6. Kết cấu đề tài
4.1. Định hướng giảm thiể uô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương
4.1.1. Căn cứ
4.1.1.1. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước là giảm tỷ trọng nhóm ngành nơng nghiệp, tăng tỷ trọng nhóm ngành CN- TTCN, DV để tiến hành CNH-HĐH đất nước. Từ đó, các làng nghề hương xã Quốc Tuấn chủ động trong xây dựng và phát triển làng nghề theo đúng kế hoạch đã đề ra của huyện Nam Sách để duy trì tốc độ tăng trưởng
kinh tế toàn huyện là 8.6% vào năm 2019 , cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ là 13,3% - 50,2% - 36,5% vào năm 2020.
4.1.1.2. Căn cứ vào định hướng phát triển làng nghề
Căn cứ theo : (i) Quyết định số 820/QĐ-UBND tỉnh Hải Dương về việc Quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề TTCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm
2020, định hướng đến năm 2025; (ii) Kế hoạch số 1469/KH-UBND tỉnh Hải Dương thực hiện Đề án tổng thể Bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; (iii) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Huyện Nam Sách đến năm 2020 tầm nhìn 2030 và định hướng phát triển các làng nghề hương của xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách. Phát triển làng nghề sản xuất hương theo đúng quy hoạch và định hướng của tỉnh Hải Dương và huyện Nam Sách, đồng thời cần gắn phát triển
làng nghề hương đối với bảo vệ môi trường.
4.1.1.3. Căn cứ vào những vấn đề trong thực trạng sản xuất hương tại xã Quốc Tuấn Tuấn
Hiện tại, mặc dù mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương chưa thực sự cấp bách, chưa có sự xuất hiện của ơ nhiễm khơng khí, đất, tiếng ồn theo kết quả của sở công thương. Tuy nhiên, nguồn nước mặt ở các làng nghề hương xã Quốc Tuấn đã bị ô nhiễm. Nếu không khẩn trương xử lý, rất có thể mức độ ơ nhiễm sẽ lớn hơn và kéo theo đó là ơ nhiễm khơng khí và ơ nhiễm nguồn đất sẽ xảy ra.
Việc tổ chức sản xuất theo quy mô hộ cũng gây ra một số vấn đề cho những hộ
dân xung quanh khi một số cơ sở sản xuất sử dụng máy móc hiện đại với công suất lớn, gây ra tiếng ồn và gây khó chịu cho hộ dân xung quanh trong đời sống. Bên cạnh
đó, các cơ sở sản xuất phân tán nhiều nơi gây ra nhiều khó khăn cho việc đảm bảo vệ
sinh môi trường.
Ý thức của các hộ sản xuất hương trong thực hiện bảo vệ môi trường làng nghề
vẫn tương đối yếu kém. Trong khi đó, sự vào cuộc của chính quyền địa phương chưa quyết liệt biểu hiện là q trình tun truyền cịn chưa quyết liệt cộng với việc chưa có chế tài xử phạt hợp lý. Điều này có thể gây ra ơ nhiễm môi trường.
Doanh thu của các cơ sở sản xuất hương vẫn còn tương đối thấp. Mỗi cơ sở
trong một năm chỉ đạt doanh thu nhỏ hơn 500 triệu đồng. Điều này gây ra khó khăn
cho các cơ sở sản xuất trong việc trả lương công nhân cũng như đầu tư mở rộng sản xuất và mua máy móc, thiết bị mới.
Đã có sự xuất hiện của các loại hương hóa chất. Việc sản xuất và sử dụng hương hóa chất ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người lao động và người sử dụng.
Có thể sẽ gây ra một số bệnh hiểm nghèo như ung thư...
Việc sản xuất hương phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Nó gây gián đoạn cho việc sản xuất hương, làm cho sản phẩm hương không được cung cấp đều đặn cho nhà
phân phối và có thể gây hẹp lại lượng khách hàng của các làng nghề. Đồng thời, sự
gián đoạn có thể xảy ra đối với những lao động sản xuất hương. Họ sẽ trở thành lao động thất nghiệp tạm thời trong mùa xuân và đầu mùa hạ khi việc sản xuất hương hạn chế. Rất khó ổn định một cơng việc khác trong vịng chưa tới 6 tháng. Cũng khó có thể trong vịng 1 năm có thể chia thời gian làm 2 việc.