6. Kết cấu đề tài
4.2. Quan điểm giảm thiể uô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương
Trên cơ sở phân tích thảo luận và kết luận về ô nhiễm môi trường (chương 3), căn cứ vào điều kiện cụ thể của xã, nghiên cứu cho rằng: để có được những định hướng và giải pháp phù hợp, trước hết cần có quan điểm rõ ràng về vấn đề này. Những quan điểm được đề xuất bởi nhóm nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, giảm tác động của sản xuất hương tới môi trường là hướng tập trung
xuyên suốt trong mục tiêu phát triển của xã Quốc Tuấn trong giai đoạn tới.
Quan điểm này hướng quá trình phát triển kinh tế- xã hội của xã Quốc Tuấn: (i)
tập trung phát triển sản xuất hương theo hướng gắn với môi trường, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho người dân về ô nhiễm môi trường và bảo vệ mơi trường, đồng thời có những chế tài xử phạt để xử lý những hộ sản xuất vi phạm luật môi trường (ii) đặt nhiệm vụ cho sự phối hợp giữa các bên có liên quan trong q trình này, trong đó
nhấn mạnh đến việc phát triển làng nghề hương những phải đảm bảo vệ sinh mơi trường.
Thứ hai, Ơ nhiễm mơi trường nước là rất cấp bách, vì vậy cần phải xử lý môi trường nước và hạn chế lượng chất thải ra môi trường nước cũng như môi trường
xung quanh.
Quan điểm này đi cụ thể vào một môi trường thực sự ô nhiễm theo sự đánh giá
của Sở Công Thương Hải Dương và cũng theo sự đánh giá của người dân. Nước là một nhân tố quan trọng không thể thiếu cho nông nghiệp. Vì vậy, để phát triển nơng nghiệp, cần phải đảm bảo môi trường nước không bị ô nhiễm. Đồng thời, việc xử lý
môi trường nước cũng cần chú ý đến các môi trường khác để tránh trường hợp xử lý được mơi trường nước xong thì mơi trường khác lại xảy ra ô nhiễm.
Thứ ba, Quy hoạch việc sản xuất hương thành khu tập trung, giảm ô nhiễm môi
trường trong khu dân cư và đảm bảo ổn định cuộc sống cũng như sức khỏe của người
dân.
Theo đánh giá Sở Cơng Thương Hải Dương thì mơi trường khơng khí, đất và tiếng ồn chưa bị ơ nhiễm. Tuy nhiên, những hộ dân ở gần với các cơ sở sản xuất cho rằng họ đã bị ảnh hưởng bởi việc sản xuất hương. Vì vậy, cần phải quy hoạch việc sản xuất hương thành khu tập trung, vừa đảm bảo ổn định cuộc sống và sức khỏe cho người dân vừa có thể xây dựng những khu xử lý chất thải tập trung để xử lý chất thải từ quá trình sản xuất hương.
Thứ tư, cần có nhiều sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội ở trong và ngoài xã đến việc đảm bảo vệ sinh môi trường.
Quan điểm này khẳng định vai trị “trước hết” bởi chính quyền địa phương
trong việc giúp đỡ những hộ sản xuất hương vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo vệ
sinh môi trường (kể cả hỗ trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật). Mặt khác, vai trò của các tổ
chức đoàn thể xã hội như hội phụ nữ, hội nơng dân, đồn thanh niên,… khá quan trọng để tạo ra những phong trào và những hỗ trợ cụ thể cho các hộ sản xuất hương xã
trong phát triển làng nghề cũng như bảo vệ môi trường.
4.3 Định hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương
Bằng việc rút ra những vấn đề về ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương,
quan điểm của tác giả về định hướng mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường ở địa phương trong thời gian tới là khắc phục được những “vấn đề” nói trên. Theo đó định hướng
Một là, tập trung xử lý triệt để ô nhiễm nguồn nước tại các làng nghề hương xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách.
Hiện nay, nguồn nước tại ba làng nghề sản xuất hương xã Quốc Tuấn đã bị ơ nhiễm. Vì vậy cần phải xử lý triệt để ô nhiễm nguồn nước nhằm đảm bảo cho việc
phát triển nông nghiệp trong thời gian tới. Sắp tới, huyện Nam Sách có đề án xây dựng khu đô thị Thanh Quang – Quốc Tuấn, vì vậy, việc đảm bảo mơi trường nói
chung và mơi trường nước nói riếng cũng góp phần tích cực trong việc xây dựng khu
đô thị Thanh Quang – Quốc Tuấn theo hướng hiện đại. Việc xử lý triệt để ô nhiễm nguồn nước cũng tránh việc nguồn nước bị ô nhiễm tràn ra sông Kinh Thầy, làm ảnh hưởng tới việc nuôi cá lồng tại hai xã Thanh Quang và Quốc Tuấn.
Hai là, đảm bảo mơi trường khơng khí, đất và tiếng ồn ở ba làng nghề xã Quốc Tuấn không bị ô nhiễm
Bên cạnh việc xử lý ô nhiễm môi trường nước cần phải đảm bảo ba môi trường khơng khí, đất và tiếng ồn khơng bị ơ nhiễm. Vì vậy cần có những biện pháp cụ thể và phù hợp để hạn chế lượng chất thải ra môi trường, cũng như áp dụng các hệ thống xử lý chất thải nhằm hạn chế các chất độc hại bị thải ra ngồi mơi trường đảm bảo môi trường nước được xử lý triệt để và ba mơi trường cịn lại không bị ô nhiễm, giúp cho việc phát triển làng nghề hương theo hướng bền vững.b
Ba là, Giảm thiểu người mắc bệnh hô hấp xuống dưới 25%, bệnh da liễu xuống dưới 10 % và khơng có ai mắc cả 2 bệnh vào năm 2025
Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp chiếm tỷ lệ 66% trong tổng số dân cư của 3 làng nghề xã Quốc Tuấn theo như khảo sát. Tỷ lệ này là rất cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ người mắc bệnh da liêu cũng là 22% và người mặc cả 2 bệnh hô hấp và da liễu là
12% theo số liệu khảo sát. Điều này có thấy rằng trong làng nghề, hầu như ai cũng mắc một hoặc hai bệnh. Vì vậy, để xã Quốc Tuấn phát triển bền vững thì sức khỏe của người dân cần được đảm bảo. Tuy nhiên, với tỷ lệ rất cao của số lượng người mắc bệnh, vì vậy nghiên cứu có định hướng đến năm 2025 giảm tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp xuống dưới 25%, số lượng người mắc bệnh da liễu xuống dưới 10% và không ai mắc cả hai bệnh để đảm bảo cho việc thực hiện khám chữa bệnh đạt kết quả cao.
Bốn là, đảm bảo cho nhân dân không tiếp xúc với các loại ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương xã Quốc Tuấn
Việc người dân sống trong làng nghề hương mắc các bệnh về hô hấp và da liễu cũng một phần là do họ phải tiếp xúc hàng ngày với các loại ơ nhiễm mơi trường từ
khơng khí đến nguồn nước. Vì vậy, để thực hiện định hướng thứ 3 là giảm tỷ lệ người
mắc bệnh thì ngồi việc khám chữa bệnh cho những người đã mắc bệnh, cần phải đảm bảo người dân không được tiếp xúc với nguồn nước và khơng khí đã có dấu hiệu bị ô nhiễm để tránh trường hợp người được chữa khỏi bệnh lại có người mắc bệnh xuất hiện.
Năm là, tách biệt giữa sản xuất hương và sản xuất nơng nghiệp, đảm bảo sản phẩm nơng nghiệp có năng suất cao và chất lượng tốt
Cần có sự quy hoạch cụ thể các vùng sản xuất hương tách biệt khỏi vùng sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, không để các chất thải của sản xuất hương chưa qua xử
lý đã thải ra môi trường làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là thủy sản
như việc ni cá, tơm... Hiện nay, tình hình ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề hương chưa ảnh hưởng quá lớn tới sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu vẫn
không tách biệt trong tới gian tới, sản xuất nông nghiệp, thủy sản sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ sản xuất hương và chất thải từ sản xuất hương gây ra.