3.1.1.1Cơ cấu sản phẩm, dịch vụ chính của Navisoft
Navisoft là một công ty phần mềm tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ
và giải pháp về lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng và tài chính. Được thành lập năm 2007 với một đội ngũ lãnh đào giàu kinh nghiệm chuyên môn, đội ngũ quản lý và tất cả các nhân viên của Navisoft đều có nhiệt huyết xây dựng công ty thành một trong những công ty phần mềm hàng đầu tại Việt nam và khu vực.
Navisoft hoạt động trong các lĩnh vự sau đây:
- Phát triển và triển khai các giải pháp phần mềm. - Cung cấp các dịch vụ gia tăng trên mạng. - Đào tạo tin học.
- Xuất nhập khẩu các giải pháp và dịch vụ phần mềm.
3.1.1.1.1 Các sản phẩm phần mềm cho lĩnh vực chứng khoán của Navisoft - Navisoft eBroker : là phần mềm giải pháp hệ thống quản lý thông tin lõi cho
Công ty chứng khoán (Back office).
- Navisoft eTrader: là phần mềm giải pháp hệ thống front-office.
- Navisoft eTrading: là phần mềm giải pháp hệ thống giao dịch trực tuyến qua internet cho người đầu tư và nhân viên giao dịch.
70
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng
- Navisoft eClient: là phần mềm giải pháp hệ thống quản lý thông tin lõi (back Office) sử dụng mô hình client-server.
- Navisoft LiveTrade: là phần mềm giải pháp kết nối thông sàn với Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Navisoft HNXOnline.Securities: là phần mềm giải pháp kết nối thông sàn với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
- Navisoft eSwitch.Securities: là phần mềm giải pháp kế nối ngân hàng cho các công ty chứng khoán.
- ...
Ngoài các sản phẩm phần mềm nghiệp vụ danh cho các công ty chứng khoán kể trên, navisoft còn cung cấp một số dịch vụ khác cho các công ty chứng khoán như:
- Dịch vụ quản lý nội dung qua tin nhắn (SMS).
- Hệ thống quản lý cổđông công ty cổ phần (e-Holder). - Hệ thống đấu giá cổ phiếu (e-Aution).
- Dịch vụ Outsoursing.
3.1.1.1.2 Các sản phẩm phần mềm cho các lĩnh vực khác Các sản phẩm cho Ngân hàng:
- Navisoft eSwitch.Banks: là phần mềm giải pháp Cổng kết nối giữa ngân hàng và công ty chứng khoán, quản lý tiền mặt trực tuyến cho nhà đầu tư. - Navisoft DSB: là phần mềm giải pháp cho nghiệp vụ ngân hàng lưu ký giám
71
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng
- Ngoài ra navisoft cũng có một số giải pháp cổng kết nối giữa ngân hàng và các hệ thống khác như phone banking, internet banking,...
Các sản phẩm về hành chính công:
- Phần mềm quản lý đăng ký bản quyền tác giả. - Phần mềm quản lý đào tạo sinh viên (EMS). - Cổng thông tin điện tử
Các phần mềm dành cho các lĩnh vực khác như:
- Navisoft eGG: giải pháp hệ thống quản lý cho công ty quản lý quỹ. - Sàn giao dịch: Hệ thống đấu giá cổ phiếu, đấu giá trái phiếu. - Giải pháp hệ thống quản lý sàn hàng hóa Navisoft.ComDT. - ...
3.1.1.2Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và sức cạnh tranh của sản phẩm Bảng thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của Navisoft trong ba năm gần đây:
Đơn vị tính: VND TT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Tổng tài sản 2.921.050.078 4.171.031.231 8.146.641.128 2 Tổng nợ phải trả 917.415.609 1.151.693.663 1.910.786.462 3 Tài sản ngắn hạn 1.972.524.885 3.242.547.697 7.228.474.209 4 Tổng nợ ngắn hạn 917.415.609 1.151.693.663 1.910.786.462 5 Doanh thu 5.842.701.478 7.357.378.118 9.129.090.623 6 Lợi nhuận trước thuế 357.526.204 1.015.703.099 3.216.337.098
72
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng
7 Lợi nhuận sau thuế 357.526.204 1.015.703.099 3.216.337.098
Bảng 3.1: Bảng số liệu tài chính của Navisoft trong 3 năm gần đây (nguồn: báo cáo tài chính của Navisoft)
Nhìn vào số liệu thống kê trong bảng tổng hợp trên có thể thấy, trong ba năm gần đây, kết quả hoạt động kinh doanh của Navisoft đã có sự phát triển đáng kể, tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận của navisoft đã tăng dần đều theo từng năm, chứng tổ các sản phẩm phần mềm của Navisoft đã có sức cạnh tranh và chỗ đứng nhất định trên thị trường. Tuy nhiên, nó vẫn chưa có sự phát triển đột biến và chưa
đáp ứng được sự kỳ vọng của ban lãnh đạo Navisoft. Ban lãnh đạo Navisoft mong muốn các sản phẩm phần mềm của công ty phải được nâng cấp, hoàn thiện hơn nữa nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường và dần dần trở thành một công ty cung cấp các sản phẩm phần mềm hàng đầu Việt Nam.
3.1.1.3Sản phẩm
3.1.1.3.1 Thị phần sản phẩm
Hiện tại mới chỉ có sản phẩm phần mềm dành cho lĩnh vực chứng khoán là Navisoft có thị phần tương đối lớn (~17%), còn các sản phầm phần mềm trong các lĩnh vực khác (ngân hàng, hành chính công...) chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường sản phẩm phần mềm Việt Nam.
3.1.1.3.2 Sản xuất
Tình hình sản xuất của Navisoft vẫn được duy trì ổn định do vẫn duy trì được thị phần vốn có của công ty. Các sản phẩm mới tuy chưa có nhiều đột biến những vẫn đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của khách hàng.
3.1.1.3.3 Tài chính
Navisoft mới thành lập được 5 năm nên điều kiện tài chính chưa cao, so với các tập đoàn công nghệ thông tin như FPT, CMC thì điều kiện tài chính của Navisoft còn thua kém rất nhiều, tuy nhiên tài chính của Navisoft có sựổn định và tẳng trưởng dần đều.
73
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng
3.1.1.3.4 Nguồn nhân lực
Navisoft có nguồn nhân lực được đánh giá là khá tốt so với các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam. Nguồn nhân lực navisoft
đa số là còn rất trẻ nên giàu sức sang tạo, giàu lòng nhiệt huyết và phần đấu, mặc dù vậy nhưng do còn trẻ nên nhân lực của Navisoft lại thiếu rất kinh nghiệm.
3.1.1.3.5 Các chiến lược tiếp thị
Các chiến lược tiếp thị của Navisoft nhìn chung là còn yếu kém.
Hệ thống phân phối: còn yếu, chưa có sựđầu tưđể phát triển mở rộng. Dịch vụ khách hàng: đã có những chiến lược cụ thể, các dịch vụ sau bán
hàng dành cho khách hàng là tương đối tốt.
Thương hiệu Navisoft: đã bắt đầu được khách hàng biết tới, đặc biệt là trong lĩnh vực sản phẩm phần mềm chứng khoán và ngân hàng.
Chiêu thị: chưa vạch ra được chiến lược chiêu thị cụ thể. 3.1.1.3.6 Các dự án mở rộng sản xuất
Navisoft đã bước đầu lên kế hoạch cho các dự án mở rộng ngoài các dự án, sản phẩm hiện có (chứng khoán, ngân hàng, hành chính công...), đó là các dự án như: “sổ tay liên lạc điện tử” dành cho các trường tiểu học nhằm tăng khả năng trao
đổi thông tin giữa nhà trường với phụ huynh học sinh; Dự án kinh doanh các dịch vụ trực tuyến trên internet theo xu thế toàn cầu hóa. Bên cạnh đó các dự án nâng cấp, hoàn thiện những sản phẩm hiện có cũng được ban lãnh đạo Navisoft đưa ra, nhằm đảm bảo cho khách hành luôn được sử dụng những sản phẩm phần mềm chất lượng cao và tốt nhất.
3.1.1.4Ma trận đánh giá các yêu tố bên trong IFE
TT Nhân tố Trọng số Mức tác
động
Điểm trọng số
74
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng
1 Chất lượng ban lãnh đạo tốt 0,08 3 0,24 2 Chất lượng đội ngũ nhân viên tốt 0,10 3 0,30
3 Cơ cấu tổ chức 0,04 0 0,00
4 Chất lượng quản lý chiến lược tốt 0,05 3 0,15 5 Khả năng vay vốn kinh doanh 0,03 1 0,03 6 Khả năng trợ giúp của nhà nước cao 0,05 4 0,20
7 Kế hoạch tài chính 0,05 2 0,10
8 Chi phí kinh doanh 0,08 1 0,08
9 Giá cả sản phẩm 0,06 2 0,12 10 Chất lượng sản phẩm tốt 0,08 4 0,32 11 Dịch vụ sau bán hàng tốt 0,04 4 0,16 12 Tổ chức kênh tiêu thụ 0,08 1 0,08 13 Quản cáo 0,03 1 0,03 14 Thiết kế mới của sản phẩm 0,04 3 0,12 15 Công nghệđang ứng dụng 0,03 2 0,06 16 Khả năng làm chủ công nghệ mới 0,08 1 0,08 17 Đổi mới các thức sản xuất 0,03 1 0,03 18 Các công tác kiểm tra chất lượng 0,05 2 0,10
1 2,2
Bảng 3.2: Ma trận đánh giá tác động của môi trường trong Navisoft
Ma trận IFE xem xét mức độ phát huy được những mặt mạnh và hạn chế
những điểm yếu của Navisoft trong cạnh tranh.Các yêu tốđược đưa ra xem xét phải là những yếu tốđặc trưng cho khả năng cạnh tranh của Navisoft trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Nhìn vào ma trận IFE của Nvisoft ta thấy điểm tổng cộng trọng số là 2,2 cho thấy navisoft đã phát huy được các mặt mạnh của mình như có chất lượng ban lãnh
đạo, nguồn nhân lực, khả năng quản trị chiến lược, dịch vụ sau bán hàng. Các điểm yếu như công tác quản cáo sản phẩm, tổ chức kênh tiêu thụ sản phẩm, khả năng làm chủ công nghệ mới.Các yếu tố này đã ảnh hưởng đáng kểđến vị thế của Navisoft.
75
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng
3.1.2 Môi trường bên ngoài của Navisoft
3.1.2.1Môi trường ngành công nghệ thông tin
Ngày nay, với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung của ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và ứng dụng rộng rãi, tin học ngày nay là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Hơn thế nữa nó còn đi sâu đời sống của con người. Công nghệ thông tin đã thâm nhập khá mạnh mẽ vào Việt Nam, nhiều lĩnh vực hoạt động từ lĩnh vực quản lý hành chính, quản lý kinh tế, tựđộng hóa công nghiệp... đến các lĩnh vực giáo dục và đào tạo đều có thay đổi đáng kể nhờứng dụng công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin là công cụ cần thiết đối với con người trong thời đại ngày nay. Mặc dù gần đây có hiện tượng suy thoái kinh tế, nhưng các doanh nghiệp công nghệ thông tin vẫn giữ vai trò then chốt trong việc làm sống lại nền kinh tế của các quốc gia và góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế trong 10 năm gần đây. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, tỷ trọng của ngành công nghiệp máy tính và viễn thông trong nửa sau của những năm 90 đã đóng góp tới 1/3 tăng trưởng kinh tế của siêu cường này.
3.1.2.1.1 Vài nét sơ lược về lịch sử ngành công nghệ thông tin Việt Nam
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả
các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt
động của con người và xã hội". Chỉ sau gần 20 năm phát triển, được sự khuyến khích cũng như nhận được nhiều ưu đãi của chính phủ, ngành công nghệ thông tin của Việt Nam từ lạc hậu đã có bước phát triển nhảy vọt, có tốc độ phát triển gần như là số một trong khu vực và thuộc những nước có nền công nghệ thông tin phát triển nhanh nhất Châu Á. Với việc trở thành thành viên của Liên minh công nghệ
76
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng
90% thị trường công nghệ thông tin thế giới), ngành công nghệ thông tin Việt nam
đã dần khẳng định được vị thế của mình trên cộng đồng công nghệ thông tin quốc tế. Công nghệ thông tin, một ngành chắc chắn sẽ là động lực phát triển của Việt Nam về lâu dài.
3.1.2.1.2 Tiềm năng phát triển ngành công nghệ thông tin Việt Nam
Với một quốc gia có tới gần 90 triệu dân và 1/4 nằm ở độ tuổi 14 đến 25, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển ngành công nghệ thông tin với nguồn nhân lực trẻ dồi dào. Trong các trường đại học của Việt Nam hiện nay, công nghệ thông tin luôn là một ngành đào tạo trọng điểm. Điển hình là FPT – tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam đã mở ra trường Đại học FPT nhằm đào tạo nguồn nhân lực phần mềm. Tiềm năng phát triển ngành công nghệ thông tin Việt Nam cũng được khẳng định qua việc các tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất thế
giới như: Microsoft, IBM, HP, Intel...hiện nay đều đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam.
3.1.2.1.3 Thị trường công nghệ thông tin thế giới và Việt Nam Thị trường công nghệ thông tin trên thế giới:
Từ năm 2003 đến nay, thị trường công nghệ thông tin thế giới đã phục hồi
một cách mạnh mẽ. Hãng nghiên cứu thị trường Forrester (hãng nghiên cứu có uy tín cao, đã được khẳng định trong cộng đồng quốc tế nhiều năm nay) ước tính công nghệ thông tin phục vụ người dùng đầu cuối đạt 1,7 ngàn tỷ Euro. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin tăng dần qua từng năm, kéo theo chi tiêu công nghệ thông tin thế giới ngày càng tăng. Việt Nam là một điểm sáng trong khu vực này khi chính phủ tập trung cho chính sách phát triển công nghệ thông tin, tạo cơ hội cho thị trường phát triển với tốc độ 20-30%. Thị trường công nghệ thông tin Châu Á duy trì mức tăng trưởng với tốc độ 2 chữ số. Hai nền công nghệ thông tin phát triển nhất khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ đều tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đầu sự phát triển thị trương công nghệ thông tin của toàn khu vực.
77
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng
Thị trường công nghệ thông tin Việt nam:
Trong những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin Việt Nam đã tăng trưởng mạnh, nhất là dịch vụ công có sử dụng công nghệ thông tin. Thị trường ngày càng khuyến khích phát triển công nghệ, cơ hội gia công (outsource) phát triển, và sự sẵn sàng về mặt cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng đã tăng cao. Chi tiêu công nghệ thông tin của Việt Nam đã tăng 8,4% trong năm 2011 và khoảng19% trong nửa đầu năm 2012.Tổng thị trường công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến sẽđạt 3,25 tỉ đô la Mỹ vào cuối năm 2012 (theo IDC-công ty hàng đầu trong lĩnh vực phân tích và nghiên cứu thị trường). Việt Nam đang là một trong những nước có chi tiêu công nghệ thông tin hàng đầu ở châu Á-Thái Bình Dương. Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay là rất hấp dẫn và đầy tiềm năng để các công ty công nghệ thông tin khai thác.
3.1.2.1.4 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Đối thủ cạnh tranh đầu tiên của Navisoft phải kể đến là hai ông lớn trong làng công nghệ thông tin Việt Nam FPT-software và CMC.Đây là hai đối thủ cạnh tranh nặng ký nhất hiện nay của Navisoft.Họ có cơ chế linh hoạt, nhân lực dồi dào và có trình độ cao.Ngoài ra còn nhận được sự hỗ trợ rất lớn về mặt tài chính từ các tập đoàn mẹ.
Kế đến là các đối thủ cạnh tranh đầy tiềm năng như Tong Yang-HPT, Netnam, VSSD... Các công ty này cũng liên tục đổi mới các chiến lược cạnh tranh, liên tục tung ra các chính sách ưu đãi mới nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị
phần.
3.1.2.1.5 So sánh chung về sức cạnh tranh của navisoft với các đối thủ cạnh tranh
Dưới đây là bảng so sánh sức cạnh tranh của Navisoft với hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất là FPT-Software và CMC.
78
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng
Tiềm năng tài chính
Trung bình Mạnh Mạnh
Định hướng phát triển
Phát triển trên hai
địa bàn chính là Hà Nội và HCM
Phát triển trên các
địa bàn là các thành phố lớn
Phát triển trên toàn thị