2.2.7.1 Điểm mạnh của Navisoft
Trong những năm qua Naviosft đã đạt được những thành tích sau: Các chỉ
tiêu kế hoạch chủ yếu (doanh thu, lượng khách hàngphát triển) qua các năm đều có mức tăng trưởng đáng kể. Công ty đã mở ra và phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm mới đáp ứng theo nhu cầu thị trường công nghệ thông tin.
Việc thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đã góp phần nâng cao đáng kể số lượng khách hàng cho Navisoft.
Năm 2011 Navisoft đã đạt mức tăng trưởng ~195% về tổng tài sản, đánh dấu sự phát triển với tốc độ nhanh của Navisoft trong thị trường công nghệ thông tin Việt Nam.
2.2.7.2 Điểm yếu của Navisoft
Chính sách sản phẩm: Các sản phẩm phần mềm của Navisoft chưa có nhiều tính năng đáp ứng được nhu cầu khách hàng, chính sách dịch vụ chưa linh hoạt, công tác hỗ trợ chăm sóc khách hàng còn chậm trễ do nhân viên hỗ trợ, chăm sóc khách hàng chưa làm chủ hoàn toàn hệ thống phần mềm.
Cơ chế chiết khấu, phát triển kênh bán hàng còn cứng nhắc, chưa thật sự linh hoạt, dẫn đến việc phát triển hệ thống kênh bán hàng còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty.
Công tác quảng bá, Marketing cho các sản phẩm của Naivsoft chưa mang lại hiệu quả cao thể hiện thông quan độ nhận biết của khách hàng về sản phẩm của Navisoft còn chưa nhiều.
65
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng
Chính sách giá:Chưa có nhiều chính sách giá cho khách hàng trong quá trình lựa chọn mua sản phẩm của Navisoft: không có nhiều phiên bản cho khác hàng có thể lựa chọn; sản phẩm chỉ có một giá niêm yết cho một phiên bản duy nhất.
Chính sách khách hàng: Dù Navisoft đã có một đội ngũ bán hàng riêng biệt, tuy nhiên việc tiếp thị tận khách hàng còn rất hạn chế và phối hợp với các đơn vị sản xuất sản phẩm còn nhiều hạn chế. Tình trạng hỗ trợ sự cố cho khách hàng chậm muộn thường xảy ra dẫn đến tình trạng khách hàng mất niềm tin vào Navisoft và tìm tới sản phẩm của các công ty khác.Thời gian triển khai sản phẩm thực tế quá lâu.
Công tác nghiên cứu thị trường phục vụ cho quy mô đầu tư:Việc xác định thị
trường, tìm kiếm đối tượng khách hàng chưa tốt, dẫn đến việc đánh mất khách hàng vào tay các công ty đối thủ khác. Các tính năng nâng cấp sản phẩm còn hạn chế, không đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng dẫn đến việc nhiều khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm của các công ty đối thủ khác.
2.2.7.3 Nguyên nhân 2.2.7.3.1 Khách quan
Navisoft là công ty mới thành lập năm 2007, tới nay mới hoạt động được 5 năm nên có thể coi là còn rất non trể trên thị trường công nghệ thông tin Việt Nam. Các sản phẩm còn chưa đa dạng và chất lượng sản phẩm chưa được đánh giá cao. Các công ty gạo cội trong cộng đồng ngành công nghệ thông tin đã lâu như FTP Software, CMC, VC-corp...đã chiếm phần lớn thị phần phần mềm Việt Nam.
Sự phân công chưa rõ rang, đôi khi bị chồng chéo về nhiệm vụ của các cá nhân trong các trung tâm trong công ty dẫn đến việc thực hiện các công việc không
đồng bộ.
Các đối thủ lớn tung ra rất nhiều chính sách giá sản phẩm hết sức linh hoạt nên một số khách hàng Navisoft đã chuyển sang các đối thủ cạnh tranh.
2.2.7.3.2 Chủ quan
Việc bố trí lao động còn chưa hợp lý; đội ngũ tiếp thị, bán hàng trực tiếp và triển khai sản phẩm còn ít.
66
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng
Trình độ nhân lực: hạn chế về khả năng giao tiếp với khách hàng do năng suất lao động chưa gắn với thu nhập của người lao động. Để thấy rõ hơn về khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Giải pháp và dịch vụ phần mềm Năm Việt với các đối thủ
cạnh tranh khác, có thể xem bảng so sánh dưới đây Công ty Đánh giá
Navisoft - Đứng hàng đầu về các sản phẩm phần mềm chứng khoán, với lợi thế
chiếm thị phần lớn (~17%) các công ty chứng khoán đang hoạt động tại Việt Nam. Các sản phẩm phần mềm khác phát triển còn yếu. - Tuy nhiên nhìn chung cơ chế bán hàng còn kém, tốc độ triển khai sản phẩm cho khách hàng còn chậm, phong cách phục vụ chưa chuyên nghiệp, khả năng cạnh tranh về giá thấp, lượng khách hàng lớn nên chăm sóc chưa chu đáo. Thị phần sản phẩm có dấu hiệu bị
giảm. Sản phẩm không được nâng cấp thường xuyên, không đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng. FPT
Software
- Là đối thủ có nhiều năng lực trong việc phát triển sản phẩm. Chiến lược kinh doanh và đầu tư rõ ràng, có định hướng lâu dài, cơ chế
chính sách bán hàng linh hoạt, nhạy bén, thương hiệu được thị trường
đánh giá tốt, thái độ phục vụ tốt, giá sản phẩm linh hoạt, đội ngũ bán hàng năng động. Thị phần sản phẩm tăng nhanh.
- Mục tiêu lợi nhuận là trên hết nên đôi khi gây xung đột với lợi ích của khách hàng.
Tong Yang – HPT
- Chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng được nhu cầu khác hàng. Tên tuổi
đã được khẳng định trên thị trường quốc tế.
- Tuy nhiên, vì là công ty liên danh, nhân lực chính là người nước ngoài và trụ sở chính đặt tại Hàn Quốc, các sản phẩm cũng chủ yếu
được phát triển tại đây nên khi áp dụng vào thị trường Việt Nam còn gặp nhiều bất cập cho môi trường ứng dụng là khác nhau. Giá thành sản phẩm quá cao, chưa thực sự phù hợp với đối tượng khách hàng Việt Nam. Thị phần ổn định, không tăng không giảm.
67
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng
Netnam Các sản phẩm phát triển không mạnh, nhưng dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tốt và có nhiều nỗ lực trong tiếp thị. Thị phần của Netnam đã tăng lên, gần đây tốc độ tăng trưởng đã được cải thiện
VSSD Cũng là một công ty còn non trẻ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đã đẩy mạnh bán sản phẩm, dịch vụ với nhiều chính sách trong tiếp thị và khuyến mãi dịch vụ.
Bảng 2.6: Bảng so sánh khả năng cạnh tranh giữa các các ty phần mềm