6. Kết cấu đề tài
3.1 Xã Quốc Tuấn và các làng nghề hương tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách
3.1.2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ hương tại các làng
nghề tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách
a. Thuận lợi
Vị trí địa lý của xã Quốc Tuấn là một điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hương khi có đường quốc lộ 37 chạy qua. Khi đó, nguyên liệu và máy móc sản xuất hương được luân chuyển dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hương. Bên cạnh đó, hệ thống điện, nước đầy đủ, ít gián đoạn cũng giúp cho việc sản xuất hương được ổn định hương.
Đây là những làng nghề hương truyền thống của huyện Nam Sách. Vì vậy, người dân ở đây có tay nghề cao, giúp cho việc sản xuất hương được dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo chất lương. Hơn nữa, vì là những làng nghề truyền thống cộng với việc ở
trong vùng có nhiều đình chùa nên lượng khách hàng của các làng nghề tương đối lớn, giúp cho việc tiêu thụ tốt hơn và gián tiếp thúc đẩy quá trình sản xuất hương của các hộ sản xuất.
Số lượng làng nghề ở huyện Nam Sách tương đối ít (8 làng nghề), vì thế những
hương khi hàng năm đều có các đoàn kiểm tra về để khảo sát chất lượng việc sản xuất
và tiêu thụ hương cũng như việc giữ vệ sinh mơi trường làng nghề ở đây để có những
định hướng phù hợp để phát triển làng nghề hương.
Sự cạnh tranh trong việc sản xuất của ba làng nghề hương thuộc xã Quốc Tuấn với các làng nghề ở địa phương khác là khơng lớn khi chỉ có một làng nghề cạnh tranh
duy nhất là làng nghề Dưỡng Thái Bắc ở xã Phúc Thành huyện Kim Thành. Như vậy làng nghề hương xã Quốc Tuấn sẽ phát triển mạnh mẽ khi có sự liên kết chặt chẽ của 3 làng nghề An Xá, Trực Trì và Đơng Thôn của xã Quốc Tuấn.
Các làng nghề hương xã Quốc Tuấn có thể tận dụng được những lao động phụ
tại chỗ như người trên độ tuổi lao động, trẻ em và những người khuyết tật. Vừa thuận lợi cho việc sản xuất cũng như giúp họ gia tăng thu nhập, giảm bớt gánh nặng cho xã hội trong quá trình thực hiện các chính sách cho người già và người khuyết tật.
b. Khó khăn
Là làng nghề truyền thống nên việc chuyển sang sản xuất cơng nghiệp tương đối khó khi các hộ gia đình đã quen với việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ với máy móc tương đối lạc hậu. Vì vậy, sẽ vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các cơ sở sản xuất
công nghiệp về cả số và chất lượng sản phẩm hương. Thị trường của các làng nghề hương sẽ bị đe dọa khi giá thành sản xuất hương công nghiệp sẽ rẻ hơn giá thành sản xuất hương tại các làng nghề.
Nguyên liệu đầu vào tại chỗ trong quá trình sản xuất hương hiện nay các làng nghề hương xã Quốc Tuấn gần như không đủ để sản xuất vì vậy phải nhập khẩu
nguyên liệu. Tuy nhiên, việc nhập khẩu nguyên liệu sẽ làm cho giá thành sản xuất tăng lên, để doanh thu không giảm cần phải tăng giá bán, điều này gây khó khăn trong
q trình tiêu thụ hương và có thể sẽ đánh mất thị trường.
Với những đặc điểm về làng nghề truyền thống cùng với việc sản xuất hương
gây ô nhiễm môi trường nên việc mở rộng các cơ sở sản xuất hương tại các làng nghề xã Quốc Tuấn tương đối khó khăn. Đồng thời, việc liên kết giữa các cơ sở cũng trở
nên khó khăn khi chưa tìm được lối đi chung cho việc sản xuất cũng như tiêu thụ hương
Việc sản xuất hương phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, đặc biệt, sản xuất hương chỉ thật sự mạnh vào mùa thu và mùa đông. Khi đó, thời tiết hanh khơ và có nắng, thuận lợi cho việc phơi hương. Tuy nhiên, khi vào mùa xuân và mùa hạ, việc sản xuất hương bị hạn chế vì khơng khí ẩm, khó có thể làm khơ hương. Điều này ảnh hưởng rất
lớn tới việc sản xuất hương cũng như vấn đề việc làm của người lao động cũng bị ảnh hưởng theo thời tiết.