Thực hành diễn đạt giảm nhẹ một cách thức của nói lời nói tích cực

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng giao tiếp - ThS. Nguyễn Thị Trường Hân (Bậc đại học chương trình Chất lượng cao) (Trang 38 - 39)

CHƯƠNG 2 KỸ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ

2.4. Thực hành ngơn ngữ nói hiệu quả

2.4.2.4. Thực hành diễn đạt giảm nhẹ một cách thức của nói lời nói tích cực

Diễn đạt giảm nhẹ là diễn đạt các tính từ tiêu cực dưới hình thức giảm nhẹ nhưng những từ giảm nhẹ vẫn phải phản ánh được những bản chất chủ yếu của từ tiêu cực ban đầu. Ví dụ: Từ có tính tiêu cực Hình thức diễn đạt giảm nhẹ

Keo kiệt Tiết kiệm

Quê mùa Bình dân, giản dị, chân chất

Xấu Không được đẹp

Già Khơng cịn trẻ, cứng cáp, chững chạc

Lưu ý: Khơng phải tính từ tiêu cực nào ta cũng có thể diễn đạt giảm nhẹ được. Vì vậy, về ngun tắc, nếu khơng giảm nhẹ được thì hạn chế đề cập.

Rèn luyện lời nói tích cực

Lời nói tích cực nên/cần/phải dựa trên sự chân thành của người nói. Vì vậy, có quan điểm cho rằng: “Lời nói tích cực chỉ được sản sinh bền vững từ người có nội tâm tốt”.

Nội tâm có thể hiểu là những suy nghĩ, quan điểm sống… bên trong của mỗi cá nhân. Nó ảnh hưởng, chi phối đến hành vi, cách sống, cách ứng xử của họ. Người có nội tâm tốt nên được hiểu là những người có suy nghĩ, quan điểm sống tích cực. Suy nghĩ, quan điểm đó khơng những làm cuộc sống của người ấy thoải mái, dễ chịu hơn mà cịn lan tỏa năng lượng tích cực cho những người xung quanh.

Quan điểm, suy nghĩ tích cực là cách thức con người ấy nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề ln ln thấy cái hay, cái đẹp, cái tốt; nếu có nhìn thấy cái xấu người ấy cũng cố gắng biến cái xấu thành cái tốt; và luôn luôn hướng đến hành động để làm mọi sự tốt hơn. Tại sao “lời nói tích cực chỉ được sản sinh bền vững từ người có nội tâm tốt”? Nội tâm bao gồm cả ý thức và vơ thức. Người có nội tâm chưa tốt có sự mâu thuẫn trong ý thức và vơ thức. Những lời nói tích cực xuất phát từ một người có nội

tâm chưa tốt, thì những lời nói đó chỉ do ý thức điều khiển. Trong những tình huống thơng thường, người ấy có thể dùng ý thức để che dấu những khuyết tật trong nội tâm. Nhưng khi người ta bị những căng thẳng trong cuộc sống, mệt mỏi, dồn nén… lúc này vô thức sẽ điều khiển hành vi, ứng xử, lời nói, những khuyết tật trong nội tâm và làm bộc lộ những suy nghĩ và hành động trái với những bộc lộ trước đây của người ấy. Trong trường hợp này, lời nói tích cực được sản sinh ra rõ ràng là không bền vững.

Muốn nội tâm tốt, cần phải làm gì? Đứng trước bất cứ một hành vi nào có vẻ ngồi tiêu cực, ta cũng phải dừng lại, suy xét kỹ càng điều gì đằng sau hành vi ấy, không nên phán xét vội vàng. Bởi lẽ, sự phán xét vội vàng sẽ khiến hành vi ứng xử, thậm chí lời nói, cử chỉ của ta bị sai lệch, khiến ta cư xử nói năng có thể lạnh lùng, thơ lỗ với đối tác, do đó ảnh hưởng đến kết quả giao tiếp.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng giao tiếp - ThS. Nguyễn Thị Trường Hân (Bậc đại học chương trình Chất lượng cao) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)