Một số phương pháp quản lý chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng và một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo an toàn ở trường cao đẳng nghề dầu khí vũng tàu (Trang 31 - 35)

Đào tạo được coi là một loại hình dịch vụ nên các phương pháp được áp dụng trong quản lý chất lượng sản phẩm cũng có thể áp dụng để quản lý chất lượng đào tạo. Sau đây luận văn xin được đi sâu phân tích về các phương pháp quản lý chất lượng được áp dụng riêng trong lĩnh vực đào tạo.

(1) Phương pháp kiểm soát chất lượng (Quality Control)

Đây là mô hình quản lý truyền thống về chất lượng giáo dục. Ở cấp độ quốc gia, Nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực - công cụ của giai cấp thống trị kiểm soát chất lượng giáo dục nhằm trước hết đảm bảo tính mục đích của các hoạt động giáo dục đáp ứng lợi ích của giai cấp thống trị, thể chế chính trị - xã hội, lợi ích quốc gia và của các tầng lớp xã hội đóng góp và hưởng thụ lợi ích của giáo dục. Mặt khác, về khía cạnh đầu tư, Nhà nước nói chung là người đầu tư lớn vào lĩnh vực giáo dục. Tỷ lệ đầu tư cho giáo

dục từ Ngân sách Nhà nước ở các nước tuy khác nhau nhưng nhìn chungđều chiếm một

tỷ lệ đáng kể, ngoài ra còn các nguồn đầu tư rất lớn từ phía các doanh nghiệp và người

học thông qua học phí và các khoản đóng góp khác trongquá trình đào tạo ở các bậc học.

Dùở góc độ nào thì vai trò quản lý của Nhà nước mà mô hình kiểm soát chất lượng là chủ yếu và rất quan trọng. Trong kiểm soát chất lượng có hai loại hình cơ bản là:

- - Mô hình kiểm soát đầu vào(Input): Thông qua chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, hệ thống pháp luật, thanh tra giáo dục để kiểm soát đầu vào từ quy mô đào tạo các bậc học qua các chỉ tiêu tuyển sinh, định mức kinh phí đào tạo, tỷ lệ chuyển cấp,

chính sách phổ cập giáo dục cho đến các yêu cầu về chương trình đào tạo, đội ngũ giáo

viên, cơ sở vật chất. Đây là mô hình đặc trưng của cơ chế quản lý tập trung, bao cấp của Nhà nước XHCN cũ và một số nước Châu Âu hiện nay.

soát vào kết quả đào tạo thông qua chính sách sử dụng, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ việc thi, tốt nghiệp, văn bằng chứng chỉ quốc gia.

(2) Phương pháp đảm bảo chất lượng (Quality Assurance)

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814 “Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ chất lượng và được chứng minh là đủ

mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thỏa mãn đầy đủ

các yêu cầu chất lượng”.

Trong đào tạo, khái niệm bảo đảm chất lượng có thể được coi như là một “hệ thống các biện pháp, các hoạt động có kế hoạch được tiến hành trong và ngoài nhà trường và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo ra sự tin tưởng thỏa đáng rằng các hoạt động

và sản phẩm đào tạo sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về chất lượng đào tạo”.

(3) Phương pháp quản lý chất lượng theo ISO 9000:2000

Với quan điểm các cơ sở đào tạo là một loại hình dịch vụ xã hội, một số nước đã và đang áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 với mục tiêu là cải tiến liên tục hệ thồng quản lý chất lượng. (Phương pháp này được thể hiện trong hình 1.2)

Hình 1.2 :Đánh giá chất lượng đào tạo theo đầu vào–quá trình– đầu ra

ĐẦU VÀO

-Cơ sở vật chất

- Thiết bị

- Tính sẵn sàng của học

sinh

-Năng lực của giáo viên - Công nghệ - Sự trợ giúp của phụ huynh - Chính sách QUÁ TRÌNH - Tầm nhìn - Môi trường làm việc - Mức độ khuyến khích - Tổ chức lớp học - Chất lượng chương trình

- Chất lượng giảng dạy

- Thời gian học tập

- Chất lượng lãnhđạo

ĐẦU RA

- Thành tích học tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Học tập của học sinh

- Sự hài lòng của giáo

viên

- Mức độ vắng mặt

- Tỷ lệ học sinh bỏ học

(Nguồn: Hoy W and Miskel C.G, 2001: Educational Adminitration)

Các nguyên tắc quản lý chất lượng:

- Chất lượng sản phẩm là do hệ thống quản lý chất lượng quyết định

- Làm đúng ngay từ đầu tức là làm việc không có lỗi ở mọi khâu. Làm đúng ngay từ đầu sẽ cho chất lượng tốt nhất, tiết kiệm nhất, chi phí thấp nhất.

- Đề cao phương thức quản lý theo quá trình. Lấy phòng ngừa là chính ở mọi khâu tác nghiệp với nhiều biện pháp được tiến hành thường xuyên với công cụ hữu hiệu như kiểm tra chất lượng bằng thống kê (Statistical Quality Control), cơ chế tự kiểm tra, giám sát theo các chuẩn mực.

- Tăng cường chất lượng, hiệu quả quản trị với hai phương pháp là quản trị theo mục tiêu (Management by Objective) và quản trị theo quá trình (Management by Proces).

(4) Phương pháp quản lý chất lượng tổng thể (TQM) trong giáo dục và đào tạo

Đây là mô hình quản lý toàn bộ quá trìnhđào tạo để đảmbảo chất lượng các cấp từ đầu vào, quá trình và đầu ra, kết quả đào tạo và khả năng thích ứng về lao động và việc làm. Mô hình quản lý chất lượng tổng thể TQM được áp dụng trước hết ở các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo với nhiều mô hình cụ thể khác nhau như mô hình Châu Âu về quản lý chất lượng tổng thể trong giáo dục (EUTQM on ED), mô hình cấu

trúc các thành phần của quá trình đào tạo (SEAMEO). Ở cấp độ vĩ mô (Nhà nước) việc

sáp nhập một số cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục với cơ quan Nhà nước về lao động như ở Hàn Quốc thành lập Bộ giáo dục và phát triển nhân lực, Úc và Anh thành lập

Bộ giáo dục thanh niên và việc làm cũng thể hiện xu hướng này, Mỹ đi theo mô hình đầu

vào, quá trình và đầu ra với khoảng 21 chỉ số các loại. Thành tích học tập chỉ là một trong

Hình 1.3: Mô hình hệ thống đánh giá chất lượng theo hệ thống Châu Âu

(Nguồn: B.Davies và L. Ellison (1997)–School leadership For The 21stCentrury)

Mô hình đảm bảo chất lượng dựa trên mô hình quản lý chất lượng tổng thể TQM

với xu hướng phi tập trung hóa, tăng cường phân cấp của quản lý giáo dục, đề cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nói chung và trong chất lượng đào tạo nói riêng. Hình thành văn hóa chất lượng và hệ thống chất lượng của các cơ sở đào tạo

thông qua quá trình đánh giá bên trong (Internal Assessment). Vai trò quản lý của Nhà

nước được thể hiện cụ thể ở việc hoạch định chính sách chất lượng, hệ thống các chuẩn mực bảo đảm chất lượng, xây dựng và ban hành quy trình, cơ chế thực hiện đánh giá bên ngoài (External Assessment) để đánh giá công nhận hoặc kiểm định chất lượng đào tạo.

Việc chuyển sang mô hình đảm bảo chất lượng là một bước tiến lớn về quản lý chất

lượng đào tạo cả ở cấp độ vi mô và vĩ mô.

Các nước Châu Âu sử dụng hệ thống đánh giá chất lượng các cơ sở dịch vụ giáo dục gồm hai nhóm nhân tố là các nhân tố tác động và nhân tố kết quả với tỷ lệ bằng nhau

là 50%. Các nhân tố này bao gồm 9 yếu tố cụ thể với các giá trị trọng số khác nhau: lãnh

đạo, quản lý con người, chính sách và chiến lược, nguồn lực, quá trình, sự hài lòng của nhân viên, sự hài lòng của phụ huynh, tác động xã hội và kết quả học tập. Trong đó, trọng

Lãnhđạo 10% Quản lý con người 9% Quá trình 14% Sự hài lòng của nhân viên 9% Kết quả học tập 15% Sự hài lòng của phụ huynh 20% Tác động với xã hội 6% Chính sách và chiến lược 8% Nguồn lực 9%

số dành cho kết quả học tập chỉ có giá trị 15% được thể hiện trong hình 1.3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các phân tích cho thấy những thước đo đơn giản về hiệu quả hay thành tích của một nhà trường là những chỉ số không đầy đủ về chất lượng thực sự của trường đó. Các chỉ số hiệu quả của nhà trường chỉ là một phần của hệ thống và cũng không phải là phần quan trọng nhất. Các chỉ số về đầu vào, quá trình của hệ thống đều là các cấu thành có

tầm quan trọng như nhau trong việc xác định chất lượng của một nhà trường. Sau đây,

luận văn xin đi sâu phân tích các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo

nhu cầucủa nhà Trường.

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng và một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo an toàn ở trường cao đẳng nghề dầu khí vũng tàu (Trang 31 - 35)