Phân tích và xác định các nguyên nhân

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp khắc phục phát sinh chi phí xây dựng công trình đường bộ khu vực quảng nam - đà nẵng (Trang 51 - 52)

6. Nội dung của đề tài nghiên cứu

3.3.2.Phân tích và xác định các nguyên nhân

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây [1], kinh nghiệm bản thân và qua phân tích hồ sơ các CTĐB đã hoàn thành trên địa bàn Quảng N am - Đà N ẵng có phát sinh CPXD tác giả đã xác định một số các nguyên nhân dẫn đến phát sinh CPXD trong quá trình triển khai thực hiện các CTĐB thể hiện ởBảng 3.5.

Bảng 3.5: Danh mục các nguyên nhân dẫn đến phát sinh CPXD trong các CTĐB

TT Các nguyên nhân

1 Các thủ tục hành chính để xin cấp quyết định đầu tư kéo dài 2 Cơ chế cho khâu lập dự án và thiết kế chưa phù hợp

3 Xác định phạm vi dự án không phù hợp hoặc không đầy đủ 4 Thay đổi chủ trương

5 Khảo sát địa hình, thuỷ văn, địa chất sai sót

6 Thiết kế cơ sở không hoàn chỉnh, sai sót, thiếu chính xác 7 Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công sai sót

8 Do áp lực rút ngắn tiến độ nên chất lượng hồ sơ thiết kế không đảm bảo 9 Phải bổ sung thiết kế do yêu cầu từ chủđầu tư, cơ quan quản lý nhà nước

và chính quyền địa phương tại vị trí xây dựng công trình 10 Sai sót trong lập dự toán

11 Định mức xây dựng sai sót, chưa hoàn chỉnh 12 ThNm định, phê duyệt: dự án, thiết kế kéo dài

13 Thuỷ văn, địa hình, địa chất công trình phức tạp, không dự kiến được 14 Điều kiện thời tiết khó khăn

15 Giải phóng mặt bằng

16 Điều kiện hợp đồng không đầy đủ và phù hợp

17 Giá nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị thay đổi 18 Công tác quản lý yếu kém

19 Thay đổi cơ chế, chính sách của nhà nước

Trong khuôn khổ luận văn này tác giả chỉ đi sâu vào phân tích và xác định 05 nguyên nhân chủ yếu sau, đó là: Công tác khảo sát; Công tác thiết kế; Biến động giá và thay đổi cơ chế chính sách; Bổ sung thiết kế theo yêu cầu của chính quyền

địa phương tại vị trí xây dựng công trình và Công tác giải phóng mặt bằng, được thể hiện ởHình 3.3.

Hình 3.3: N guyên nhân dẫn đến phát sinh CPXD

Bên cạnh đó, tác giả nhận thấy đối với các công trình làm mới CPXD thường phát sinh tăng cao hơn rất nhiều so với các công trình nâng cấp cải tạo như: đường Lý Thường Kiệt, đường N guyễn Trường Tộ..

Đối với các công trình nâng cấp cải tạo ở đây chỉ tiến hành thi công phần mặt đường, các hạng mục công việc được xác định cụ thể, không ảnh hưởng bởi các yếu tố địa chất đồng thời mặt bằng thi công cũng được bàn giao ngay từ ban đầu. Tất cả các điều này đã loại trừ được phần lớn các nguyên nhân gây nên tình trạng phát sinh CPXD trong các CTĐB.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp khắc phục phát sinh chi phí xây dựng công trình đường bộ khu vực quảng nam - đà nẵng (Trang 51 - 52)