Đãi ngộ phi tài chính là quá trình chăm lo đời sống tinh thần của người lao động thông qua các công cụ không phải là tiền bạc. Những nhu cầu đời sống tinh thần của người lao động rất đa dạng và ngày càng đòi hỏi được nâng cao như: niềm vui trong công việc, được tôn trọng, được đối xử công bằng, được giao tiếp với mọi người, đồng nghiệp, sự hứng thú, say mê trong công việc...
Hiện nay, các doanh nghiệp đang cố gắng đưa ra mức lương cao và chế độ đãi ngộ hấp dẫn để giữ chân các nhân viên giỏi. Nhưng trong nhiều trường hợp, điều này hồn tồn khơng phải là yếu tố quyết định sự “đi hay ở” của nhân viên. Nếu được trả mức lương cao và chế độ đãi ngộ hấp dẫn nhưng phải làm việc trong một môi trường thiếu trang thiết bị làm việc, thiếu sự cộng tác, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau thì chắc chắn người lao động cũng khơng thích làm việc ở những chỗ ấy.
[1-2-3]