Công tác khảo sát

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp khắc phục phát sinh chi phí xây dựng công trình đường bộ khu vực quảng nam - đà nẵng (Trang 52 - 54)

6. Nội dung của đề tài nghiên cứu

3.3.2.1.Công tác khảo sát

* Định nghĩa: Công tác khảo sát phục vụ xây dựng cơ bản (gọi tắt là công tác khảo sát xây dựng) là công tác nghiên cứu và đánh giá tổng hợp điều kiện thiên nhiên của vùng (địa điểm) xây dựng, nhằm thu thập những số liệu cần thiết về địa hình, địa mạo, địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, các quá trình và hiện tượng địa chất vật lí, khí tượng thủy văn… để lập được các giải pháp đúng đắn về kĩ thuật và hợp lí nhất về kinh tế khi thiết kế, xây dựng nhà và công trình; đồng thời dựđoán

được những biến đổi của môi trường thiên nhiên xung quanh dưới tác động của việc xây dựng và sử dụng nhà, công trình [16].

* Thực trạng đối với công tác khảo sát hiện nay: Với tốc độ tăng nhanh của vốn đầu tư xây dựng hàng năm, hàng vạn dự án vốn của nhà nước và của các thành phần kinh tế, của nhân dân được triển khai xây dựng, do vậy các đơn vị tư vấn lập dự án, khảo sát, thiết kế tăng rất nhanh, lên đến hàng nghìn đơn vị. Bên cạnh một số các đơn vị tư vấn, khảo sát thiết kế truyền thống lâu năm, có đủ năng lực trình độ, uy tín, còn nhiều tổ chức tư vấn khảo sát thiết kế năng lực trình độ còn hạn chế, thiếu hệ thống quản lý chất lượng nội bộ. Không những thế, trong giai đoạn lập dự án, hồ sơ khảo sát còn sơ sài, thiếu độ tin cậy, lập dự án theo chủ quan của chủ đầu tư, công tác thNm định dự án chưa được coi trọng, các ngành tham gia còn hình thức, trình độ năng lực của cán bộ thNm định còn hạn chế [24].

Bên cạnh đó, đặc thù của công tác khảo sát là công tác đầu tiên khi lập dự án, địa hình đi lại khó khăn nên hầu như công tác khảo sát thường được ‘‘khoán trắng‘‘

cho đơn vị khảo sát thực hiện mà không có sự giám sát chặt chẽ của Chủ đầu tư cũng như Tư vấn giám sát như giai đoạn xây dựng công trình. Việc nghiệm thu công tác khảo sát cũng chủ yếu dựa trên hồ sơ bản vẽ do đơn vị khảo sát độc lập thực hiện. Điều này đã dẫn đến tình trạng chất lượng khảo sát nhiều khi không đạt yêu cầu như tiến hành khảo sát địa chất không đầy đủ, tỉ mỉ, chính xác dẫn đến sai sót trong thiết kế và thi công nền móng ví dụ điều chỉnh số lượng và chiều dài cọc khoan nhồi của Cầu N ông Sơn; bổ sung tường chắn, điều chỉnh độ dốc mái taluy dương và các công trình thoát nước kèm theo nó như: dốc nước, bậc nước, rãnh đỉnh tại các gói thầu R2-1, R2-2, R2-3, R2-4, R2-5, R3-1 của dự án đường N am Quảng N am; điều chỉnh bổ sung công tác xử lý nền đất yếu tại các gói thầu R1, dự án đường N am Quảng N am, đường nhánh khu biệt thự Suối Đá.

N hư vậy, các nguyên nhân điều chỉnh trên xuất phát từ việc khảo sát chưa thật đầy đủ nên không có căn cứ cảnh báo cần thiết khi lập dự án và thiết kế thi công. Mặc dù, trong N ghịđịnh 209/2004/N Đ-CP tại Điều 11: Giám sát khảo sát xây dựng có quy định cụ thể như sau:

“ 1. Chủđầu tư cử người có chuyên môn phù hợp với loại hình công tác khảo sát xây dựng để giám sát công tác khảo sát xây dựng. Trường hợp không có người có chuyên môn phù hợp thì chủ đầu tư thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp thực hiện việc giám sát.

2. Chi phí giám sát khảo sát xây dựng được tính vào tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình.“[12].

Tuy nhiên, trong thực tế công tác giám sát khảo sát vẫn chưa được chú trọng đúng mức, chính vì vậy đã làm cho hồ sơ khảo sát chưa phản ánh đúng nhất hiện trạng của vị trí đặt công trình.

Tóm lại, công tác khảo sát địa chất công trình có tác động trực tiếp và rõ nét tới việc phát sinh chi phí xây dựng CTĐB. Sai sót thường gặp trong khảo sát là số liệu khảo sát ít, sơ sài, thiếu chính xác, tổ chức giám sát khảo sát còn buông lỏng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp khắc phục phát sinh chi phí xây dựng công trình đường bộ khu vực quảng nam - đà nẵng (Trang 52 - 54)