Thực trạng vấn đề phát sinh CPXD

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp khắc phục phát sinh chi phí xây dựng công trình đường bộ khu vực quảng nam - đà nẵng (Trang 27 - 29)

6. Nội dung của đề tài nghiên cứu

1.2.4.Thực trạng vấn đề phát sinh CPXD

Vấn đề phát sinh CPXD dự án xảy ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch phân bổ nguồn vốn cho các công trình và gây chậm chễ tiến độ thi công do phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh vốn dẫn đến ảnh hưởng hiệu quảđầu tư công trình cả về kinh tế, xã hội và kỹ thuật. Hiện tượng này thường được nhận biết dựa vào một số dấu hiệu báo trước, đôi khi dựa vào kinh nghiệm của các dự án tương tự trước đây.

Quản lý CPXD của dự án có vai trò khá quan trọng trong toàn bộ tiến trình QLDA. Do vậy, để hạn chế đến mức thấp nhất phát sinh CPXD trong các CTĐB đòi hỏi chúng ta cần phải nhận diện và kiểm soát tốt các nguyên nhân gây ra nó.

Qua thanh kiểm tra cho thấy các CTĐB hiện nay khi triển khai thực hiện phần lớn đều tăng CPXD so với kế hoạch ban đầu, cụ thể:

Kết quả thanh tra của Bộ Xây dựng7 cho thấy việc đầu tư xây dựng dự án nâng cao hiệu quả khai thác QL5 (giai đoạn 2) do Ban QLDA 5 (nay đã được sát nhập và chuyển thành Ban QLDA 6) đã gây lãng phí, thất thoát gần 5 tỉđồng. Điểm lại những sai phạm ở dự án nâng cao hiệu quả khai thác QL5 (giai đoạn 2), Bộ Xây dựng khẳng định một loạt lỗi nghiêm trọng như: Quá trình điều tra, khảo sát, lập dự án chưa kỹ, chất lượng thấp, không tính hết đến điều kiện địa lý, xã hội; thiếu tính định hướng quy hoạch phát triển dẫn đến phải bổ sung nhiều việc và phê duyệt nhiều lần. Mục tiêu dự án cũng thiếu tập trung khiến đầu tư dàn trải và không hiệu quả. Bên cạnh đó thì chất lượng lập hồ sơ mời thầu thấp, đơn giá, định mức không chuNn xác. Tổng số tiền đầu tư bị lãng phí, thất thoát được xác định là 4,979 tỉ đồng, trong đó riêng khoản tiền mua thiết bị mà không sử dụng đã là 4,28 tỉđồng.

Đường Láng - Hòa Lạc8 có TMĐT điều chỉnh lên tới trên 7.527 tỉđồng, so mức ban đầu là 3.733 tỉ đồng. Theo Thanh tra Chính phủ, ngay từ khâu lập, thNm định và trình duyệt thiết kế, TMĐT dự án, kết quả thanh tra cho thấy, chất lượng công tác lập TMĐT, thiết kế, dự toán chưa cao, có nhiều sai sót. Trong khi đó, công

7Nguồn: http://vietbao.vn

tác thNm tra, thNm định, trình duyệt chưa chặt chẽ, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai dự án. Thêm vào đó là việc kéo dài thời gian thi công của dự án. Việc chậm tiến độ dự án này gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó một phần là do các nguyên nhân sau như: khối lượng giải phóng mặt bằng lớn, phức tạp; ảnh hưởng do biến động về giá và khủng hoảng kinh tế bên ngoài (cuối 2007 đầu năm 2008)... làm tăng TMĐT dự phòng về giá.

Tại dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh (giai đoạn I: 2000-2005), theo kết luận của Thanh tra Chính phủ9 đã xảy những yếu kém ngay từ khâu khảo sát, thiết kế. Ví dụ, 8 gói thầu đoạn Thanh Hóa - N ghệ An, do công tác thăm dò, khảo sát và tính toán địa chất, thủy văn, các bước lập thiết kế kỹ thuật sơ sài, có nhiều sai sót về địa chất công trình... dẫn đến khối lượng xây lắp, mời thầu, nhất là khối lượng đào đắp nền đường có thay đổi lớn, làm phát sinh chi phí khảo sát, thiết kế, tăng giá thành công trình: có gói thầu phát sinh thêm 9,4 tỉ đồng, có gói thêm 12 tỉ đồng. Tổng cộng, cảđoạn này phát sinh gần 53,92 tỉđồng.

Tuyến tránh Hà N ội - Cầu Giẽ, theo Kiểm toán N hà nước10 trong quá trình thực hiện dự án, khối lượng phát sinh quá lớn làm tăng chi phí đầu tư, phải điều chỉnh dự toán và tổng dự toán của công trình nhiều lần (Tổng dự toán lần cuối tăng hơn 2 lần mức ban đầu). N guyên nhân của các vấn đề này là do công tác lập, thNm định dự án đầu tư chưa được nghiên cứu đầy đủ, không lường hết các yêu cầu và sự phát triển của địa phương có tuyến đường đi qua nên phải phê duyệt điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, TMĐT điều chỉnh 3 lần, lần thứ 3 gấp hơn 2 lần TMĐT ban đầu. Bên cạnh đó, công tác khảo sát, thiết kế chưa đảm bảo yêu cầu của dự án. Việc lập, thNm định và phê duyệt thiết kế, dự toán còn hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng dự án như: Thiết kế chưa nắm bắt đầy đủ thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển của địa phương dẫn tới khi triển khai phải thay đổi thiết kế, bổ sung nhiều khối lượng, hạng mục công trình; thiết kế kỹ thuật chưa tính hết những điều kiện cần thiết đểđảm bảo ổn định công trình.

Trên đây là thực trạng vấn đề phát sinh CPXD trong các dự án hạ tầng đường bộ của cả nước nói chung, riêng các vấn đề cụ thể của địa bàn Quảng N am - Đà N ẵng sẽđược tác giả phân tích chi tiết ở Chương 3.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp khắc phục phát sinh chi phí xây dựng công trình đường bộ khu vực quảng nam - đà nẵng (Trang 27 - 29)