Nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp kết hợp, có nghĩa là áp dụng cả hai phương pháp suy diễn và quy nạp. Phép suy diễn dựa trên các lý thuyết có sẵn để xây dựng các giả thuyết, còn phép quy nạp dựa vào các quan sát để kiểm định giả thuyết đã đưa ra. Cơ sở lý thuyết (đã trình bàytrong chương 2) được tổng hợp từ các tài liệu nghiên cứu về chất lượng dịch vụ đào tạo, từ đó xây dựng nên mô hình và các giả thuyết cho nghiên cứu.
Chương này sẽ trình bày phần thiết kế nghiên cứu cũng như phương pháp thu thập dữ liệu, chuẩn bị cho các phân tích sau.
Bảng 2.4: Phương pháp nghiên cứu
Dạng Phương pháp Kỹ thuật
Sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm
Chính thức Định lượng Bảng câu hỏi
Bảng 2.5: Nhu cầu thông tin và nguồn thông tin cho nghiên cứu
Mục tiêu Nhân tố Biến quan sát cần thu thập Nguồn
thông tin
Cơ sở vật chất
1.Cơ sở vật chất hiện có của trung tâm Thứ cấp 2.Đánh giá của học viên về điều kiện phòng học Sơ cấp
Đánh giá của học viên về
chất lượng
đào tạo của trung tâm an toàn - môi trường của trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí
3.Đánh giá về trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy Sơ cấp 4.Đánh giá về trang thiết bị thực hành Sơ cấp 5.Đánh giá về tài liệu học tập và thực hành Sơ cấp 6. Đánh giá về công tác hậu cần (phục vụ cho
khóa học)
Sơ cấp
Chương
trình đào
tạo
1. Nội dung chương trình đào tạo của các khóa
học tại trung tâm
Thứ cấp
2. Nội dung tài liệu được biên soạn dễ hiểu, phù
hợp với trìnhđộ của học viên
Sơ cấp
3. Nội dung đào tạo luôn được cập nhật, đổi mới Sơ cấp
4. Khóa học phân bổ hợp lý giữa lý thuyết và thực hành
Sơ cấp
5. Khóa học cung cấp được các kỹ năng cơ bản về an toàn môi trường làm việc, an toàn môi trường trong cuộc sống hàng ngày
Sơ cấp
6. Khóa học cung cấp được các hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực an toàn trong mọi ngành nghề.
Sơ cấp
Chất lượng giảng viên
1. Các nguồn giảng viên hiện nay của trung tâm Thứ cấp
2. Kiến thức chuyên môn Sơ cấp
3. Kinh nghiệm thực tế Sơ cấp
4. Khả năng dẫn dắt học viênứng dụng thực tế Sơ cấp
5. Khả năng giảng dạy thu hút, sinh động Sơ cấp
6. Khả năng thuyết phục trong việc trả lời các câu hỏi của học viên
Sơ cấp
Chất lượng đào tạo
1. Có lợi thế hơn trong công việc Sơ cấp
2.Ứng dụng kiến thức vào thực tiễn Sơ cấp
3. Có tâm lý tự tin hơn khi làm việc Sơ cấp
4. Kiến thức về an toàn vữngvàng Sơ cấp
Nghiên cứu sơ bộ:
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng việc thảo luận nhóm. Một nhóm đối tượng
gồm 5 người, trong đó có 2 người đang theo học khóa đào tạo an toàn tại trường, 2 người đã hoàn thành xong khóa học và 1 người đang có nhu cầu tìm hiểu nơi đào tạo an toàn
chất lượng. Từ đây sẽ biết được những yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của học viên
khi đến học tại trung tâm đào tạo an toàn – môi trường của trường. Sau đó những yếu tố này sẽ được trình bày lại thành những nhóm nhân tố phù hợp, hình thành nên một bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi này sau đó sẽ được tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp và dễ hiểu đối với người trả lời.
Kết quả thu được từ thảo luận nhóm:
Nghiên cứu định tính cho thấy những tiêu chí học viên đưa ra nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo an toàn – môi trường của trường bao gồm:
Cơ sở vật chất: là toàn bộ phương tiện giảng dạy và nguồn tài liệu cung cấp trong
khóa học, hỗ trợ giảng viên trong việc truyền thụ kiến thức cho học viên.
Chất lượng chương trình đào tạo: Nội dung đào tạo của các khóa học an toàn tại
trung tâm đãđược chuẩn hóa theo tiêu chuẩn OPITO, STCW95 và các tiêu chuẩn của Ngành và Quốc gia nên các biến chỉ tập trung vào các biến quan sát mà trung tâm có thể tác động hoặc điều chỉnh được, bao gồm:
Chất lượng đội ngũ giảng viên: là tất cả các yêu cầu đầu vào cần thiết cho một
giảng viên và các hoạt động liên quan trong quá trình dạy và học an toàn-môi trường
Chất lượng đào tạo: là tất cả các kiến thức, kỹ năng, những hành vi mới, bằng cấp
mà học viên nhận được sau khi kết thúc khóa học. Và những kiến thức, kỹ năng đó giúp ích cho công việc của học viên như thế nào
Đây là giai đoạn nghiên cứu định lượng bằng bảng câu hỏi đãđược thiết kế và hoàn chỉnh ở nghiên cứu trên nhằm thu thập dữ liệu thống kê cho phân tích.
Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lývới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0. Khởi
đầu, dữ liệu được mã hóa và làm sạch, sau đó qua các phân tích chính sau:
Bước 1: đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo. Các thang đo được đánh giá độ tin cậy qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Hệ số này cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng câu hỏi, được dùng để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến. Qua đó, các biến quan sát có tương quan biến
tổng nhỏ - Corrected Item Total Corelation (<0,3) bị loại và thang đo được chấp
nhận khi hệsốtin cậy Cronbach Alpha đạt yêu cầu (>0,6).
Bước 2: phân tích nhân tố (phân tích EFA). Phân tích này được dùng để
kiểm định giá trị khái niệm của thang đo nhằm rút gọn dữ liệu và biến bằng cách
nhóm chúng lại với các nhân tố đại diện. Thông qua phương pháp này, chúng ta có
thể xác định cấu trúc cơ bản của bộdữ liệu, giảm thứ nguyên trong tập dữ liệu, rút
gọn tập dữ liệu. Các biến chỉ được chấp nhận khi nó có trọng số>0,5 và các trọng
số tải của chính nó ở factor khác nhỏ hơn 0,35 (Igbaria et al, 1995) hoặc khoảng
cách giữa 2 trọng số tải của cùng 1 biến ở hai factor khác nhau lớn hơn 0,3 (theo
kinh nghiệm từ chuyên gia). Thang đo chỉ được chấp nhận khi cumulative của
phần “extraction sum of square loading” > 50%.
Bước 3: sử dụng phương pháp hồi quy đa biến nhằm kiểm định mô hình và
các giảthuyết đãđưa ra với mức ý nghĩa dựkiến α = 5%.