Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng, doanh thu, chi phí và lợi nhuận

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm PVI sài gòn (Trang 28 - 31)

1.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH

1.2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng, doanh thu, chi phí và lợi nhuận

của doanh nghiệp bảo hiểm

a. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

Doanh thu là một chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đặc biệt có ý nghĩa đối với hoạt động của các DNBH vì cơ sở hoạt động kinh doanh bảo hiểm là quy luật số lớn, lấy “số đông bù số ít”. Doanh thu của DNBH chịu tác động của nhiều nhân tố trong đó có các nhân tố cơ bản sau:

Mức phí bảo hiểm: Đây là nguồn thu đầu tiên và có vai trị quyết định đối với hoạt

động của DNBH. Việc định phí của các DNBH được dựa trên các nhân tố:

+ Xác suất rủi ro: Đây là cơ sở khoa học không thể thiếu khi DNBH định phí bảo

hiểm. Xác suất rủi ro cao thì mức phí cũng phải cao và ngược lại.

+ Điều kiện bảo hiểm: Điều kiện bảo hiểm thể hiện phạm vi trách nhiệm đối với

các rủi ro được DNBH nhận bảo hiểm. Điều kiện bảo hiểm càng nhiều, phạm vi bảo hiểm càng mở rộng, phí bảo hiểm càng cao do khả năng chi trả bồi thường của DNBH

càng lớn.

+ Thời hạn bảo hiểm: hợp đồng bảo hiểm luôn được giới hạn về mặt thời gian.

Khi thời hạn bảo hiểm dài có nghĩa là khả năng gặp rủi ro lớn hơn và tất nhiên mức

phí cũng phải tăng lên. Trong bảo hiểm nhân thọ, việc tính phí bảo hiểm chịu ảnh hưởng lớn của thời hạn bảo hiểm. Bảo hiểm nhân thọ không chỉ mang tính rủi ro mà

cịn mang tính tiết kiệm, khi định phí cịn phải tính đến giá trị thời gian của đồng tiền.

+ Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và hạn mức trách nhiệm của DNBH. Đây cũng là nhân tố rất cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến mức phí bảo hiểm. Đối với phần lớn các nghiệp vụ, các sản phẩm bảo hiểm, mức phí bảo hiểm được tính tốn trên cơ sở những nhân tố này và tỷ lệ phí bảo hiểm.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: vì chi phí quản lý, điều hành doanh nghiệp là một bộ phần cấu thành phí bảo hiểm tồn phần.

+ Ngồi ra, khi định phí bảo hiểm, DNBH khơng thể bỏ qua một số nhân tố quan

trọng khác như tình hình cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, quy định của pháp luật về mức phí sàn, phí trần…

Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm: đối với DNBH đây là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới doanh thu. Để cạnh tranh, DNBH có thể giảm phí bảo hiểm nhưng tổng doanh thu của doanh nghiệp vẫn khơng bị giảm và thậm chí cịn tăng vì lượng

khách hàng mua bảo hiểm tại doanh nghiệp cũng tăng lên khi phí giảm. Khi số lượng

khách hàng tham gia bảo hiểm lớn còn làm cho việc định phí của DNBH đảm bảo được quy luật số đông.

Quy định của pháp luật: hoạt động của DNBH không nằm ngồi khn khổ pháp

luật và chịu sự tác động của pháp luật. Doanh thu của DNBH sẽ bị ảnh hưởng khi Nhà Nước quy định mức phí trần, mức phí sàn. Thị phần của DNBH có thể tăng, giảm dẫn tới doanh thu bị ảnh hưởng khi Nhà Nước thực hiện chính sách đóng cửa hay mở cửa thị trường bảo hiểm. Một số quy định của pháp luật làm tăng lượng khách hàng tham

gia bảo hiểm, ví dụ: quy định bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới

đối với người thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người

lao động, bảo hiểm cháy… điều đó rất có lợi cho các DNBH vì khách hàng tham gia tăng sẽ làm cho doanh thu phí tăng.

Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm

Bên cạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bản thân hoạt động đầu tư cũng tạo ra doanh thu cho DNBH. Ngoài ra, hoạt động đầu tư cịn ảnh hưởng đến việc định phí sản phẩm bảo hiểm. Những sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế có tỷ lệ lãi kỹ thuật cao mà hoạt động đầu tư không đáp ứng được sẽ rất khó cho các DNBH phi

nhân thọ tung những sản phẩm đó ra thị trường.

b. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí

Đối với DNBH, chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là khoản chi phí cơ bản và

ln chiếm tỷ trọng lớn, do đó khi nói đến các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của

DNBH, trước hết phải kể đến một số nhân tố cơ bản sau:

Giá trị thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm: Giá trị

thiệt hại thực tế này sẽ quyết định số tiền bồi thường của DNBH, là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi của doanh nghiệp. Nó được xác định dựa trên:

- Mức độ thiệt hại thực tế: khi định phí bảo hiểm, phải dựa vào xác suất rủi ro

tính theo số liệu thống kê quá khứ, còn số tiền bồi thường phát sinh lại phụ thuộc vào

mức độ thiệt hại thực tế xảy ra trong năm nghiệp vụ. Mức độ thiệt hại thực tế có thể

cao hơn mức dự đốn do có nhiều yếu tố khách quan không lường trước được tác động, làm cho mức độ rủi ro tăng lên xét cả về số vụ và mức độ thiệt hại bình quân

một vụ, dẫn đến số tiền bồi thường cũng tăng cao hơn so với dự kiến. Ngược lại, mức độ thiệt hại thực tế cũng có thể thấp hơn mức dự đốn của DNBH, từ đó làm giảm chi

phí bồi thường. Khi quản lý chi phí, DNBH phải đặc biệt chú ý tới nhân tố này.

- Phạm vi bảo hiểm: phạm vi bảo hiểm thể hiện giới hạn trách nhiệm của DNBH về phạm vi rủi ro bảo hiểm, phạm vi không gian và thời gian, phạm vi số tiền bảo hiểm. Chính vì vậy phạm vi bảo hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền bồi thường hoặc

chi trả tiền bảo hiểm. Phạm vi bảo hiểm càng rộng, mức độ thiệt hại thực tế của đối tượng bảo hiểm thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm càng lớn và ngược lại.

Công tác quản lý rủi ro:

Đây là nhân tố có tính chủ quan, ảnh hưởng lớn đến số tiền chi trả, bồi thường của

DNBH. Nếu DNBH làm tốt công tác này, mức độ thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo

hiểm sẽ giảm, kéo theo số tiền bồi thường hay chi trả bảo hiểm cũng giảm. Số tiền bồi thường hay chi trả bảo hiểm giảm có thể lớn hơn nhiều so với chi phí DNBH bỏ ra để thực hiện cơng tác quản lý rủi ro. Nếu công tác quản lý rủi ro làm khơng tốt thì hậu quả là ngược lại.

Tình hình trục lợi bảo hiểm

Trục lợi bảo hiểm là hành vi của người tham gia bảo hiểm cố tình gian dối, lừa đảo, có ý định ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc sau khi rủi ro xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt số tiền bồi thường của bảo hiểm mà lẽ ra họ khơng được hưởng. Có nhiều hình thức trục lợi bảo hiểm như: hợp lý hóa ngày và hiệu lực bảo hiểm khi rủi ro xảy ra vào thời điểm đã hết hiệu lực hợp đồng; lập hồ sơ đòi bồi thường nhiều lần khơng tn theo ngun tắc “đóng góp” trong bảo hiểm tài sản; khai tăng mức độ thiệt hại… ngoài ra, các hành vi trục lợi của khách hàng bảo hiểm cịn có sự tiếp tay của nhân viên bảo hiểm, của các cơ quan chức năng có liên quan. Các hành

vi này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, làm tăng chi phí của DNBH. Đồng thời, hành vi trục lợi bảo hiểm còn ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội, kỷ cương

pháp luật, làm nhiễu thơng tin và mất uy tín của DNBH. ❖Trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ

Các quỹ dự phòng nghiệp vụ được tính là một khoản chi và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong các DNBH. DNBH phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định của

pháp luật, đây là một khoản chi rất đặc thù và nhạy cảm đối với DNBH. Mặc dù dự

phòng nghiệp vụ là một khoản chi, nhưng thực chất DNBH vẫn nắm giữ lượng tiền

này. Và chỉ cần một thay đổi nhỏ trong việc trích lập dự phịng nghiệp vụ cũng làm ảnh hưởng đến tổng chi từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của DNBH.

Quy định của pháp luật: quy định của pháp luật không chỉ ảnh hưởng đến

lập dự phòng nghiệp vụ, hay Nhà Nước khống chế mức trả hoa hồng của DNBH cho

các đại lý và môi giới bảo hiểm.

Tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm:

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí quản lý của doanh nghiệp. Để đảm bảo nguyên tắc dàn trải và phân chia rủi ro, để phân phối sản phẩm đến tận tay khách

hàng, các DNBH thường phải hoạt động trên phạm vi địa lý rộng. Điều đó yêu cầu

doanh nghiệp phải có một bộ máy tổ chức vừa tập trung, vừa phân tán, với những

trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại hỗ trợ cho cơng tác quản lý. Vì vậy, một mơ hình tổ chức bộ máy hoạt động hợp lý, bao gồm cả tổ chức mạng lưới đại lý,

môi giới hay cộng tác viên bảo hiểm, sẽ giúp DNBH tiết kiệm được các chi phí quản lý của mình

c. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là bộ phận chủ yếu, thường chiếm tỷ trọng lớn và là trọng tâm quản lý của doanh nghiệp. Do đó, muốn tăng được lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta tập trung đi sâu vào

nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định theo công thức:

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh = doanh thu thuần - giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong kỳ

Như vậy, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào hai nhân tố là doanh thu tiêu thụ sản phẩm và chi phí, giá thành của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm PVI sài gòn (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)