Kiểm định phi tham số

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp khắc phục phát sinh chi phí xây dựng công trình đường bộ khu vực quảng nam - đà nẵng (Trang 35 - 149)

6. Nội dung của đề tài nghiên cứu

2.2.2. Kiểm định phi tham số

Kiểm định phi tham số (N onparametric test) [18] là kiểm định không đòi hỏi giả định về phân phối chuNn14 của tổng thể mà từđó mẫu được chọn ra.

Ưu điểm của kiểm định phi tham số là áp dụng được khi mẫu có những giá trị quan sát bất thường vì những giá trị nằm xa trung tâm này sẽ không ảnh hưởng lớn đến kết quả nghiên cứu như khi chúng được sử dụng trong các thủ tục kiểm định có tham số. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng áp dụng được trong trường hợp dữ liệu định danh hay dữ liệu thứ bậc hoặc khi các dữ liệu khoảng cách không có phân phối chuNn một cách rõ ràng.

N hược điểm của kiểm định phi tham số là khả năng tìm ra được những sai biệt thật sự của phương pháp này kém hơn trong kiểm định có tham số. N ói cách khác kiểm định phi tham số không mạnh như những kiểm định có tham số vì chúng bỏ qua một số thông tin có giá trị.

Kiểm định phi tham số bao gồm kiểm định dấu và hạng Wilcoxon, kiểm định MCN EMAR, kiểm định MAN N -WHITN EY, kiểm định Chi - bình phương, kiểm

định KOLMOGOROV-SMIRN OV, kiểm định KRUSKAL-WALIS (KW)... Trong đó, Kiểm định KW là so sánh trung bình của nhiều nhóm dựa trên các trị trung bình của các mẫu quan sát từ các nhóm này và thông qua kiểm định giả thuyết để kết luận về sự bằng nhau của các trung bình tổng thể này. N hư vậy với các đặc điểm đã nêu trên, kiểm định phi tham số KW phù hợp với trường hợp nghiên cứu trong luận văn này.

* Kiểm định KW được thực hiện như sau:

Giả sử ta có các mẫu ngẫu nhiên độc lập gồm n1, n2...,nk quan sát từ k tổng thể có phân phối bất kỳ.

Đặt n= n1+n2+...+nk là tổng các quan sát thuộc các mẫu, và R1, R2,..., Rk là tổng các hạng ở từng mẫu được xếp theo thứ tự của k mẫu. Kiểm định giả thiết ở mức ý nghĩa α cho trường hợp này là:

H0: μ1=μ2=μ3=...=μk: trung bình của k tổng thể bằng nhau. Ởđây ta sử dụng đại lượng W thay cho tỉ số F trong phần tính toán giá trị kiểm định.

W = 2 1 12 3( 1) ( 1) k j j j R n n n Σ= n − + +

Sau đó chúng ta sử dụng bảng phân phối χ2(Chi-Square) với k-1 bậc tự do, mức ý nghĩa 0.05 để so sánh với giá trị kiểm định, giải thiết H0 bị bác bỏ khi:

W > χk2−1,α

Lưu ý: Trong luận văn này, tập dữ liệu áp dụng cho trường hợp cụ thể được xác định không có phân phối chuNn nên tác giả áp dụng kiểm định phi tham số KW. Đối với trường hợp nghiên cứu khác, tập dữ liệu có phân phối chuNn tác giả khuyến nghị dùng kiểm định có tham số mà cụ thể là phân tích phương sai (AN OVA)15 để so sánh trung bình của các nhóm.

2.3. Chu trình nghiên cứu vấn đề phát sinh CPXD

N ghiên cứu của đề tài sử dụng kết hợp cả phương pháp phân tích số liệu và phương pháp phỏng vấn viết để tận dụng tối đa ưu điểm và hạn chế nhược điểm của hai phương pháp này, phương thức thực hiện được tiến hành như sau:

Các nguyên nhân dẫn đến phát sinh CPXD được xác định sơ bộ thông qua việc phân tích các dự án đã hoàn thành. Tiếp theo, các nguyên nhân này được kiểm chứng và xem xét mức độ ảnh hưởng, mức độ xuất hiện thông qua kết quả KSĐT trên các đối tượng liên quan trong quá trình thực hiện dự án. Bên cạnh đó, các giải pháp nhằm khắc phục các nguyên nhân cũng được đề xuất và đánh giá mức độ tác động thông qua trên kết quả KSĐT trên cùng đối tượng. Phương pháp xử lý số liệu thống kê được sử dụng để phân tích các kết quả của phiếu trả lời thực hiện trong quá trình KSĐT. Hình 2.1 mô tả toàn bộ chu trình thực hiện nghiên cứu. Hình 2.2

Hình 2.3 thể hiện chi tiết hóa quá trình xác định nguyên nhân phát sinh CPXD và giải pháp hạn chế các nguyên nhân này.

Sử dụng phương pháp phỏng vấn viết với thang đo mức độ 5 cấp hoặc 10 cấp Xử lý kết quả bằng công cụ toán thống kê ATP-Excel, SPSS N hận xét, đánh giá về kết quả KSĐT Kết quả KSĐT Xây dựng mẫu biểu và tiến hành KSĐT xác định mức độ đồng ý với các giải pháp khắc phục

Chu trình xác định nguyên nhân phát sinh CPXD và giải pháp hạn chếđược chia thành 4 bước, cụ thể như sau:

Bước 1: Thu thập số liệu về các công trình GTĐB đã hoàn thành có phát sinh CPXD trong quá trình triển khai thực hiện công trình, tài liệu thu thập gồm có: hồ sơ khảo sát thiết kế, dự toán, hồ sơ hoàn công các quyết định phê duyệt dự toán điều chỉnh và các văn bản, hồ sơ liên quan.

Bước 2: Xác định nguyên nhân dẫn đến phát sinh CPXD. Căn cứ các số liệu đã thu thập, tác giả phân tích để xác định sơ bộ một số nguyên nhân dẫn đến phát sinh CPXD trong các CTĐB đã thực hiện. Việc nhận diện các nguyên nhân trên cở sở kế thừa các nghiên cứu trước đây, bằng kinh nghiệm cá nhân và phân tích các dự án đã thực hiện vẫn chưa đủ. Để nâng cao độ tin cậy và kiểm chứng mức độ xuất hiện các nguyên nhân, tác giả xây dựng các biểu mẫu điều tra và tiến hành KSĐT trên các đối tượng có liên quan trong quá trình thực hiện dự án.

Bước 3: Xác định các giải pháp khắc phục. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây và đánh giá các dự án thực tế, tác giả đề xuất một số giải pháp khắc phục đối với mỗi nguyên nhân dẫn đến phát sinh CPXD. Để kiểm chứng tính hiệu lực của các giải pháp khắc phục, tác giả tiếp tục KSĐT để xác định mức độđồng ý với các giải pháp khắc phục đề xuất trên cùng đối tượng khảo sát như Bước 2 và đưa ra những nhận xét đánh giá.

Bước 4: Từ kết quả thu được, tác giả rút ra kết luận và đưa ra kiến nghị các giải pháp khắc phục để hạn chế vấn đề phát sinh CPXD trong các CTĐB.

2.4. Công cụ sử dụng để tiến hành nghiên cứu

2.4.1. Sử dụng phiếu điều tra và tiến hành khảo sát điều tra thực tế

* Xây dựng phiếu điều tra

Phiếu điều tra là một tổ hợp các câu hỏi được vạch sẵn nhằm thu thập những dữ liệu cần nghiên cứu. Việc soạn thảo bảng câu hỏi có ý nghĩa rất quan trọng, gần

như quyết định kết quảđiều tra, vì nó là phương tiện để thu thập thông tin theo nội dung được nghiên cứu. Để đánh giá mức độ xuất hiện của các nguyên nhân và mức độđồng ý với các giải pháp khắc phục, tác giả dùng thang đo mức độ 5 cấp hoặc 10 cấp.

* Chọn mẫu điều tra

Việc chọn mẫu được thực hiện trên nguyên tắc số mẫu đó có thể phản ánh khá trung thực với độ đầy đủ. Mục đích cơ bản của hình thức chọn mẫu là để có thể giảm được khoảng cách giữa dữ liệu thu được từ số mẫu đã chọn và dữ liệu thực tế. Có 3 phương pháp chọn mẫu cơ bản là: chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu phi ngẫu nhiên, chọn mẫu hỗn hợp. Vì đây là nghiên cứu khám phá, cách thức lấy mẫu là thiết kế chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện [18]. Bảng câu hỏi sẽ được sử dụng để làm công cụ thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho phân tích nên được gởi trực tiếp cho người được khảo sát.

* Tiến hành điều tra

Giai đoạn này cần phải được lên lịch một cách chi tiết để không có sai sót đáng tiếc nào xảy ra. Để đảm bảo giai đoạn này thực hiện tốt thì cần phải liên hệ trước với những người điều tra để tránh tình trạng chờđợi làm mất thời gian.

2.4.2. Sử dụng toán thống kê để phân tích và xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập từ phiếu điều tra được tác giả sử dụng toán thống kê để phân tích và kiểm định bằng công cụ Analysis ToolPack - Excel, công cụ toán thống kê SPSS (Statistical Package for the Social Sciences)16...

CHƯƠNG 3.

NGHIÊN CỨU KHU VỰC QUNG NAM - ĐÀ NẴNG

3.1. Giới thiệu chung

Mục đích thực hiện áp dụng chu trình đề xuất ở Chương 2 vào nghiên cứu tiến hành xác định các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp hạn chế phát sinh CPXD trên khu vực Quảng N am - Đà N ẵng, nhằm kiểm chứng tính khả thi của phương pháp đề xuất và đưa ra các kiến nghị ban đầu trong công tác quản lý và thực hiện dự án.

3.2. Tình hình đầu tư xây dựng CTĐB tại Quảng Nam - Đà Nẵng

Tỉnh Quảng N am và thành phốĐà N ẵng chính thức được tái lập vào ngày 01 tháng 01 năm 1997. Với vị trí địa lý của mình, Quảng N am và Đà N ẵng có điều kiện tương đối thuận lợi trong quan hệ và giao lưu kinh tế với các địa phương trong cả nước và các nước láng giềng. N ằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - N am về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây N guyên, trong những năm qua Quảng N am - Đà N ẵng đã tập trung nguồn lực để xây dựng hệ thống CTĐB, đến nay đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, cụ thểởBảng 3.1Bảng 3.2.

Bảng 3.1: Mạng lưới đường bộ tại tỉnh Quảng N am

Chiều dài của các loại mặt đường(km) Loại đường

Tổng chiều

dài(km) Bêtông nhựa Láng nh&TN Nựa BêtôngXM Cđấá dp phăm ối Đườđất ng

Quốc lộ 469.80 395.40 74.40 Đường tỉnh 402.10 62.90 287.80 7.60 36.70 7.10 Đường huyện 1150.50 136.60 282.10 731.80 Đường xã 1695.00 16.70 95.90 534.70 16.70 1031.00 Đường liên thôn, xóm 2535.00 1014.00 1521.0 0 Tổng cộng 6252.40 611.60 1472.10 824.40 53.40 3290.9 0 Nguồn: Sở GTVT Quảng Nam (2006)[21]

Bảng 3.2: Mạng lưới đường bộ tại thành phốĐà N ẵng Chiều dài các loại mặt đường(km) Loại đường Tổng chiều dài (km) Bêtông XM Bêtông nhựa Thấnhm nhựa ập Cđấá dp phăm ối Đất Quốc lộ 71.00 71.00 Đường đô thị 384.91 10.46 312.62 53.69 6.77 1.38 Đường tỉnh 99.92 16.30 62.04 0.00 21.58 Đường huyện 66.00 4.62 49.50 11.88 Tổng cộng 621.83 10.46 399.92 120.35 56.27 34.84 Nguồn: Sở GTCC thành phốĐà Nẵng (2008)

Với phương châm phát triển cơ sở hạ tầng đi trước một bước, trong giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Đà N ẵng đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển. Chủ trương khai thác quỹ đất, tạo vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và phương châm “N hà nước và nhân dân cùng làm” được thực hiện có hiệu quả, tạo ra nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển.

Trên cơ sở hệ thống kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh gồm sân bay quốc tếĐà N ẵng17, cảng biển nước sâu Tiên Sa, các tuyến đường quốc lộ 1A, 14 B, … thành phố đã tập trung phát triển đồng bộ nhiều công trình trọng điểm về kết cấu hạ tầng đô thị làm tăng tiềm lực và cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nhưđường Điện Biên Phủ, cầu Sông Hàn, đường ven biển Sơn Trà - Điện N gọc, đường N guyễn Tất Thành, cầu Thuận Phước, đường N guyễn Văn Linh, …Bên cạnh đó, Đà N ẵng còn có các công trình do Trung ương đầu tư như Hầm đường bộ Hải Vân, cầu Tuyên Sơn, nâng cấp cảng biển Tiên Sa, mở rộng nhà ga sân bay quốc tếĐà N ẵng…Tất cả đã hình thành nên diện mạo “đô thị trẻ” theo hướng hiện đại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện điều kiện sống của người dân.

Thực trạng trên cho thấy nâng cao đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ (GTĐB) là một chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước, như thế mới có được một hệ thống hạ tầng GTĐB hoàn chỉnh, chất lượng tốt để phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Để triển khai các chính sách của Đảng và nhà nước thành hiện thực, tỉnh Quảng N am và thành phốĐà N ẵng đã lập quy hoạch phát triển hệ thống GTĐB cho địa phương, với Quy hoạch phát triển hệ thống GTĐB tại Quảng N am đến năm 2015 [20]18 và Quy hoạch phát triển GTVT thành phốĐà N ẵng đến năm 2020 [21]19.

Nguồn: Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quảng Nam

Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch vùng - đông Quảng N am năm 2020

18 Xem chi tiết Phụ lục 4

Nguồn: http://www.baodanang.vn

Hình 3.2: Định hướng phát triển Đà N ẵng đến năm 2020

Bên cạnh những thành tựu đạt được, những năm qua do hạn chế trong quá trình chuNn bị, thực hiện dự án nên bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là việc phát sinh

T.TÂM C.CỘNG HIỆN TẠI T.TÂM C.CỘNG

KHU DU LNCH KHU DÂN CƯ HIỆN TẠI KHU DÂN CƯ MỚI KHU CÔNG NGHIỆP N ƯỚC SÂN BAY CÂY XANH QUÂN ĐỘI THỂ THAO LÀNG SINH VIÊN DANANG KHU PHÁT TRIỂN WATERHOUSE

CPXD thực tế so với dự toán ban đầu được duyệt. Tác giả đã khảo sát một số CTĐB điển hình trên địa bàn Quảng N am - Đà N ẵng thực hiện trong thời gian 2003 - 2010 và thấy rằng chi phí phát sinh thay đổi từ khoảng 20% đến 70% thậm chí một số công trình còn vượt gần gấp đôi so với dự toán ban đầu được duyệt.

Tại gói thầu R1, dự án đường N am Quảng N am đi qua khu vực dân cư nên tiến độ thi công bị kéo dài do mặt bằng bàn giao rất chậm đây là một trong những nguyên nhân chính làm tăng CPXD gói thầu. Thêm vào đó, công tác khảo sát đánh giá không đúng tình hình địa chất, thủy văn của tuyến đường và giải pháp thiết kế không phù hợp đã làm tăng CPXD công trình lên đến hơn 70%.

Với các gói thầu R2, R3 thuộc dự án đường N am Quảng N am, đây là tuyến đi xa khu vực dân cư nên không chịu ảnh hưởng bởi công tác bố trí tái định cư nhưng lại bịảnh hưởng nhiều do công tác khảo sát địa hình, cụ thể như tại các đoạn nền đường đào hoàn toàn: cao độ tự nhiên thực tế cao hơn so với hồ sơ khảo sát nên phải điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với thực tế hiện trạng đã làm tăng khối lượng đào đắp và các công trình phụ trợ của công trình lên rất nhiều. Điều này dẫn đến kéo dài thời gian thi công do phải tiến hành các bước lập và trình duyệt hồ sơ thiết kế điều chỉnh. Tất cả đã làm tăng CPXD công trình lên từ 30 đến hơn 90% giá trị ban đầu.

Tại gói thầu số 4 - dự án đường Trà My - Trà Bồng được khởi công từ năm 2007 với tiến độ hoàn thành năm 2008. Tuy nhiên, do mặt bằng bàn giao chậm nên đến năm 2010 công trình mới được hoàn thành, việc kéo dài thời gian thi công gần 2 năm dẫn đến phải bù chênh lệch giá vật liệu, nhân công, máy do biến động giá và thay đổi cơ chế chính sách. Bên cạnh đó, gói thầu còn phải bổ sung một số công trình thoát nước cho phù hợp với địa hình. Tất cả điều này đã làm tăng CPXD công trình lên gần gấp đôi so với ban đầu, gần 95%.

Còn đối với các công trình trên địa bàn Đà N ẵng, ngoài ảnh hưởng của công tác GPMB thì công tác khảo sát, thiết kế, biến động giá và thay đổi cơ chế chính sách... là những nguyên nhân dẫn đến tăng chi phí xây dựng CTĐB. N hư tại công trình đường lên khu biệt thự suối đá, CPXD tăng lên hơn 20% so với ban đầu do

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp khắc phục phát sinh chi phí xây dựng công trình đường bộ khu vực quảng nam - đà nẵng (Trang 35 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)