Các làng nghề sản xuất hương tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã quốc tuấn, huyện nam sách, tỉnh hải dương thực trạng và giải pháp (Trang 39)

6. Kết cấu đề tài

3.1 Xã Quốc Tuấn và các làng nghề hương tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách

3.1.2. Các làng nghề sản xuất hương tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách

3.1.2.1. Giới thiệu chung về các làng nghề hương xã Quốc Tuấn

a. Ba làng nghề hương tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách và sản phẩm hương của ba làng nghề đó

Hiện nay, ở xã Quốc Tuấn tồn tại ba làng nghề hương và được lấy tên theo ba

thôn của xã Quốc Tuấn đó là làng nghề hương An Xá, làng nghề hương Đông Thôn và làng nghề hương Trực Trì. Các làng nghề hương ở đây được hình thành từ lâu đời,

mang đầy đủ đặc điểm của một làng nghề truyền thống khi tồn tại ở trong các thôn, sản xuất theo hướng truyền thống theo các hộ gia đình với quy mơ sản xuất nhỏ và đem lại thu nhập ổn định cho người dân ở xã Quốc Tuấn cũng như người dân các xã

lân cận đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế của xã Quốc Tuấn cũng như của huyện

Nam Sách. Quy mô cơ sở sản xuất của ba làng nghề tương đối bằng nhau, tuy nhiên số lượng lao động lại có sự chênh lệch đáng kể.

Hình 3.1: Số lượng cơ sở sản xuất và số lượng lao động năm 2017 của 3 làng nghề hương xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

Nguồn: Tổng hợp từ phòng KT&HT Hương ở các làng nghề xã Quốc Tuấn chủ yếu được làm từ dược liệu, ít sử dụng hóa chất nên rất an tồn cho người sản xuất và người tiêu thụ. Hương được sản xuất ở xã Quốc Tuấn có mùi thơm dịu nhẹ, khi sử dụng không bị tắt giữa chừng.

Chính vì vậy, hương Quốc Tuấn rất được khách hàng tin dùng. Thị trường được trả rộng khắp trong toàn tỉnh Hải Dương cũng như các tỉnh thành của cả nước.

b. Lượng sản xuất hương tại ba làng nghề tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách

Việc sản xuất, tiêu thụ hương được diễn ra quanh năm. Trung bình, mỗi năm, một hộ sản xuất bán được trên 1000 thùng hương, khoảng 30 triệu nén. Tuy nhiên, những tháng cuối năm và những tháng đầu năm, đặc biệt là những tháng tết mới thực sự là mùa cao điểm. Hương sản xuất tới đâu được tiêu thụ tới đó. Các cơ sở làm hết

cơng suất vẫn khơng đáp ứng nhu cầu của người dân. Một người dân cho biết “Dịp cuối năm, trung bình mỗi tháng, nhà tôi bán được từ 300 - 400 thùng hàng. Mỗi thùng

80 75 75 600 480 500 0 100 200 300 400 500 600 700 An Xá Trực Trì Đơng thơn Cơ sở sản xuất Số lượng lao động

từ 2,5 đến 3 vạn nén. Lượng hương bán ra dịp này chiếm khoảng 2/3 sản lượng của cả năm. Mấy hôm nay, làm không kịp bán”. Một số hộ sản xuất quả quyết rằng, với tình

hình tiêu thụ hương như hiện tại, sang năm 2019, họ sẽ mở rộng thêm quy mô sản xuất với việc tăng diện tích cơ sở sản xuất, tăng số máy và th thêm nhân cơng để có thể tăng doanh thu nhiều hơn so với năm 2018.

c. Doanh thu của ba làng nghề tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách

Doanh thu của các làng nghề của huyện Nam Sách được phản ánh qua hình 3.2

Đơn vị:Tỷ đồng

Hình 3.2 : Doanh thu của các làng nghề tại huyện Nam Sách năm 2017

Nguồn : Tổng hợp từ phòng KT&HT Mặc dù sản phẩm hương được tiêu thụ rất nhiều và ln ln trong tình trạng thiếu hàng. Tuy nhiên, doanh thu từ việc sản xuất hương của 3 làng nghề xã Quốc Tuấn vẫn còn tương đối thấp so với một số làng nghề khác trong huyện Nam Sách. Điển hình như làng nghề sấy hành tỏi khơ của thơn Mạn Đê có doanh thu là 80.5 tỷ đồng gần bằng tổng doanh thu của 3 làng nghề hương xã Quốc Tuấn. Trong 8 làng nghề của huyện Nam Sách thì thu nhập của 3 làng nghề chỉ cao hơn làng nghề bún

Lang Khê là 25.1 tỷ đồng và tương đương với làng nghề sản xuất gạch ở Lấu Khê là

32.2 tỷ đồng. Vì vậy, trong thời gian sắp tới, huyện Nam Sách cần đẩy mạnh mở rộng quy mô sản xuất của làng nghề hương để có thể tăng doanh thu cho làng nghề hương và thu nhập cho người dân nói riêng cũng như làm tăng ngân sách của xã Quốc Tuấn và huyện Nam Sách nói chung.

3.1.2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh tại các làng nghề sản xuất hương

a. Làng nghề hương An Xá

Sản xuất hương ở An Xá xã Quốc Tuấn được công nhận làng nghề vào ngày 1

tháng 9 năm 2004 và đến hết tháng 12 năm 2017, làng nghề hương An Xá có khoảng 80 cơ sở sản xuất hương đều là hộ gia đình với khoàng 600 lao động và cho thu nhập cao. Số liệu cụ thể về kết quả sản xuất kinh doanh tại làng hương An Xá được mô tả

cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh tại làng nghề hương An Xá

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Ước tính

Năm 2018

Dự kiến năm 2020

Tổng số cơ sở sản xuất Cơ sở 80 80 85

Tổng số lao động Người 600 600 630

Doanh thu sản xuất Tỷ đồng 34.6 36.5 37.4

Thu nhập chung Tỷ đồng 30.8 31.7 33.7 Thu nhập bình quân của 1 lao động Triệu đồng/năm 51.3 52.8 53.5

Số lượng doanh nghiệp DN 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ phịng KTHT(năm

2017)

Đây là làng nghề hương có số lượng cơ sở lớn nhất trong ba làng nghề với 80 cơ sở và năm 2017, doanh thu của làng nghề hương An Xá là 34.6 chiếm 34.84% tổng

doanh thu của 3 làng nghề. Tuy nhiên, với số lượng lao động lớn, thu nhập của làng nghề này thấp hơn so với 2 làng nghề còn lại. Dự kiến trong những năm tới, số lượng cơ sở sản xuất trong làng nghề An Xá sẽ tăng lên 85 cơ sở và số lượng lao động sẽ tăng lên 630 lao động để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và giúp cho thu nhập của người lao động được tăng lên góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sản xuất hương ở làng nghề hương Trực Trì xã Quốc Tuấn được công nhận

làng nghề vào ngày 17 tháng 10 năm 2008 và đến hết tháng 12 năm 2017, làng nghề hương Trực Trì có khoảng 75 cơ sở sản xuất hương đều theo quy mơ hộ gia đình với khoảng 480 lao động và cho thu nhập cao. Số liệu cụ thể về kết quả sản xuất kinh

doanh tại làng hương Trực Trì được mơ tả cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả sản xuất kinh doanh tại làng nghề hương Trực Trì

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Ước tính

Năm 2018

Dự kiến năm 2020

Tổng số cơ sở sản xuất Cơ sở 75 78 80

Tổng số lao động Người 480 500 540

Doanh thu sản xuất Tỷ đồng 32.9 35.1 36.5

Thu nhập chung Tỷ đồng 28.6 30.2 34.4 Thu nhập bình quân của 1 lao động Triệu đồng/năm 59.6 60.4 63.7

Số lượng doanh nghiệp DN 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ phòng KTHT(năm 2017)

c. Làng nghề hương Đông Thôn

Sản xuất hương ở Đông Thôn xã Quốc Tuấn được công nhận làng nghề vào

ngày 09 tháng 02 năm 2010 và đến hết tháng 12 năm 2017, làng nghề hương Đơng

Thơn có khoảng 75 cơ sở sản xuất hương đều là hộ gia đình với khồng 500 lao động và cho thu nhập cao. Số liệu cụ thể về kết quả sản xuất kinh doanh tại làng hương Đông Thôn được mô tả cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh tại làng nghề hương Đông Thôn

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Ước tính

Năm 2018

Dự kiến năm 2020

Tổng số cơ sở sản xuất Cơ sở 75 78 80

Tổng số lao động Người 500 510 530

Doanh thu sản xuất Tỷ đồng 31.8 34.7 35.9

Thu nhập chung Tỷ đồng 28.5 30.9 32.8 Thu nhập bình quân của 1 lao động Triệu đồng/năm 57 60.6 61.9

Số lượng doanh nghiệp DN 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ phòng KTHT(năm 2017)

3.1.2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ hương tại các làng nghề tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách nghề tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách

a. Thuận lợi

Vị trí địa lý của xã Quốc Tuấn là một điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hương khi có đường quốc lộ 37 chạy qua. Khi đó, nguyên liệu và máy móc sản xuất hương được luân chuyển dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hương. Bên cạnh đó, hệ thống điện, nước đầy đủ, ít gián đoạn cũng giúp cho việc sản xuất hương được ổn định hương.

Đây là những làng nghề hương truyền thống của huyện Nam Sách. Vì vậy, người dân ở đây có tay nghề cao, giúp cho việc sản xuất hương được dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo chất lương. Hơn nữa, vì là những làng nghề truyền thống cộng với việc ở

trong vùng có nhiều đình chùa nên lượng khách hàng của các làng nghề tương đối lớn, giúp cho việc tiêu thụ tốt hơn và gián tiếp thúc đẩy quá trình sản xuất hương của các hộ sản xuất.

Số lượng làng nghề ở huyện Nam Sách tương đối ít (8 làng nghề), vì thế những

hương khi hàng năm đều có các đồn kiểm tra về để khảo sát chất lượng việc sản xuất

và tiêu thụ hương cũng như việc giữ vệ sinh mơi trường làng nghề ở đây để có những

định hướng phù hợp để phát triển làng nghề hương.

Sự cạnh tranh trong việc sản xuất của ba làng nghề hương thuộc xã Quốc Tuấn với các làng nghề ở địa phương khác là khơng lớn khi chỉ có một làng nghề cạnh tranh

duy nhất là làng nghề Dưỡng Thái Bắc ở xã Phúc Thành huyện Kim Thành. Như vậy làng nghề hương xã Quốc Tuấn sẽ phát triển mạnh mẽ khi có sự liên kết chặt chẽ của 3 làng nghề An Xá, Trực Trì và Đơng Thơn của xã Quốc Tuấn.

Các làng nghề hương xã Quốc Tuấn có thể tận dụng được những lao động phụ

tại chỗ như người trên độ tuổi lao động, trẻ em và những người khuyết tật. Vừa thuận lợi cho việc sản xuất cũng như giúp họ gia tăng thu nhập, giảm bớt gánh nặng cho xã hội trong quá trình thực hiện các chính sách cho người già và người khuyết tật.

b. Khó khăn

Là làng nghề truyền thống nên việc chuyển sang sản xuất cơng nghiệp tương đối khó khi các hộ gia đình đã quen với việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ với máy móc tương đối lạc hậu. Vì vậy, sẽ vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các cơ sở sản xuất

công nghiệp về cả số và chất lượng sản phẩm hương. Thị trường của các làng nghề hương sẽ bị đe dọa khi giá thành sản xuất hương công nghiệp sẽ rẻ hơn giá thành sản xuất hương tại các làng nghề.

Nguyên liệu đầu vào tại chỗ trong quá trình sản xuất hương hiện nay các làng nghề hương xã Quốc Tuấn gần như khơng đủ để sản xuất vì vậy phải nhập khẩu

nguyên liệu. Tuy nhiên, việc nhập khẩu nguyên liệu sẽ làm cho giá thành sản xuất tăng lên, để doanh thu không giảm cần phải tăng giá bán, điều này gây khó khăn trong

q trình tiêu thụ hương và có thể sẽ đánh mất thị trường.

Với những đặc điểm về làng nghề truyền thống cùng với việc sản xuất hương

gây ô nhiễm môi trường nên việc mở rộng các cơ sở sản xuất hương tại các làng nghề xã Quốc Tuấn tương đối khó khăn. Đồng thời, việc liên kết giữa các cơ sở cũng trở

nên khó khăn khi chưa tìm được lối đi chung cho việc sản xuất cũng như tiêu thụ hương

Việc sản xuất hương phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, đặc biệt, sản xuất hương chỉ thật sự mạnh vào mùa thu và mùa đơng. Khi đó, thời tiết hanh khơ và có nắng, thuận lợi cho việc phơi hương. Tuy nhiên, khi vào mùa xuân và mùa hạ, việc sản xuất hương bị hạn chế vì khơng khí ẩm, khó có thể làm khơ hương. Điều này ảnh hưởng rất

lớn tới việc sản xuất hương cũng như vấn đề việc làm của người lao động cũng bị ảnh hưởng theo thời tiết.

3.2. Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường của các làng nghề hương tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách Quốc Tuấn, huyện Nam Sách

3.2.1. Phân tích thực trạng về mức độ ơ nhiễm môi trường tại các làng nghề hương tại xã Quốc Tuấn hương tại xã Quốc Tuấn

3.2.1.1. Phân tích theo thống kê của Sở Cơng Thương Hải Dương

a. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí

Thực trạng ơ nhiễm mơi trường khơng khí tại các làng nghề hương xã Quốc Tuấn được thống kê và tổng hợp đầy đủ ở bảng sau:

Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng mơi trường khơng khí tại các làng nghề sản xuất Hương tại xã Quốc Tuấn

Tên Làng SO2 CO NO2 O3 TSP An Xá <0.04 1.98-2.11 0.01-0.013 0.23-0.29 Trực Trì <0.04 2.09-2.22 0.011-0.015 0.22-0.27 Đơng Thôn 0.022-0.04 2.09-2.82 0.009-0.013 0.021-0.055 0.21-0.26 QCVN 05:2013/BTNMT 0.35 30 0.2 0.2 0.3

Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả SCT-HD (2017) Với các chỉ tiêu quan trắc tại thời điểm năm 2017 là SO2, CO, NO2, O3, TSP cho thấy, chưa có dấu hiện ô nhiễm môi trường không khí ở 3 làng nghề sản xuất hương tại xã Quốc Tuấn, các chỉ tiêu quan trắc đều thấp hơn rất nhiều so với quy chất kỹ thuật quốc gia về chất lượng khơng khí với trung bình 1 giờ. Vì vậy, mơi trường

khơng khí ở đây tương đối ổn định và khả năng xảy ra ô nhiễm khơng khí ở xã Quốc

Tuấn là rất thấp.

Nước thải sản xuất chủ yếu phát sinh trong quá trình nhuộm phẩm. Lượng nước thải phát sinh ra của một hộ trong một ngày được ước tính khoảng từ 50 đến 100

lít. Ở đây, ngun cứu phân tích loại mơi trường nước đó là mơi trường nước mặt.

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước mặt tại các làng nghề hương xã Quốc Tuấn được thống kê và tổng hợp đầy đủ ở bảng sau:

Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng mơi trường nước mặt tại các làng nghề sản xuất Hương tại xã Quốc Tuấn

Làng nghề

STT Thơng số phân tích Đơn vị An Xá Trực Trì Đông Thôn MT:2015/BTNMTQCVN 08-

1 pH - 7.5-7.9 7.9 7.5-7.6 5.5-9 2 COD mg/l 13-18 14-41 10-14 30 3 𝐵𝑂𝐷5(20𝑜𝐶) mg/l 41-62 42-167 32-49 25 4 TSS mg/l 26-46 10-98 18-56 100 5 𝑁𝑂2 mg/l 0.408-0.518 0.2930.02- 0.2570.02- 0.05 6 𝑁𝑂3 mg/l 0.15-1.55 0.15-0.64 0.15-0.81 15 7 𝑁𝐻+4 mg/l 0.08-2.88 0.08-3.79 0.08-8.5 0.9 8 Cl- mg/l 135-195 674-748 117-138 350 9 Tổng dầu mỡ mg/l 0.37-0.32 0.37-0.42 0.37-0.4 1 10 Coliform MNP/100ml 1100-3900 1500-4300 1100-7500 10000 11 Zn mg/l 0.11-0.386 0.2260.08- 0.1220.08- 2 12 Mn mg/l <0.2 <0.3 <0.4 1 13 Fe mg/l 0.18-0.83 0.1-0.77 0.1-0.28 2 14 Hg mg/l <0.0005 <0.0005 <0.0005 0.002 15 Pb mg/l <0.0005 <0.0005 <0.0005 0.05

Với các chỉ tiêu quan trắc như trên bảng 3.5 tại thời điểm năm 2017, qua phân

tích cho thấy, tại ba làng nghề sản xuất hương tại xã Quốc Tuấn đã xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm nước mặt từ 1 đến 7 thông số. Cụ thể:

Làng nghề hương An Xá: Các thông số 𝐵𝑂𝐷5(20𝑜𝐶), 𝑁𝑂2, 𝑁𝐻+

4 đều vượt mức

quy định cho phép theo bảng quy chuẩn về chất lượng nước mặt của BTNMT. Đặc biệt, thông số 𝑁𝑂2 vượt rất xa và gấp 8 đến 10 lần so với quy chuẩn cho phép. Các

thơng số cịn lại đều nằm dưới tiêu chuẩn về chất lượng nước mặt của BTNMT. Tuy nhiên, đã có một vài thơng số tiếp cận với ngưỡng chuẩn cho phép như Fe và độ pH.

Làng nghề hương Trực Trì: Các thơng số COD, 𝐵𝑂𝐷5(20𝑜𝐶), 𝑁𝑂2, 𝑁𝐻+ 4, Cl-

đều vượt mức quy định cho phép theo bảng quy chuẩn về chất lượng nước mặt của

BTNMT. Ngồi thơng số COD vượt khoảng 1.5 lần và thông số Cl- vượt khoảng 2 lần so với quy định. Còn lại, các thông số khác đã vượt mức quy chuẩn theo tiêu chuẩn về

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã quốc tuấn, huyện nam sách, tỉnh hải dương thực trạng và giải pháp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)