3.1.2.1Môi trường ngành công nghệ thông tin
Ngày nay, với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung của ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và ứng dụng rộng rãi, tin học ngày nay là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Hơn thế nữa nó còn đi sâu đời sống của con người. Công nghệ thông tin đã thâm nhập khá mạnh mẽ vào Việt Nam, nhiều lĩnh vực hoạt động từ lĩnh vực quản lý hành chính, quản lý kinh tế, tựđộng hóa công nghiệp... đến các lĩnh vực giáo dục và đào tạo đều có thay đổi đáng kể nhờứng dụng công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin là công cụ cần thiết đối với con người trong thời đại ngày nay. Mặc dù gần đây có hiện tượng suy thoái kinh tế, nhưng các doanh nghiệp công nghệ thông tin vẫn giữ vai trò then chốt trong việc làm sống lại nền kinh tế của các quốc gia và góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế trong 10 năm gần đây. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, tỷ trọng của ngành công nghiệp máy tính và viễn thông trong nửa sau của những năm 90 đã đóng góp tới 1/3 tăng trưởng kinh tế của siêu cường này.
3.1.2.1.1 Vài nét sơ lược về lịch sử ngành công nghệ thông tin Việt Nam
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả
các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt
động của con người và xã hội". Chỉ sau gần 20 năm phát triển, được sự khuyến khích cũng như nhận được nhiều ưu đãi của chính phủ, ngành công nghệ thông tin của Việt Nam từ lạc hậu đã có bước phát triển nhảy vọt, có tốc độ phát triển gần như là số một trong khu vực và thuộc những nước có nền công nghệ thông tin phát triển nhanh nhất Châu Á. Với việc trở thành thành viên của Liên minh công nghệ
76
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng
90% thị trường công nghệ thông tin thế giới), ngành công nghệ thông tin Việt nam
đã dần khẳng định được vị thế của mình trên cộng đồng công nghệ thông tin quốc tế. Công nghệ thông tin, một ngành chắc chắn sẽ là động lực phát triển của Việt Nam về lâu dài.
3.1.2.1.2 Tiềm năng phát triển ngành công nghệ thông tin Việt Nam
Với một quốc gia có tới gần 90 triệu dân và 1/4 nằm ở độ tuổi 14 đến 25, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển ngành công nghệ thông tin với nguồn nhân lực trẻ dồi dào. Trong các trường đại học của Việt Nam hiện nay, công nghệ thông tin luôn là một ngành đào tạo trọng điểm. Điển hình là FPT – tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam đã mở ra trường Đại học FPT nhằm đào tạo nguồn nhân lực phần mềm. Tiềm năng phát triển ngành công nghệ thông tin Việt Nam cũng được khẳng định qua việc các tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất thế
giới như: Microsoft, IBM, HP, Intel...hiện nay đều đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam.
3.1.2.1.3 Thị trường công nghệ thông tin thế giới và Việt Nam Thị trường công nghệ thông tin trên thế giới:
Từ năm 2003 đến nay, thị trường công nghệ thông tin thế giới đã phục hồi
một cách mạnh mẽ. Hãng nghiên cứu thị trường Forrester (hãng nghiên cứu có uy tín cao, đã được khẳng định trong cộng đồng quốc tế nhiều năm nay) ước tính công nghệ thông tin phục vụ người dùng đầu cuối đạt 1,7 ngàn tỷ Euro. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin tăng dần qua từng năm, kéo theo chi tiêu công nghệ thông tin thế giới ngày càng tăng. Việt Nam là một điểm sáng trong khu vực này khi chính phủ tập trung cho chính sách phát triển công nghệ thông tin, tạo cơ hội cho thị trường phát triển với tốc độ 20-30%. Thị trường công nghệ thông tin Châu Á duy trì mức tăng trưởng với tốc độ 2 chữ số. Hai nền công nghệ thông tin phát triển nhất khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ đều tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đầu sự phát triển thị trương công nghệ thông tin của toàn khu vực.
77
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng
Thị trường công nghệ thông tin Việt nam:
Trong những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin Việt Nam đã tăng trưởng mạnh, nhất là dịch vụ công có sử dụng công nghệ thông tin. Thị trường ngày càng khuyến khích phát triển công nghệ, cơ hội gia công (outsource) phát triển, và sự sẵn sàng về mặt cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng đã tăng cao. Chi tiêu công nghệ thông tin của Việt Nam đã tăng 8,4% trong năm 2011 và khoảng19% trong nửa đầu năm 2012.Tổng thị trường công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến sẽđạt 3,25 tỉ đô la Mỹ vào cuối năm 2012 (theo IDC-công ty hàng đầu trong lĩnh vực phân tích và nghiên cứu thị trường). Việt Nam đang là một trong những nước có chi tiêu công nghệ thông tin hàng đầu ở châu Á-Thái Bình Dương. Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay là rất hấp dẫn và đầy tiềm năng để các công ty công nghệ thông tin khai thác.
3.1.2.1.4 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Đối thủ cạnh tranh đầu tiên của Navisoft phải kể đến là hai ông lớn trong làng công nghệ thông tin Việt Nam FPT-software và CMC.Đây là hai đối thủ cạnh tranh nặng ký nhất hiện nay của Navisoft.Họ có cơ chế linh hoạt, nhân lực dồi dào và có trình độ cao.Ngoài ra còn nhận được sự hỗ trợ rất lớn về mặt tài chính từ các tập đoàn mẹ.
Kế đến là các đối thủ cạnh tranh đầy tiềm năng như Tong Yang-HPT, Netnam, VSSD... Các công ty này cũng liên tục đổi mới các chiến lược cạnh tranh, liên tục tung ra các chính sách ưu đãi mới nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị
phần.
3.1.2.1.5 So sánh chung về sức cạnh tranh của navisoft với các đối thủ cạnh tranh
Dưới đây là bảng so sánh sức cạnh tranh của Navisoft với hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất là FPT-Software và CMC.
78
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng
Tiềm năng tài chính
Trung bình Mạnh Mạnh
Định hướng phát triển
Phát triển trên hai
địa bàn chính là Hà Nội và HCM
Phát triển trên các
địa bàn là các thành phố lớn
Phát triển trên toàn thị
trường có nhu cầu sử dụng sản phẩm Địa bàn hoạt động Hà Nội, HCM HN, HCM, Đà Nẵng. Hà Nội, HCM, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng. Chất lượng Sản phẩm
Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm có chất lượng tốt và ngày càng cải thiện nâng cấp và hoàn thiện theo nhu cầu đổi mới của khách hàng. So sánh về chất lượng sản phẩm có thể nói là tương đương nhau. Giá sản phẩm Giá thay đổi tùy theo
đối tượng KH và do quá trình thương lượng
Giá thay đổi tùy theo
đối tượng KH và do quá trình thương lượng
Giá thay đổi tùy theo
đối tượng KH và do quá trình thương lượng Thời gian triển khai Được thống nhất giữa Navisoft và khách trong quá trình thương thảo điều khoản hợp đồng Được thống nhất giữa CMC và khách trong quá trình thương thảo điều khoản hợp đồng Được thống nhất giữa FPT và khách trong quá trình thương thảo điều khoản hợp đồng Các chính sách khác
Không có Có chi phí hoa hồng và triết khâu giá
Có chi phí hoa hồng và triết khâu giá
Bảng 3.3: Bảng so sang mức cạnh tranh của Navisoft so với đối thủ
3.1.2.1.6 Khách hàng
79
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng
- Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV. - Ngân hàng Quốc tế - VIB.
- Ngân hàng An Bình – ABB.
- Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội – HNX. - Công ty CP đầu tư và kinh doanh vàng –IGI. - Công ty CP Chứng khoán Đại Nam – DNSE. - Công ty CP Chứng khoán Hòa Bình – HBS.
- Công ty CP Chứng khoán Công Nghiệp Việt Nam – ISC. - Công ty CP Chứng khoán Saigon Tourist – STSC.
- Công ty CP Chứng khoán Nhật Bản – JSI. - Công ty CP Chứng khoán Việt Nam –VSEC. - Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ Thương – TCS. - Công ty CP Chứng khoán Trí Việt – TVSC. - Công ty CP Chứng khoán Phượng Hoàng – PXS. - Công ty CP Chứng khoán Quốc Tế Hoàng Gia – IRS. - Công ty CP Chứng khoán An Bình – ABS.
- Công ty CP Chứng khoán Đông Nam Á – SASC. - ...
Các đơn vị hành chính sự nghiệp - Tổng cục thuế.
80
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. - Cục bản quyền tác giả.
- Trường Đại học Sự phạm Nghệ thuật Trung Ưng. - Công ty CP Sông đà Thăng Long.
- ...
3.1.2.2Môi trường kinh tế chung
Nền kinh tế Việt nam bước vào giai đoạn phát triển 2011-2020 trên cơ sở
những thành tựu to lớn của 25 năm đổi mới và 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010, trong đó năm 2010 GDP cả nước ta đã đạt trên 100 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng bình quan 7,2%/Năm, thu nhập bình quân đầu người
đạt 1,200 USD. Nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm những nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Sựổng định về chính trị, xã hội là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị
quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và Nghị quyết số
11/2011/QH13 của Quốc hội, Chính phủđã giao cho các Bộ, ngành xây dựng đề án và bước đầu thực hiến tái cơ cấu kinh tế với chuyển đổi mô hình tăng trưởng.Với mục đíchphát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020trên cơ sở tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững; cải thiện môi trường đầu tư để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát triển mạnh mẽ
lược lượng sản xuất; tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và của từng sản phẩm ở thị
trường trong nước và thế giới; khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế; chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu,vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng
81
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng
cao chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ gắn với các vùng kinh tế; thúc dẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh hàm lượng nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7,5 – 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 – 3.200 USD. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP.Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP.Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiên đại; chính trị - xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn nữa trong giai đoạn sau”.
Theo xếp hạng “Best Countries for Business Ranking” do hãng tin hàng đầu thế giới Bloomberg thực hiện lần đầu công bố hôm nay (21/3/2012), Việt Nam xếp
ở vị trí thứ thứ 46 trong top 50 quốc gia có môi trường kinh tế tốt nhất trên thế giới.
Đáng chú ý, Việt Nam có thứ hạng cao hơn 3 quốc gia nằm trong nhóm những nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới (BRIC) là Nga, Ấn Độ và Brazil.
Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia có môi trường kinh tế tốt nhất.
Hãng tin Bloomberg cho biết, xếp hạng này bao gồm 160 nền kinh tế trên thế
giới. Việc đánh giá môi trường kinh doanh của các nền kinh tế được dựa trên các yếu tố là mức độ hội nhập kinh tế, chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí lao động và nguyên vật liệu đầu vào, chi phí vận chuyển hàng hóa, những chi phí ít hữu hình hơn, và mức độ sẵn sang chi tiêu của người tiêu dùng địa phương.
82
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Viện Đại học mở Hà Nội – Hứa Thanh Tùng
Và cũng theo dự báo của Bloomberg thì đến năm 2050 Việt Nam sẽ có tên trong nhóm 50 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
3.1.2.3Môi trường chính trị và luật pháp
Việt Nam ngày nay đang có một môi trường chính trị ổng định và định hướng một cách đúng đắn, đây là điều kiện cần thiết khách quan để phát triển toàn bộ nền kinh tế trong nước và tác động lớn đến sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chúng ta đã từng thấy chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, về phát triển kinh tế tư bản, tư
nhân...là những đòn bảy tạo đà cho sự phát triển rất mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngày nay. Nói một cách khách, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong từng thời kỳ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội có những ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp rất lớn đến toàn bộ tiến trình kinh doanh và quản trị kinh doanh ở các doanh nghiệp.
Đối với các hoạt động về quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp, Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng bằng việc đưa ra các điều luật, các quy định chung buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ theo, điều này vừa có thể thúc đẩy vừa có thể
hạn chế việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính phủ có thể thúc đẩy bằng cách khuyến khích việc mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua việc trợ cấp cho các doanh nghiệp được lựa chọn, ưu tiên về thuế
trong những hoàn cảnh nhất định, bảo vệ một vài ngành kinh doanh thông qua những biểu thuế suất đặc biệt, hay bằng các trợ giúp việc nghiên cứu và triển khai. Nhà nước cũng có thể hạn chế và điều chỉnh việc kinh doanh thông qua các bộ luật, nghị định, thông tư và các quyết định như bộ luật lao động, luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật bảo vệ môi trường...Các chính sách về lương bổng, tài chính, tiền tệ (chính sách quản lý tiền mặt, chếđộ thu chi và sử dụng ngân sách, cán cân thanh toán, nguồn cung cấp tiền, việc kiểm soát về khả năng tín dụng thông qua chính sách tài chính) đều có những ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động về kinh