Chiến lược thương hiệ u

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh cho công ty cổ phần giải pháp và dịch vụ phần mềm việt nam từ năm 2012 đến năm 2020 (Trang 100 - 108)

Xây dựng thương hiệu cho Navisoft chính là tạo dựng uy tín của Navisoft

101

Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng

Một thương hiệu thành công, được khách hàng biết đến và mến mộ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Navisoft.Giá trị của thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó mang lại cho Navisoft trong hiện tại và tương lai.

Đối với Navisoft, khi đã có được thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư cũng không e ngại khi đầu tư vào công ty; khách hàng của Navisoft cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh. Đối với Navisoft nói riêng và các doanh nghiệp nói chung thì thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá. Chính những điều đó thôi thúc Navisoft xây dựng và phát triển thương hiệu.

Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu là một quá trình lâi dài và bền bỉ,đòi hỏi phải có một chiến lược cụ thể, hợp lý tùy theo hoàn cảnh và sự sang tạo, sự táo bạo của từng cá nhân trong đơn vị. Để xây dựng một thương hiệu, Navisoft cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:

- Cần phải có một chiến lược cụ thểđể có thểứng phó kịp thời với những biến cố cụ thể xảy ra. Điều quan trọng trong xây dựng thương hiệu là phải xuất phát từ mục tiêu trước mắt và lâu dài của đơn vị. Vì thế chiến lược thương hiệu luôn gắn với chiến lược sản phẩm, gắn liền với chiến lược đầu tư và các kế hoạch tài chính của đơn vị.

- Mọi hoạt động dù là nhỏ nhất của doanh nghiệp cũng có thể trở thành chương trình phục vụ cho hoạt động quảng bá và quản trị thương hiệu. Ngài Ralph larson – Tổng Giám đốc hãng Jonson & Jonson đã phát biểu: “Danh tiếng phản ánh thái độ mà bạn bày tỏ hàng ngày và những việc nhỏ nhất. Cách mà bạn quản lýdanh tiếng của mình là cố gắng nghĩđến nó và cố gắng làm đúng – hàng ngày.” Xây dựng và quản trị thương hiệu không phải là công việc có thể làm trong một vài tuần, vài tháng, hay vài năm. Thương hiệu, xét về bản chất cũng như một con người; cần có sự chăm chút và tự nỗ

lực vận động không ngừng để tồn tại, phát triển và để khẳng định vị trí trong cộng đồng. Điều đó lý giải một thực tế là các thương hiệu mạnh, hàng đầu thường thuộc về những doanh nghiệp chú trọng nhiều nhất và chi tiết nhất

102

Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng

Việc xây dựng và quản trị thương hiệu là doạt động đòi hỏi nhiều công sức và chi phí.Tuy nhiên, có thểđược thực thi dưới nhiều hình thức khác nhau tùy từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với Navisoft để xây dựng và phát triển thương hiệu cần phải biến tất cả các nhân viên trong công ty thành các chuyên gia quảng cáo và marketing: Mỗi nhân viên cần hiểu rõ về tiêu chí kinh doanh và sứ mệnh của công ty mình. Mỗi thành viên phải trở thành một hình

ảnh tiêu biểu cho Navisoft qua cách họ giới thiệu về công ty, qua trang phục và phong cách làm việc.

3.3.9 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong Navisoft

Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị chung của một doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cách thức suy nghĩ, hành động của nhân viên trong doanh nghiệp. Nó có thể bao gồm cách thức ra quyết định: mức độ kiểm soát nhân viên thông qua quy chế, quy định, giám sát trực tiếp; việc sử dụng các hình thức thưởng phạt; quan hệ

giao tiếp trong doanh nghiệp; mức độ chấp nhận độc lập...Tóm lại văn hóa doanh nghiệp là “cách mà mọi thứ diễn ra ởđây”.

Rất nhiều công trình nghiên cứu đã kết luận một doanh nghiệp có nên văn hóa mạnh mẽ có tác dụng khuyến khích động viên nhân viên làm việc tự nguyện, nhiệt tình, phát huy được tối đa năng lực của mỗi cá nhân và hướng họ về cùng một phía đó là mục tiêu, tầm nhìn của doanh nghiệp.

Những biện pháp cụ thể để tạo dựng và duy trì một nên văn hóa doanh nghiệp của Navisoft là:

Xác định mc địch ca Navisoft rõ ràng:

- Mục đích tồn tại của Navisoft phải được tuyên bố rõ rang; mục đích rõ rang giúp cho nhân viên có các quyết định tốt hơn, đặt ra các ưu tiên, ra quyết

định và đánh giá giá trị, mọi người đều có thể trả lời được: “Tôi đang làm gì?

ởđây?”.

- Bằng mọi cách lãnh đạo phải cho nhân viên biết mục đích thật sự của Navisoft, cho họ thấy họ quan trọng trong việc đạt được mục đích đó, nếu họ

103

Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng

chỉ làm việc ởđó mà không chịu phấn đấu gì cả hoặc không hiểu phấn đấu theo định hướng nào, vì thế cản trở sáng tạo.

- Liên tục nhắc lại mục đích của Navisoft.

Xây dng văn hóa doanh nghip cho Navisoft phù hp vi văn hóa ngành công ngh thông tin:

- Mỗi nghề có những đặc điểm nghề nghiệp chung ví dụ như nghề báo, cảnh sát..., văn hóa doanh nghiệp của Navisoft cũng phải xuất phát từ đặc điểm của ngành công nghệ thông tin.

- Văn hóa nội bộ của một tổ chức không bao giờ được tách biệt văn hóa của cộng đồng chung. việc xây dựng văn hóa danh nghiệp cho navisoft phải phù hợp với giá trị cơ bản của văn hóa Việt Nam, trên cơ sở truyền thông của mười chữ vàng “Trung thành – Dũng cảm – Tận tụy – Sáng tạo – Nghĩa tình”.

To dng tinh thn cng đồng trong Navisoft:

Lãnh đạo và nhân viêc phải phản ánh văn hóa công ty

- Lãnh đạo phải quyết định hành vi nào tương xứng với văn hóa muốn xây dựng và làm gương cho cả công ty, tốc độ làm việc của người lãnh đạo là tốc độ làm việc của cả công ty.

- bản thân mọi nhân viên cũng hiểu rằng cách tốt nhất để thăng tiến và tránh mọi phiền toái là chứ ý đến hành động chứ không phải là lời nói của lãnh

đạo. Hệ thống niềm tin, quan niệm của lãnh đạo, được thể hiện qua hành vi,

ảnh hưởng lớn đến các thành viên trongNavisoft. Tập hợp ê kíp làm việc

Tập hợp ê kíp, đưa ra nhiệm vụ.động viên và đưa ra những chỉ dẫn thực hiện nhiệm vụ; khuyến khích hình thành các nhóm công tác tự nguyện.sự say mê và tinh thần làm việc của nhóm tự nguyện thường cao hơn nhớm do nhà lãnh đạo chỉđịnh.

104

Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng

Kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Navisoft và lợi ích cá nhân

Tức là nếu lợi ích, mục tiêu của Naivsoft đạt được thì mục tiêu cá nhân cũng

đạt được.Việc này đòi hỏi người lãnh đạo phải nắm bắt được nhu cầu, mục tiêu của các nhân viên và biến mục tiêu đó thành động lực thúc đẩy họ trong công việc.

Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao

Thường xuyên tổ chức hoạt động tập thể tạo môi trường gắn kết giữa các thành viên trong Navisoft.Qua đó giáo dục được tinh thần đồng đội, hợp tác.

Đảm bo s công bng trong Navisoft

- Thực hiện trả lương, thưởng, đề bạt, miễn nhiệm dựa trên đánh giá kết quả

thực hiện công việc, khả năng của người lao động. Tiêu chí đánh giá phải rõ rang, liên quan đến công việc, thưởng, phạt phải công khai.

- Quan tâm đến các yếu tố chi phối đến nhận thức của người lao động có được sự nhận thức đúng đưans về sự công bằng.

- Nhân viên luôn trau dồi kỹ năngm kiến thức, lãnh đạo phải khuýen khích nhân viên thử thách những ý tưởng mới, phương pháp hoặc cách tiếp cận mới. Như vậy các vấn đề mới được giải quyết bằng những cách thức sang tạo.

- Các lợi ích phi vật chất của người lãnh đạo ngày càng phải được quan tâm hơn.

3.4MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Để tồn tại và phát triển bên vững, nhằm đạt được mục tiêu trong kế hoạch giai đoạn 2011-2020 và định hướng phát triển đến năm 2020 của ngành công nghệ

thông tin Việt Nam, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghệ

thông tin Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa, đề nghị nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng thực hiện các nội dung sau:

105

Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng

Một là, nhà nước cần tiếp tực xây dựng, hoàn thiện và ban hành hệ thống pháp luận đồng bộ, ổn định lâu dài, phù hợp với nền kinh tế thị trường và các cam kết quốc tế. hệ thống văn bản quản lý của nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghệ thông tin cần được ban hành nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ. Các văn bản luật cần chi tiết, bao trùm được các nội dung hướng dẫn tránh phải ban hành các nghịđịnh, thông tu hướng dẫn kèm theo;

Hai là, tiếp tục cải cách hành chínhm thực hiện chính phủ điện tử để giảm thiểu các khâu trung gian trong quá trình tổ chức quản lý hoạt động của ngành công nghệ thông tin; đặc biệt là mình bạch, công khai các thủ tục hành chính;

Ba là, đề nghị bộ tài chính, ngân hàng nhà nước xem xét áp dụng các khoản vay ưu đãi cho các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin, nhằm đẩy nhanh tốc

độ phát triển chung của toàn ngành công nghệ thông tin Việt Nam.

Bốn là, đề nghị bộ tài chính có quy định về các khoản mục phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường, hoạt động PR, tài trợ, chăm sóc khách hàng, để các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài trong các hoạt động Marketing.

106

Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng

KT LUN

Ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay đanh có những bước phát triển mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực hoạt động của các kinh tế như ngân hàng, tài chính, các ban ngành tài chính...công nghệ thông tin giúp cho công việc quản lý được dễ dàng hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay, với sự phát triển và gia tăng mạnh mẽ của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin cả trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài làm cho môi trường kinh doanh công nghệ thông tin ngày càng sôi động với những cơ

hội và thách thức không kém phần gay go, quyết liệt.

Đứng trước sự thay đổi lớn của môi trường kinh doanh, mỗi doanh nghiệp trong nước phải tự thân vận động tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình. Với mong muốn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động công nghệ thông tin của Công ty Cổ phần Giải pháp và Dịch vụ phần mềm Nam Việt, luận văn đã nghiên cứu giải quyết một số hạn chế về năng lực cạnh tranh của Công ty trên cơ sở

nghiên cứu tổng quan về môi trường kinh doanh ở Việt nam. Các nội dung chính mà luân văn đề cập và giải quyết gồm:

- Hệ thống những vấn đề cơ bản về cạnh tranh trong ngành công nghệ thông tin như bản chất, đặc điểm ngành, các nhân tốảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp kinh doanh công nghệ thông tin, làm cở sở phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Giải pháp và Dịch vụ phần mèm Nam Việt trong hoạt động kinh doanh của ngành công nghệ

thông tin Việt Nam.

- Đánh gía môi trường kinh doanh công nghệ thông tin trên cơ sở phân tích các lực lượng vĩ mô và các lược lượng gây sức ép trong lĩnh vực công nghệ

thông tin, nhận định xu hướng phát triển trong thời gian tới.

- Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Giải pháp và Dịch vụ

phần mèm Nam Việt thông qua phân tích nội lực và các nhân tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty trông mối tương

107

Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng

quan với các đối thủ cạnh tranh; nhận định năng lực canh tranh của doanh nghiệp và mộ số điểm yếu làm hạn chế năng lực cạnh tranh của công ty về

trình độ công nghệ, nhân sự, hoạt động marketing và các chính sách khác. Tóm lại, mọi cách thức giải quyết vấn đề tồn tại trong kinh doanh dù hiệu quả như thế nào chăng nữa cũng không thể bất biến về mặt thời gian.Môi trườngkinh doanh công nghệ thông tin của Việt Nam đang có những động thái mới và thay đổi với tốc độ nhanh chóng. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ thông tin không chỉ là vấn đề cấp bách của doanh nghiệp, của ngành mà còn là của cả quốc gia. Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu, đưa ra những quyết sách mạnh mẽ và phù hợp không chỉ là nhiệm vụ của các doanh nghiệp công nghệ thông tin mà còn là trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách vĩ mô của chính phủ Việt Nam.

108

Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

[1]Ban chấp hành Trung ương Đảng (2010), Chiến lược phát trin kinh tế xã hi 2011-2020, ngày 20/4/2010.

[2]TS. Trương Đình Chiến (2004), Qun tr marketing, NXB Thống kê.

[3]TS. Đoàn Thị Thu Hà – TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2006), Giáo trình qun tr

hc, NXB Giao thông vận tải.

[4]Nguyễn Tiến Hoàng (1995), Điu tiết giá c trông cơ chế th trường, NXB Thống kê.

[5]Hà Văn Hội (2007), T chc và Qun tr doanh nghip dch v trong cơ chế th

trường, NXB Bưu điện, Hà Nội.

[6]Phạm Thúy Hồng (2004), Chiến lược cnh tranh cho các doanh nghip va và nhỏở Vit Nam hin nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[7]P.Samuelson (2000), Kinh tế hc, NXB Giáo dục.

[8]Do Roge Percerou (1991), Qun lý xí nghip và sc cnh tranh.

[9]Philip Kotler (1997), Marketing Căn bn, NXB Thống Kê. [10]Philip Kotler (1997), Nguyên lý tiếp th, NXB Thống Kê.

[11]PGS.TS. Nguyễn Thị Quy, Lý thuyết v li thế cnh tranh và năng lc cnh tranh ca Michael Porter, Tạp chí Lý luận chính trị số 8/2005.

[12]PGD.TS. Lê Văn Tâm – TS. Ngô Kim Thanh (2004), Giáo trình qun tr doanh nghip, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

[13]Bộ Thông tin và Truyền thông (29/8/2008), Hi tho v phát trin công ngh

thông tin, trong qun lý nhà nước góp phn thc đẩy CNH - HĐH, Hà Nội.

[14]. Thi báo kinh tế Vit Nam.

[15]Võ Trí Thành (2001), Tính cnh tranh: Quan nim và khung kh pháp phân tích (Dự án phân tích chính sách thương mại và tính cạnh tranh ở Việt Nam).

[16]M.Porter (2009), lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ. [17]http://navisoft.com.vn

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh cho công ty cổ phần giải pháp và dịch vụ phần mềm việt nam từ năm 2012 đến năm 2020 (Trang 100 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)