CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
1.3.1 Sự cần thiết khách quan của phân tích hoạt động kinh doanh
Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, còn những khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ
thơng qua phân tích hoạt động doanh nghiệp mới phát hiện được. Từ đó ta sẽ có cách khai thác để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, thơng qua phân tích hoạt động doanh nghiệp ta mới thấy rõ những nguyên nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh từ đó
có những giải pháp thích hợp để cải tiến trong hoạt động quản lí để mang lại kết quả cao hơn. Phân tích hoạt động kinh doanh có vai trị quan trọng, nó có tác dụng:
- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh
tế đã xây dựng.
- Giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh và hạn chế của
doanh nghiệp.
- Phát hiện khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện.
- Kết quả của phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra quyết định quản trị trong ngắn hạn và dài hạn.
- Giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro trong kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và có tác
dụng giúp doanh nghiệp chỉ đạo mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua
phân tích từng mặt hoạt động của doanh nghiệp như cơng tác chỉ đạo sản xuất, công
tác tổ chức tiền lương, công tác mua bán, công tác quản lý, cơng tác tài chính…giúp
doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng
phòng ban chức năng, từng bộ phận đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Nó là cơng cụ quan trọng để liên kết hoạt động của các bộ phận này làm cho hoạt động chung của
doanh nghiệp được ăn khớp, nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao. Để hoạt động kinh doanh
đạt được kết quả mong muốn, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động
kinh doanh. Dựa trên các tài liệu có được, thơng qua phân tích, doanh nghiệp có thể dự
đốn các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để đề ra các chiến lược kinh doanh
phù hợp.
1.3.2 Các phương pháp phân tích kết quả kinh doanh
Khi phân tích tình hình doanh thu và chi phí DNBH có thể sử dụng kết hợp các
phương pháp thống kê và toán kinh tế, trong đó có cả phương pháp truyền thống và
các phương pháp hiện đại. Việc lựa chọn phương pháp phân tích phụ thuộc chủ yếu
vào mục đích, yêu cầu; vào hệ thống chỉ tiêu và mối liên hệ giữa các hiện tượng, các
yếu tố phân tích; vào thời gian, khơng gian và nguồn tài liệu phân tích…
Các phương pháp phân tích cụ thể bao gồm rất nhiều loại, song có thể tổng quát thành 4 loại sau đây:
a. Phương pháp chi tiết
Mọi kết quả kinh doanh trong DNBH đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hướng khác nhau. Thông thường trong phân tích, phương pháp phân tích được thực hiện theo các hướng:
- Chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu để biểu hiện về mặt lượng và xác định cơ cấu của từng bộ phận trong tổng thể. Qua đó đánh giá mức độ đạt được và vai
trò của từng bộ phận cấu thành chỉ tiêu phân tích. Ví dụ, doanh thu phí bảo hiểm có thể chi tiết theo nghiệp vụ, theo đối tượng, theo loại hình kinh doanh và tính chất của rủi ro được bảo hiểm…
- Chi tiết theo thời gian để kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được về một chỉ tiêu nào đó theo tiến độ thời gian đã đặt ra, từ đó giúp DNBH tìm ra các biện pháp hữu hiệu trong chỉ đạo hoạt động kinh doanh của mình nhằm hồn thành kế hoạch đặt ra.
- Chi tiết theo không gian nhằm đánh giá kết quả thực hiện của từng bộ phận, từng đơn vị, qua đó phát hiện các bộ phận, các đơn vị tiên tiến hay yếu kém trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Phương pháp này không chỉ giúp đánh giá thực trạng ở từng đơn vị, từng bộ phận mà còn phát hiện được khả năng tiềm tàng để mở rộng thị trường, triển khai sản phẩm mới, tuyển dụng đại lý bảo hiểm…chẳng hạn số
đơn bảo hiểm hỏa hoạn đã cấp có thể chi tiết theo đơn vị hành chính, vùng, thành thị
và nông thôn, các đơn vị trong cổ đơng và ngồi cổ đơng tham gia bảo hiểm…
b. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh
doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Khi vận dụng
phương pháp này phải giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
- Xác định gốc so sánh: Gốc so sánh phụ thuộc vào mục đích và u cầu của
q trình phân tích. Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu thì gốc so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước (tháng trước, quý trước và năm trước…). Khi nghiên cứu tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong các khoảng thời gian của một năm thường so sánh với cùng kỳ năm trước (tháng hoặc quý). Khi đánh giá mức độ biến động so với các mục tiêu đặt ra, thì trị số thực tế sẽ được so sánh với mục tiêu đề ra…Các trị số của chỉ tiêu của kỳ trước, kế hoạch, mục tiêu hoặc cùng kỳ năm trước gọi chung là trị số kỳ gốc. Thời kỳ chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích.
Ngồi việc so sánh theo thời gian, phân tích hoạt động kinh doanh bảo hiểm còn tiến
hành so sánh giữa các đơn vị, bộ phận về một chỉ tiêu nào đó. Khi ấy, gốc so sánh có
thể là mức độ đạt được của một đơn vị tiên tiến nào đó hoặc là mức độ đạt được bình
qn của cả DNBH. Ví dụ, so sánh mức thu nhập bình quân của một cán bộ nhân viên chi nhánh bảo hiểm A so với mức thu nhập bình quân của cả doanh nghiệp bảo hiểm.
- Điều kiện so sánh: khi so sánh theo thời gian cần đảm bảo các điều kiện về nội dung kinh tế của chỉ tiêu, phương pháp và đơn vị tính tốn… nội dung kinh tế của chỉ tiêu thường có tính ổn định, nó chỉ thay đổi khi phân chia lại các đơn vị, bộ phận quản lý hoặc thay đổi chính sách quản lý. Nếu có sự thay đổi phải tính tốn lại trị số gốc theo nội dung mới để so sánh. Khi so sánh mức độ đạt được về một chỉ tiêu nào đó, các đơn vị, các bộ phận khác nhau cần đảm bảo tính chất “so sánh được” giữa
chúng. Tính “so sánh được” hay cịn gọi là “tổng thể đồng chất” thể hiện tính thống nhất ở phương hướng và điều kiện kinh doanh, thời gian và đơn vị tính tốn
- Mục tiêu so sánh: là xác định mức biến động tuyệt đối, tương đối và xu hướng biến động của mỗi chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối được xác định
trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ, còn mức biến động tương đối là kết
quả so sánh giữa trị số kỳ phân tích với trị số kỳ gốc. Hoặc giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan, mà chỉ tiêu liên quan này quyết định quy mô và chỉ tiêu phân tích. Nếu sử dụng một chuỗi
các so sánh liên tục về một chỉ tiêu nào đó theo thời gian, có thể thấy rõ xu hướng của
sự biến động.
c. Phương pháp loại trừ
Có nhiều trường hợp khi phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, cần nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh nhờ phương pháp loại
trừ. Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, bằng cách khi xác định ảnh hưởng của nhân tố này, thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Chẳng hạn, khi phân tích doanh thu phí bảo hiểm vật chất
xe cơ giới, có thể quy về sự ảnh hưởng của 3 nhân tố sau: số xe tham gia bảo hiểm, phí
bảo hiểm bình qn mỗi loại xe, cơ cấu các loại xe tham gia bảo hiểm. Rõ ràng, cả 3
nhân tố đó cùng đồng thời ảnh hưởng đến doanh thu phí bảo hiểm vật chất thân xe cơ giới; nhưng để xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của hai nhân tố kia.
Phương pháp loại trừ thể hiện rõ nhất khi phân tích “chỉ số tổng hợp” hoặc “chỉ số bình quân” về một chỉ tiêu nào đó. Hoặc cũng có thể dựa vào phương pháp “số
chênh lệch” hay phương pháp “thay thế liên hoàn” để loại trừ. Tuy nhiên, khi sử dụng
phương pháp loại trừ phải chú ý đến điều kiện vận dụng, chẳng hạn các nhân tố có
quan hệ với chỉ tiêu phân tích phải được biểu hiện dưới dạng tích số (hay thương số) và việc sắp xếp trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích cần tuân theo quy
luật “lượng biến dẫn đến chất biến”.
d. Phương pháp liên hệ
Mọi kết quả kinh doanh của DNBH đều có mối liên hệ mật thiết với các bộ phận,
các mặt, các yếu tố trong q trình hoạt động kinh doanh. Để lượng hóa các mối quan
hệ đó, ngồi các phương pháp đã nêu, có thể sử dụng phổ biến các mối liên hệ sau đây để phân tích
- Liên hệ cân đối (như: cân đối thu chi, cân đối giữa tài sản cố định với tài sản lưu động, cân đối giữa vốn chủ sở hữu với tổng ngồn vốn…)
- Liên hệ cùng chiều và ngược chiều (như: chi phí tuyên truyền quảng cáo với
doanh thu phí bảo hiểm, chi phí đề phòng hạn chế tổn thất với chi bồi thường…) - Liên hệ trực tiếp với liên hệ gián tiếp
- Liên hệ tuyến tính và phi tuyến tính - Liên hệ một chiều và liên hệ nhiều chiều
- Liên hệ thực (liên hệ tương quan hay liên hệ hàm số)
1.3.3 Một số chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Nội dung chủ yếu của phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm là phân tích kết quả đạt được trong từng khâu công việc, cũng như kết quả và
hiệu quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Các chỉ
tiêu phân tích được đặt trong một thời kỳ nhất các khâu, các yếu tố và các điều kiện cụ
thể của quá trình hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó, xác định các đặc trưng về mặt số lượng, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ, mối liên hệ ràng buộc giữa các hiện tượng và các yếu tố phân tích. Kết quả phân tích biểu hiện xu hướng, nhịp điệu phát triển, tính chất, mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ và nguyên nhân ảnh hưởng của các yếu tố, các bộ phận đến kết quả và hiệu quả kinh doanh nói chung
Để đảm bảo nội dung phân tích cần phải sử dụng nhiều loại chỉ tiêu kinh tế khác
nhau, có tính đến những điều kiện đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Để
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, người ta thường lựa chọn những chỉ tiêu như: - Chỉ tiêu số lượng: Phản ánh quy mô, mức độ đạt được của kết quả kinh
doanh hay của một yếu tố nào đó, như: Số hợp đồng bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm, lượng vốn, tổng số đại lý bảo hiểm…
- Chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh hiệu quả kinh doanh hay hiệu quả sử dụng từng yếu tố riêng biệt của doanh nghiệp bảo hiểm như: Năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, năng suất khai thác của các đại lý
1.3.3.1 Các chỉ số đánh giá lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ số này phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Có thể sử dụng để so sánh với tỷ số của các năm trước hay so sánh với các
doanh nghiệp khác.
Sự biến động của tỷ số này phản ảnh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢= 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận.
𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢= 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
Các nhà đầu tư luôn qua tâm đến tỷ số này của doanh nghịêp, bởi đây là thu
nhập mà họ có thể nhận được nếu họ quyết định đặt vốn vào công ty.
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả sử dụng chi phí cho hoạt động kinh doanh,
𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí= 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng ngân quỹ đầu tư đo lường khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛= 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TẾ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY BẢO HIỂM
PVI SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2014-2018 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TY BẢO HIỂM PVI SÀI GỊN 2.1.1 TỔNG CƠNG TY BẢO HIỂM PVI
Tổng Cơng ty Bảo hiểm PVI (Bảo Hiểm PVI) được thành lập ngày 01/08/2011 bởi Tổng Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (nay là Công ty cổ phần PVI) với tư cách là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty cổ phần PVI sở hữu 100% vốn điều lệ. Theo Điều 4 Giấy phép thành lập và hoạt động số 63
GP/KDBH ngày 28/06/2011 của Bộ tài chính, Bảo Hiểm PVI được kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam kể từ khi thành lập. Ngồi các yếu tố về mặt pháp lý, Bảo Hiểm PVI được kế thừa từ Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam trước đây:
- Toàn bộ hệ thống nhân sự liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân
thọ
- Toàn bộ hệ thống khách hàng và đối tác.
- Toàn bộ hệ thống kinh doanh và cơ cấu tổ chức hiện tại - Toàn bộ kênh tái bảo hiểm quốc tế có xếp hạng cao - Sự ủng hộ của Tập đồn Dầu khí Việt Nam.
2.1.2 CƠNG TY BẢO HIỂM PVI SÀI GỊN
2.1.2.1 Lịch sử hình thành và sự phát triển của Công ty bảo hiểm PVI Sài Gịn
Cơng ty bảo hiểm PVI Sài Gòn (gọi tắt là PVI Sài Gòn) là một trong 25 chi
nhánh của Tổng Công ty bảo hiểm PVI, được thành lập theo Giấy phép điều chỉnh số 42/GPĐC1/KDBH ngày 8 tháng 5 năm 2007 do Bộ Tài chính cấp tại Hà Nội sau khi Tổng Công ty PVI chuyển đổi hoạt động từ doanh nghiệp nhà nước sang mơ hình Tổng Cơng ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
PVI Sài Gòn hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm và Điều lệ hoạt động đã
được Ban lãnh đạo Tổng Công ty PVI thông qua. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
chính của PVI Sài Gòn gồm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và đầu tư tài chính.
TÊN ĐƠN VỊ: CƠNG TY BẢO HIỂM PVI SÀI GỊN LOGO:
Địa chỉ: Tầng 6, Tòa nhà Central Park, 117-119-121, P. Bến Thành, Q.1. TP.HCM
Tel: (028) 39333668
Fax: (028) 39333670
Những năm qua, Bảo hiểm PVI Sài Gịn ln ý thức việc xây dựng thương hiệu,
không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Với phương châm