TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng và một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo an toàn ở trường cao đẳng nghề dầu khí vũng tàu (Trang 90 - 107)

Qua 15 năm (từ 11/1993 – nay) cùng với những nỗ lực nói chung của nhà Trường và Khoa đào tạo An toàn – Môi trường nói riêng, trung tâmđào tạo an toàn – môi trường đã là một trong những đơn vị đào tạo có chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực An toàn –

Môi trường tại Việt Nam. Ngoài những điểm mạnh như đã trình bày ở trên về cơ sở vật

chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên chất lượng cao, khoa an toàn – môi trường còn

phải đối mặt với nhiều thách thức từ thực tế cạnh tranh khốc liệt trên thị trường như sự xuất hiện của các công ty cạnh tranh (công ty PVD, NUTEC, TLC…) với những thế mạnh về cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị đào tạo giảng dạy hiện đại, đội ngũ giáo viên nước ngoài có trình độ cao đã được các công ty nhà thầu chính chấp nhận và gửi người đến học. Vì vậy đây cũng là một thách thức lớn đối với Nhà trường trong việc giữ được thị phần hiện có.

Mặt khác, trong quá trình thực hiện dịch vụ đào tạo còn bộc lộ một số khó khăn, nhược điểm ảnh hưởng đến sự phát triển về công tác đào tạo của Nhà trường được thể

hiện rõở một số điểm sau:

Đội ngũ giáo viên: hiện nay chưa đáp ứng được hết nhu cầu đào tạo ngày càng tăng,

yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng.Đội ngũgiáo viênở trung tâm hiện

nay đang thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng giáo viên có thể giảng dạytrực

tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế là một bất lợi lớn của trung tâm và cần nhanh chóng

Chương trình đào tạo: Hiện nay các giáo trình giảng dạy cho khóa học BOSIET vẫn sử dụng những tài liệu do công ty Nutec để lại. Các giáo trình giảng dạy này vẫn chưa được tổ chức thứ ba phê duyệt (như OPITO) (mới được phê duyệt cấp Trường). Ngoài ra việc sọan thảo các giáo trình cho các môn học khác (các khóa học đặc biệt) còn gặp nhiều khó khăn do các giáo viên có chuyên môn thường xuyên phải tham gia giảng dạy nên không có đủ thời gian đầu tư vào công tác soạn thảo, các giáo viên mới tuyển vào hiện còn chưa có kinh nghiệm ….

Cơ sở vật chất: mặc dù đã có sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất cho công tác đào tạo an toàn – môi trường nhưng cho đến nay, cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn đào tạo như:

+ Bãi tập chữa cháy đãđược nâng cấp nhưng hiện vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn

đề ra cũng như chưa đáp ứng được quy mô, yêu cầu đào tạo huấn luyện các khóa an toàn, phòng chống cháy nổ cho các nhà thầu…

Do điều kiện vật chất, đội ngũ giáo viên và chương trình đào tạo vẫn còn nhiều

thiếu xót nên việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo an toàn –môi

trường nói riêng và chất lượng đào tạo ở Trường nói chung là hết sức cần thiết. Chính vì những lý do trên đòi hỏi nhà Trường cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. Có nhưvậy thì Trường mới có thể có được lợi thế cạnh tranh để đứng vững và phát triển trong tương lai.

3.2 ĐỊNH HƯỚNG ĐẢM BẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ NÓI CHUNG VÀ TRUNG TÂM AN TOÀN– MÔI TRƯỜNG NÓI RIÊNG

Đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của trường Trường cao đẳng nghề dầu khí. Trong Đại Hội Công Nhân viên chức năm 2010, Đảng Ủy, Ban Giám Hiệu Nhà trường đã nhấn mạnh phương hướng phấn đấu của trường trong 5 năm tới: phấn đấu là một trong năm trường đứng đầu trong bảng xếp hạng của Bộ

Công thương.

Để thực hiện thành công định hướng chung như trên, nhà trường đã đề ra một số định hướng cụ thể của công tác đào tạo trong thời gian tới:

- Phải căn cứ vào thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo của nhà

trường để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.

- Phải đảm bảo và nâng cao chất lượng một cách vững chắc trên cơ sở đảm bảo điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tài chính, cơ chế và các biện pháp quản lý.

- Thực hiện tốt mục tiêu đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp phát triển của tập đoàn dầu khí nói chung và đất nước nói riêng.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng

yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển của nhà trường và của đất nước.

- Tiếp tục biên soạn và hoàn thiện giáo trình các môn học trong trường cho phù hợp, đồng thời tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

- Quản lý tốt cơ sở vật chất và tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, sinh hoạt của cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường.

- Xây dựng bộ máy tổ chức của cơ quan và các đoàn thể vững mạnh, đồng bộ đảm bảo sự đoàn kết nhất trí cao.

Qua đó,để nâng cao chất lượng đào tạo an toàn – môi trường nói riêng, trung tâm cần chú trọng thực hiện những việc sau đây:

- Đầu tư phát triển khoa đào tạo An toàn – Môi Trường đủ mạnh, với một số khoá học đạt chuẩn của OPITO, STCW95 và các hệ thống quản lý an toàn sức khỏe môi trường khác theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Xây dựng và phát triển hệ thống chương trình đào tạo chuẩn, đồng bộ từ phân tích,

đánh giá, quản lý an toàn sức khỏe môi trường, đến huấn luyện các kỹ năng phòng, chống các sự cố có thể xảy ra trong hoạt động Dầu khí. Mặt khác, phải hướng tới mục

tiêu trang bị kiến thức An toàn – môi Trường cơ bản cho toàn bộ CB-CNV làm việc trong ngành Dầu khí.

- Đặc biệt chú trọng trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho trung tâm huấn luyện an toàn, cứu hộ thoát hiểm trên các công trình biển và khu huấn luyện phòng cháy chữa cháy các phòng chuyên biệt để đào tạo an toàn về môi trường …

- Đào tạo nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên để có ít nhất 50% cán bộ giảng dạy trong Khoa có thể giảng dạy bằng tiếng Anh (đặc thù phải có chứng chỉ quốc tế và giỏi tiếng Anh).

- Nâng cao năng lực cạnh tranh mở rộng thị trường đào tạo trên lĩnh vực này bằng uy tín, chất lượng và thương hiệu của chính nhà Trường. Trong giai đoạn 2009-2025 có thể đảm nhận tổ chức đào tạo an toàn môi trường cho từ 1500 tới 2500 lượt học viên/năm.

- Thiết kế biện soạn hiệu chỉnh chương trình đào tạo an toàn môi trường cho cả khâu

thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn.

- Đầu tư xây dựng Khoa An toàn – Môi trường đạt chuẩn quốc tế, Tư vấn cho các đơn

vị trong ngành xây dựng hệ thống quản lý an toàn và chương trìnhđào tạo tổng thể về

an toàn môi trường cho toàn thể cán bộ công nhân viên.

- Thiết kế chương trình, biên soạn giáo trình đàotạo kỹ sư an toàn – Môi trường để sau

năm 2015 có thể tuyển sinh và đào tạo kỹ sư an toàn môi trường cho ngành và xã hội Từ tính tất yếu khách quan và định hướng đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo

của nhà trường đến năm 2010 và những năm tiếp theo trong đó có cảviệc nâng cao chất

lượng đào tạo ở trung tâm đào tạo an toàn – môi trường nói riêng. Qua phân tích thực

trạng về chất lượng đào tạo của trung tâm an toàn – môi trường, để nâng cao chất lượng

đào tạo và khẳng định vị thế, uy tín về chất lượng đào tạo của trung tâm, luận văn xin đề xuất một số giải pháp sau:

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO

TẠO AN TOÀN– MÔI TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀDẦU KHÍ

3.3.1Đổi mới phương pháp quản lý đội ngũ giáo viên

Có thể nói, đội ngũ giáo viên là lực lượng lao động chính, trực tiếp và quan trọng nhất trong bất kì cơ sở dạy học nào. Vì vậy, phương pháp quản lý đội ngũ giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng trong một trường học. Phương pháp quản lý phù hợp sẽ khuyến khích giáo viên làm việc nhiệt tình, phát huy hết năng lực giảng dạy vì vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong trường và ngược lại nếu phương pháp quản lý không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo. Trong thời gian qua, công tác quản lý đội ngũ giáo viên tạitrung tâm an toàn– môi trường của Trường cao đẳng nghề dầu khí đãđạt được thành tựu trên một số mặt, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số tồn

tại làmảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả làm việc của đội ngũ giáo viên và làmảnh hưởng

tới chất lượng đào tạo.

Trong thời gian tới, để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, trung tâm cần đổi

mới phương pháp quản lý đội ngũ giáo viên để giáo viên vừa yên tâm công tác lại phát

huy hết năng lực làm việc của mình. Để làm được điều này, luận văn xin đề xuất một số

biện pháp sau đây:

Thứ nhất, trung tâm cần tăng cường các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên cảvề

mặt chất lượng lẫn số lượng. Để làm được điều này, trung tâm cần thực hiện các công

việc sau:

 Tổ bộ môn thường xuyên tổ chức dự giờ giảng của các giáo viên nhằm đánh giá

chất lượng giảng dạy của giáo viên đồng thời có những ý kiến đóng góp xây dựng để bài giảng của giáo viên thêm hoàn thiện.

 Tổ chức họp tổ bộ môn hằng tháng,thông qua đó các giáo viên trong tổ sẽ có dịp

cùng trao đổi, thảo luận và học hỏi lẫn nhau.

giảng hay bằng cách thường xuyên tổ chức các buổi giảng thử trước tổ bộ môn, các giáo viên còn lại đóng vai trò là học sinh trợ giúp để tìm ra cách dạy hay và thu hút nhất.

 Kết thúc mỗi khóa đào tạo, sẽ có phiếu đánh giá khóa học phát cho từng học viên

nhận xét cụ thể, sau đó trung tâm sẽ tổng hợp phiếu đánh giá khóa học của từng học viên, từ đó phát huy những điểm mạnh và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời những điểm còn thiếu sót trong công tác đào tạo và quản lý.

 Không quản lý theo giờ hành chính đối với đội ngũ giáo viên như hiện nay mà

quản lýtheo đầu công việc và hiệu quả công việc. Cụ thể là hàng tháng giáo viên cần

có báo cáo về kết quả nghiên cứu khoa học và kết quả nghiên cứu thực tế về tổ bộ môn.

 Khắc phục tình trạng mất cân đối hiện naygiữa quy mô đào tạo và số lượng giáo

viên giảng dạy bằng cách tuyển thêm giáo viên mới, các giáo viên trợ giảng dần dần

có thể đứng lớpthay thế giáo viên chính đểtrực tiếp giảng dạy.

 Giảm tải số môn giảng cho giáo viên: bình quân 4 môn/ 1 giáo viên xuống bình

quân 3 môn/ 1 giáo viên để các giáo viên có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu và đầu tư tốt hơn cho bài giảng.

Thứ hai,đổi mới công tác tuyển chọn và bồi dưỡng giáo viên mới. Tuyển chọn và bồi dưỡng giáo viên mới là một việc làm cần thiết đối với mỗi trường học nhằm tạo ra lực lượng lao động thay thế cho đội ngũ giáo viên đến tuổi nghỉ hưu và có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo trong trường. Trong những năm gần đây, công tác tuyển chọn

và bồi dưỡng giáo viên mới đã được Nhà trường chú ý quan tâm. Tuy nhiên công tác

tuyển chọn giáo viên mớicho trung tâm vẫn còn nhiều điều bất cập vì đặc thù của ngành

đào tạo ở trung tâm là các lĩnh vực về an toàn – môi trường, hiện nay chưa có trường đại

học nào đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này nên đa phần giáo viên ở trung tâm đều là làm

việc trái ngành nghề. Các giáo viên ở đây phần lớn là tốt nghiệp các trường kỹ thuật như

Bách Khoa, Khoa Học Tự Nhiên, Sư phạm kỹ thuật với chuyên ngành chính là kỹ thuật môi trường, công nghệ sinh học, … thậm chí có những giáo viên chỉ tốt nghiệp cử nhân

anh văn. Vì vậy, công tác tuyển chọn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt khâu đào tạo sau

tuyển chọn đòi hòi phải được đầu tư công phu và mất 1 khoảng thời gian dài.Do đó, trong

thời gian tới để tuyển chọn được đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn và phương pháp sư phạm tốtcho trung tâm, nhà trường cần thực hiện một số biện pháp sau:

 Thông báo tuyển giáo viên trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút

được nhiều ứng cử viên đến xin việc, từ đó nhà trường có nhiều sự lựa chọn để có thể

tìm ra những ứng cử viên tốt nhấtcó khả năng và phù hợp với công việc ở trung tâm.

 Có chế độ lương ưu đãi đối với giáo viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn

cao. Bên cạnh đó tạo môi trường làm việc tốt, không khí làm việc vui vẻ, thi đua lành mạnh giữa các giáo viên.

 Rút ngắn thời gian hợp đồng theo công việc cho giáo viên, đồng thời đề nghị với

cấp trên cho chuyển sang hợp đồng dài hạn để giáo viên yên tâm công tác và cống hiến lâu dài cho nhà trường.

 Có kế hoạch đào tạo giáo viên mới tuyển vào 1 cách bài bản, đào tạo hoàn chỉnh từ

những kỹ năng mềm đến kiến thức nền tảng rồi đến kiến thức chuyên sâu như đào tạo

ngoại ngữ, tin học, đào tạo kỹ năng sư phạm, đào tạo chuyên môn nghề nghiệp…Phân

công công việc ngay từ đầu và tập trung đào tạo về lĩnh vực đó cho giáo viên như cử đi học các khóa học ngắn hạn, đi thực tập tại các nhà máy, xí nghiệp… Phân công các

giáo viên hướng dẫn kèm cặp các giáo viên mới, các giáo viên mới sẽ đi dự giảng các

môn mà giáo viên hướng dẫn dạy, rồi dạy thay giáo viên hướng dẫn 1 vài buổi và dần

dần có thể thay thế giáo viên hướng dẫn dạy môn đó. Và sau khi kết thúc khóa đào

tạo, các giáo viên mới sẽ có đủ khả năng đứng lớp để giảng dạy về chuyên ngành đã

đượcphân công một cách tốt nhất.

Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích giáo viên tham gia

học tập và nghiên cứu khoa học. Học tập và nghiên cứu khoa học là công việc bắt buộc

phải thực hiện đối với mỗi giáo viên, có làm tốt công việc này mới xứng đáng với phương châm “mỗi thầy cô giáo luôn là tấm gương về đạo đức, tinh thần tự học và sáng tạo để học sinh noi theo” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phát động. Tuy nhiên, công việc học

tập và nghiên cứu khoa học của mỗi giáo viên lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố vì vậy để

khuyến khích giáo viên tham gia học tập và nghiên cứu khoa học, trong thời gian tớitrung

tâm cần áp dụng một số biện pháp sau:

 Có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn theo từng chủ đề cụ thể và có mời các

chuyên gia tham gia tọa đàm nhằm đảm bảo tính thuyết phục cao.

 Xác định đúng đối tượng cần tập huấn và phải phù hợp với nội dung tập huấn nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

 Hàng năm có kế hoạch đưa giáo viên đi thực tế tại các xí nghiệp sản xuất trong ngành để bắt kịp xu hướng phát triển của công nghệ, tích lũy thêm kinh nghiệm và kỹ

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng và một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo an toàn ở trường cao đẳng nghề dầu khí vũng tàu (Trang 90 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)