Một số phương hướng nhằmnâng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầutrong xã hội
ngày nay nói chung:
- Đổi mới phương pháp quản lý học sinh. Có thể nói, học sinh là chủ thể của quá
trình dạy học và là đối tượng chính cần quan tâm trong mỗi nhà trường. Công tác quản lý học sinh trong mỗi nhà trường có ảnh hưởng lớn tới thái độ, tinh thần học tập và phấn đấu của mỗi học sinh. Vì thế, công tác quản lý cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo cần có phương pháp quản lý hợp lý và hiệu quả.
-Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập.Việc đầu tư cơ sở vật chất phải xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan của xã hội. Chất lượng đào tạo phải gắn liền với khoa học công nghệ, nhất là ngày nayứng dụng tiến bộ khoa học đổi mới từng ngày, những vật liệu mới ra đời. Để bảo đảm chất lượng đào tạo, các nhà trường cần thực hiện phương châm đầu tư: chuẩn hoá, hiện đại, hiệu quả trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị.
-Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trìnhđào tạo. Theo phương pháp tiếp cận mục tiêu trong đào tạo, mục tiêu đào tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu của một khóa đào tạo, nó là cơ sở để xây dựng nội dung chương trình cũng như nội dung đánh giá, đồng thời
cũng là định hướng cho người học trong quá trình học tập. Nhiệm vụ của giáo dục và đào
tạo là phải đào tạo được đội ngũ nhân lực đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội và của thị trường lao động thường xuyên biến đổi của đất nước. Do vậy, nội dung chương trìnhđào tạo trong mỗi trường học nói chung phải thường xuyên được phát triển
và cập nhật, hiện đại hóa cho phù hợp vớinhu cầu của thị trường.
- Áp dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo và xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, quy trình thủ tục. Để có thể thẩm định chất lượng đào tạo trong từng thời kỳ cần xác lập một hệ thống các tiêu chí trong tất cả các lĩnh vực của quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ trong nhà trường. Hệ thống tiêu chí này được cụ
thể hoá bằng các chỉ số thực hiện bao hàm toàn bộ quy trình đào tạo từ “đầu vào”, “quá
trình đào tạo” và “đầu ra” trong tất cả các lĩnh vực của giáo dục chuyên nghiệp: giảng
dạy, học tập, đội ngũ cán bộ giảng dạy, đội ngũ học sinh, tài chính, cơ sở vật chất.
-Tăng cường và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa nhà trường và các doanh
nghiệp, xí nghiệp, nhà thầu trong việc phối hợp đào tạo nguồn nhân lực trước và sau
tuyển dụng. Các doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trìnhđào tạo của
nhà trường, tác động đến cơ cấu ngành nghề đào tạo của trường, chương trìnhđào tạo của trường và cũng là nơi sử dụng thành quả của hoạt động đào tạo của trường.