.1Tổng quan về sự phát triển của ngành dệt may

Một phần của tài liệu TrươngMinhTuyn-Scavi (Trang 29 - 32)

ĐVT: triệu USD

Biểu đồ 1.2: Giá trị xuất khẩu v à phần trăm tăng trưởng ngành Dệt may Việt N am trong giai đoạn 2005 - 2016

Theo báo cáo Tập đoàn dệt may Việt Nam tháng 1/2017. Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may (bao gồm: dệt may; xơ, sợi; nguyên phụ liệu dệt may da giày; vải mành, vãi kỹthuật) năm 2016 ước đạt 28,3 tỷ USD, chỉ tăng 5% so với năm 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đi Mỹ đạt 11,8 tỷ USD, tăng 5,8%; đi EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 6,3%; đi Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD, tăng 5,4%, đi Hàn Quốc đạt 2,6 tỷ USD, tăng 5,1%. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ tăng trưởng một con số trong năm 2016, nhưng xét trong tổng thể toàn cầu cũng như các biến động kinh tế, chính trị lớn tại các thị trường chính thìđây là một nỗ lực đáng ghi nhận.

Tuy gặp nhiều khó khăn, song trong năm 2016, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu và hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạchđặt ra như: Kết quả sản xuất kinh doanh hợp cộng năm 2016 toàn Tập đoàn (chỉ bao gồm các đơn vị Tập đồn có vốn), giá trị sản xuất cơng nghiệp (theo giá thực tế)ước đạt 38.353 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu (tính đủ)ước đạt 2.511 triệu USD (tăng 5% so với năm 2015). Kim ngạch nhập khẩu (tính đủ)ước đạt 1.135 triệu USD (tăng 5% so với năm 2015). Doanh thu hợp cộng toàn Tập đoàn ước đạt 41.337 tỷ đồng (tăng 5% so với năm 2015). Lợi nhuận trước thuế hợp cộng toàn Tập đồn (khơng bao gồm đơn vị phụ thuộc)ước đạt 1.430 tỷ đồng (tăng 9% so với năm 2015). Trong năm 2016, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã tạo việc ổn định cho 82.607 người, thu nhập bình quânước đạt 6,7 triệu đồng/người/tháng, tăng 8% so với năm 2015.

Bên cạnh đó, trong năm 2016, toàn Tập đoàn đã triển khai thực hiện 41 dự án đầu tư bao gồm: 9 dự án Sợi, 9 dự án Dệt nhuộm, 17 dự án May, 6 dự án nâng cấp, sửa chữa, thay thế máy móc thiết bị với tổng mức đầu tư là 5.523,7 tỷ đồng. Ngoài ra, trong năm 2016, Cơng ty mẹ- Tập đồn Dệt may Việt Nam làm chủ đầu tư đã triển khai thực hiện 8 dự án, tính đến thời điểm hiện tại đã có 7 dự án đi vào sản xuất.

Theo đánh giá của ông Phạm Tiến Trường, trong năm 2017, kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục, có thể đạt tăng trưởng 2 – 3%. Điều này dựa trên cơ sở các chính sách

tài chính của Mỹ nhằm kích cầu, tái thiết nền kinh tế do Tổng thống mới đưa ra. Tuy nhiên, GDP của Anh được dự báo tăng trưởng âm 2% do tác động của Brexit. Vì vậy, ngành Dệt may Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của thách thức hiện tại, cụ thể: Ngành Dệt May sẽ chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ các chính sách thuế do các Hiệp định EVFTA, TPP đều chưa có hiệu lực trong năm 2017. Tình hình cạnh tranh xuất khẩu ngày càng gay gắt: các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu sẽ tiếp tục thu hút đơn hàng nhờ các chính sách hỗ trợ về thuế, tỷ giá; Tổng thống Mỹ mới đắc cử với những chính sách mới sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngành dệt may thế giới nói chung và trong nước nói riêng.

Vì vậy, trong năm 2017, Tập đoàn Dệt May Việt Nam tiếp tục đề ra các chỉ tiêu, kế hoạch phấn đấu như: Giá trị SXCN toàn Tập đoàn tăng 14% so với năm 2016; kim ngạch xuất khẩu tăng 11%, kim ngạch nhập khẩu tăng 9% và doanh thu hợp cộng toàn Tập đoàn tăng 12%, lợi nhuận trước thuế tăng 6%, lao động bình qn tồn tập đồn tăng 3% và thu nhập bình qn tồn tập đồn tăng 4% so với năm 2016. (Trích báo laodongxahoi.net)

Bảng 1.2: Mục tiêu ngành Dệt may đến 2030. Chỉ tiêuĐVT Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030 1. Kim ngạch XK Tỷ USD 23-24 36-38 64-67 Tỷ lệ XK so với cả nước % 15-16 13-14 10-12 2. Sử dụng lao động 1000 người 2,5 3,3 4,4 3. Sản phẩm chủ yếu Bông xơ1000 t ấn 8 15 30 Xơ, Sợi tổng hợp 1000 tấn 400 700 1,5

Sợi (kéo từ sơ cắt ngăn)

1000 tấn 900 1,3 2,2

Sản phẩm may Triệu sản phẩm 4 6 9

4. Tỷ lệ nội địa hóa % 55 65 70

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam) Với những cơ hội mới hiện nay, Việt Nam có đầy triển vọng để đạt được mục tiêu sắp tới. Hướng đến quy hoạch năm 2030 đưa ngành Dệt may Việt Nam trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đáp ứng xuất khẩu và thị trường nội địa. Theo đó, mục tiêu 2020 hướng đến may xuất khẩu với mục tiêu kim nghạch xuất khẩu đạt 36-38 tỷ USD.

Một phần của tài liệu TrươngMinhTuyn-Scavi (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w