a. Phân tích doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Bảng 2.3: Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Cơng ty Bảo hiểm PVI Sài Gịn từ năm 2014-2018.
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ tăng bình quân (%)
Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm
141028 190782 207525 208830 197047
Tốc độ tăng liên hồn(%) - 35,28 8,78 0,63 (5,64)
8,72
Hình 2.2: Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm PVI Sài Gịn từ năm 2014-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Nhìn vào bảng trên cho thấy tốc độ tăng bình quân của hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 8,72%. Và năm 2015 thực sự là một năm ấn tượng nhất với tốc độ tăng
doanh thu là 35,28% so với năm 2014. Nó đánh dấu một bước ngoặt của sự phát triển
về mạng lưới kinh doanh, thị phần và vị thế của PVI Sài Gòn. Sau năm 2015, mặc dù
có rất nhiều khó khăn đối với sự phát triển của ngành bảo hiểm nhưng công ty vẫn đạt
được tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thị trường. Năm 2016 PVI Sài Gòn đã đạt được tốc độ tăng doanh thu là 8,78%. Đến năm 2018 là năm PVI thực hiện chiến lược kinh doanh ổn định, an toàn, hiệu quả đồng thời do ngành kinh doanh dầu khí có sụt giảm doanh thu thay đổi nên tốc độ tăng
doanh thu có giảm 5,64%. Nhưng cơng ty vẫn vượt mức doanh thu theo kế hoạch. Cụ
thể các khoản thu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thể hiện qua bảng sau: 141028 190782 207525 208830 197047 0 50000 100000 150000 200000 250000
Bảng 2.4: Tình hình doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Cơng ty PVI Sài Gịn từ năm 2014-2018 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Thu phí bảo hiểm gốc 286114 322869 362215 361709 365573 Hồn phí, giảm phí bảo
hiểm (22532) (4505) (7736) (5211) (5393)
Phí nhượng tái bảo hiểm (165807) (188710) (177947) (182893) (209217)
(Giảm) tăng dự phịng phí
bảo hiểm 32808 42838 5968 (450) 8946
Hoa hồng nhượng tái bảo
hiểm và doanh thu khác 10444 18290 25026 35647 37138
Tổng doanh thu thuần hoạt động kinh doanh
bảo hiểm 141028 190782 207525 208830 197047
(Nguồn: Phòng tài chính-kế tốn Cơng ty Bảo Hiểm PVI Sài Gịn) Về thu kinh doanh bảo hiểm gốc
Ngay từ đầu chiến lược phát triển của PVI là luôn tạo niềm tin cho khách hàng, vì vậy cơng ty khơng chỉ dừng lại ở việc quảng bá rộng rãi mà còn phải cải tổ, nâng
cao chất lượng dịch vụ. Thời gian giải quyết bồi thường cho khách hàng phải nhanh nhất so với các công ty bảo hiểm khác. Nhờ vậy, chỉ sau hơn 8 năm hoạt động PVI đã được đánh giá là một trong những cơng ty bảo hiểm có kỷ cương, nề nếp và có chất lượng giải quyết bồi thường tốt nhất trên thị trường. Ngay từ khi thành lập, PVI Sài
Gòn đã tập trung nguồn lực để phát triển những sản phẩm có tỉ trọng doanh thu phí bảo hiểm gốc cao trong tổng doanh thu tồn cơng ty và có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây như: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm xây dựng - lắp đặt cơng trình và bảo hiểm tài sản hỏa hoạn. Cụ thể cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc của các nghiệp vụ đó được thể hiện duới bảng sau:
Bảng 2.5: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc của Cơng ty Bảo hiểm PVI Sài Gịn từ 2014-2018
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Chỉ tiêu Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu(%) Giá trị(triệu đồng) Cơ cấu(%) Tốc độ tăng(%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu(%) Tốc độ tăng(%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu(%) Tốc độ tăng(%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu(%) Tốc độ tăng(%) Tốc độ tăng bình quân (%) Tổng 286114 100 322869 100 12,85 362215 100 12,19 361709 100 (0,14) 365573 100 1,07 6,32 Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa 35306 12,34 40811 12,64 15,59 45893 12,67 12,45 44526 12,31 (2,98) 37362 10,22 (16,09) 1,42 Bảo hiểm tàu
thuyền 31673 11,07 36258 11,23 14,48 42596 11,76 17,48 45539 12,59 6,91 41931 11,47 (7,92) 7,27 Bảo hiểm xe cơ giới 137907 48,2 154428 47,83 11,98 170821 47,16 10,61 151194 41,8 (11,49) 192255 52,59 27,16 8,66 Bảo hiểm y tế tự nguyện và tai nạn con người 22489 7,86 27024 8,37 20,17 30643 8,46 13,39 36135 9,99 17,92 33340 9,12 (7,73) 10,34
Bảo hiểm xây
dựng-lắp đặt 31473 11,00 36258 11,23 15,21 37996 10,49 4,79 45575 12,6 19,95 30562 8,36 (32,94) (0,73) Bảo hiểm
cháy và bảo hiểm khác
27267 9,53 28090 8,7 3,02 34266 9,46 21,99 38739 10,71 13,06 30123 8,24 (22,24) 2,52
Từ kết quả về doanh thu phí bảo hiểm gốc như trên có thể biểu diễn sự phát triển doanh thu phí bảo hiểm gốc qua các năm theo sơ đồ sau:
Hình 2.3: Doanh thu phí bảo hiểm gốc Cơng ty Bảo hiểm PVI Sài Gịn
từ năm 2014-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm gốc bình quân từ 2014-2018 là 6,32%. Từ năm 2014-2016, doanh thu phí bảo hiểm gốc của cơng ty tăng trưởng ổn định gần 13% mỗi năm, hơn mức bình quân của thị trường và PVI Sài Gòn tiếp tục giữ vững vị trí là một trong bốn cơng ty đứng đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
Đến năm 2017, xuất hiện nhiều Công ty Bảo hiểm mới ra đời với tốc độ tăng trưởng khá cao, thị trường trở nên cạnh tranh hơn. Mặc dù năm 2017, doanh thu phí bảo hiểm gốc sụt giảm 0,14% so với 2016 nhưng doanh thu thuần hoạt động kinh
doanh bảo hiểm vẫn tăng trưởng 0,63% .Năm 2018 vừa qua, là một năm khá thuận lợi
đối với ngành bảo hiểm nói chung, bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng với tốc độ tăng trưởng cao, hội nhập quốc tế mạnh mẽ thông qua tiếp nhận vốn đầu tư và đổi mới quản
lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Doanh thu phí bảo hiểm gốc phi nhân thọ toàn thị trường tăng trưởng gần 30% so với năm 2017, tuy nhiên do ảnh hưởng của sự sụt giảm doanh
thu của ngành dầu khí nói chung và của Tập đồn dầu khí Việt Nam nói riêng, song
doanh thu từ bảo hiểm gốc chỉ đạt mức tăng trưởng 1,07%
Thu từ bảo hiểm xe cơ giới.
Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của PVI Sài Gịn có doanh số phí bảo hiểm đứng top 3 trên thị trường bảo hiểm Việt Nam cùng Bảo Việt, Bảo Minh. Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm các loại hình bảo hiểm đối với ô tô, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và tai nạn người ngồi xe máy. Bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỉ trọng cao
286114 322869 362215 361709 365573 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 2014 2015 2016 2017 2018
trong cơ cấu doanh thu bảo hiểm gốc của PVI Sài Gòn, hàng năm chiếm trên 40% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc, tốc độ tăng doanh thu bình quân là 8,66% từ 2014-2018.
Năm 2018, tổng doanh thu bảo hiểm ô tô- xe máy tồn cơng ty đạt 192,255 tỷ đồng, tăng trưởng 27,16 % so với 2017. Thành công này do công ty đã đúng đắn trong việc giao khốn chỉ tiêu khơng lỗ đối với nghiệp vụ này. Theo đó các đơn vị có đủ cơ chế để tận dụng cơ hội thị trường (Nghị Quyết 32 của Chính phủ về các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thơng, trong đó có quy định người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm) tiến hành chương trình tặng mũ bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm mơ tơ xe
máy... Ngồi ra, nhiều chính sách quản lý của các cơ quan chức năng được ban hành đã có tác dụng tích cực tới thị trường như các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc, khuyến khích chủ xe mua bảo hiểm nhiều hơn 1 năm với chế độ giảm phí, thường xuyên tổ chức tổng kiểm tra, xử lý vi phạm với những phương tiện lưu thông
mà không đầy đủ giấy tờ và bảo hiểm bắt buộc. Việc mở rộng phạm vi bảo hiểm và
nâng mức trách nhiệm, phí trách nhiệm, phí trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với người
thứ 3 được nâng lên 50% với tỷ lệ phí tăng lên gấp 1,5 lần...giúp số phí thu tăng lên đáng kể. Thành cơng bảo hiểm xe máy có ý nghĩa quan trọng, ngoài việc mang lại tăng trưởng doanh thu của cơng ty cịn làm tăng thu nhập người lao động, đại lý, góp phần ổn định tư tưởng người lao động trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về thị trường lao động hiện nay.
Thu từ bảo hiểm con người
Nghiệp vụ bảo hiểm con người được coi là một trong những nghiệp vụ trọng yếu trong sự phát triển của PVI Sài Gòn, tốc độ tăng doanh thu bình quân từ 2014-
2018 đạt 10,34%.
Trong bối cảnh hiện nay, bảo hiểm người VIệt Nam đi du lịch quốc tế chưa được coi là bảo hiểm bắt buộc vì vậy sản phẩm bảo hiểm du lịch thông thường và du lịch ngắn hạn chưa có mức tăng trưởng cao. Hơn nữa chi phí y tế, chi phí điều trị, thuốc chữa bệnh ngày càng tăng, hạn chế hiệu quả của bảo hiểm sức khỏe. Hiện tượng trục lợi bảo hiểm con người gia tăng như khai tăng chủng loại, số lượng, giá cả, thuốc điều trị.
Xu thế bảo hiểm y tế khai thác qua môi giới ngày càng cao, các nhà mơi giới đứng về phía khách hàng tham gia bảo hiểm tạo áp lực với các doanh nghiệp bảo hiểm để mở rộng bất hợp lý nhiều điều kiện bảo hiểm con người như đòi cho mơi giới có quyền chi trả bồi thường, mở rộng phạm vi bảo hiểm đối với trường hợp tự tử...Nếu
khơng đạt được u cầu thì chuyển rủi ro từ doanh nghiệp bảo hiểm này sang doanh nghiệp bảo hiểm khác.
Sự tăng trưởng của nghiệp vụ bảo hiểm con người vẫn chưa được như kỳ vọng
khi năm 2018, phí thu từ nghiệp vụ bảo hiểm này bị giảm 7,73% so với cùng kì năm trước. Trong 3 năm đầu trong kì đánh giá, cơng ty chủ yếu tập trung vào bảo hiểm sinh
viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, giáo viên (là đối tượng bảo hiểm có tỷ lệ bảo hiểm tương đối thấp). Doanh thu từ nghiệp vụ này tăng đều
trong ba năm 2014 đến năm 2016. Năm 2017, nhận thấy nhu cầu mua bảo hiểm của
sinh viên đã bão hịa, Cơng ty đã xây dựng và bắt đầu đưa ra thị trường một số sản phẩm bảo hiểm mới trong đó có sản phẩm bảo hiểm y tế chất lượng cao, bảo hiểm tai nạn cho người vay tín dụng...thiết kế để bổ sung nhiều sản phẩm ra tăng cho các sản phẩm bảo hiểm con người như cứu trợ SOS, tư vấn y tế, cấp cứu 115...tuy nhiên các nghiệp vụ mới chưa mang lại tăng trưởng đột biến về doanh thu cho cơng ty.
Hình 2.4: Cơ cấu doanh thu từ các nghiệp vụ của Cơng ty Bảo hiểm PVI Sài Gịn từ
năm 2014-2018 (%)
Thu từ bảo hiểm hàng hóa
Nghiệp vụ bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bao gồm: bảo hiểm hàng nhập, hàng xuất và vận chuyển nội địa. Bảo hiểm vận chuyển hàng hố của PVI Sài Gịn chiếm tỉ trọng khoảng 12%, lớn thứ 2 trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân từ 2014-2018 khoảng 1,42%.
Thị trường bảo hiểm hàng hóa vẫn chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty bảo hiểm bằng cách hạ phí để được dịch vụ khơng cần tính đến hiệu quả kinh doanh, thậm chí có những mặt hàng giảm tới 60%-70%. Trong cơ cấu doanh thu hàng hóa thì nghiệp vụ hàng nhập chiếm 93% doanh thu. PVI Sài Gòn vẫn dẫn đầu bảo hiểm các mặt hàng xăng dầu, mặt hàng thép do tận dụng được lợi thế của Tập đồn Dầu khí Việt
Nam đã kí kết hợp đồng với các doanh nghiệp lớn như: Thép Miền Nam, Pomina,
0 10 20 30 40 50 60
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Bỏa hiểm vận chuyển hàng hóa Bảo hiểm tàu thuyền
Bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm y tế tự nguyện và tai nạn con người Bảo hiểm xây dựng- lắp đặt Bảo hiểm cháy và tài sản khác
Vinakywoe, Xăng Dầu Quân Đội, Tổng công ty chăn nuôi, Tổng công ty lương thực I, Thép Hịa Phát, Phú Mỹ, Xăng Dầu Hàng Khơng...
Bảo hiểm hàng hóa tăng trưởng thấp hơn thị trường do công ty chủ động bỏ
không khai thác bảo hiểm hàng xá do luôn bị lỗ ở mảng thị trường này. Đây là mặt
hàng trọng điểm có doanh thu cao, các khách hàng của PVI đã chuyển sang tham gia
bảo hiểm tại Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO...
Thu từ bảo hiểm tàu thủy
Nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuyền bao gồm: Bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm rủi ro nhà thầu đóng tàu. Tất cả các loại tàu: tàu biển, tàu sông,
tàu pha sông biển và tàu cá đều được PVI Sài Gòn bảo hiểm. Doanh thu phí nghiệp vụ tàu thuyền có tỉ trọng xấp xỉ bằng bảo hiểm vận chuyển hàng hóa, tỷ lệ tăng doanh thu phí bình qn từ 2014-2018 là 7,27% và hàng năm đóng góp trên 11% trong tổng
doanh thu phí bảo hiểm gốc của PVI Sài Gòn. Về nghiệp vụ tàu thủy nội địa năm 2018 khơng có nhiều biến động so với 2016. Mặc dù Bộ Tài Chính đã ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm bắt buộc đối với các tàu chuyên chở mặt hàng dễ cháy nổ và hành
khách, tuy nhiên việc triển khai vẫn còn ở mức hạn chế. Bên cạnh đó do tình hình kinh doanh của các chủ tàu hiệu quả thấp hoặc khơng có hiệu quả (do các chi phí đầu vào
gia tăng giá nhiên liệu, vật tư thay thế…) nên chủ tàu chỉ tham gia với giá trị thấp, điều
kiện bảo hiểm hẹp, một số chủ tàu chỉ tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự mà
không tham gia bảo hiểm thân tàu, thậm chí một số chủ tàu nhỏ, lẻ không tham gia bảo
hiểm. Nghiệp vụ bảo hiểm tàu cá của toàn thị trường năm 2018 có dấu hiệu chững lại
và giảm do ảnh hưởng của việc các ngân hàng thu hồi vốn vay và hạn chế cho vay.
Bên cạnh đó, việc giá nhiên liệu tăng, ngư trường đánh bắt ngày càng khó khăn (các
tàu phải di chuyển thay đổi ngư trường) nên việc làm ăn của các chủ tàu khơng có hiệu
quả, phần lớn các chủ tàu nhỏ, lẻ không cho tàu đi đánh bắt và neo đậu tại cảng nên
không tham gia bảo hiểm.
Thu từ bảo hiểm tài sản, kĩ thuật và bảo hiểm khác
Bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm khác như bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy… doanh thu qua các năm từ 2014-2018 luôn đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định. Năm 2016, doanh thu đạt 34,266 tỷ đồng, tăng 21,99% so với
2015. Nhưng đến năm 2018, mức doanh thu này lại giảm mạnh chỉ còn 30,123 tỷ đồng, giảm 22,24% so với năm 2017.Tuy đã có đầy đủ các văn bản pháp lý về chế độ
cháy, nổ bắt buộc song trong thực tế vẫn gặp khó khăn vì các doanh nghiệp có nguy cơ cháy nổ cao hầu hết đã tham gia bảo hiểm, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã tích cực hợp tác với cảnh sát Phòng Cháy Chữa Cháy để triển khai bảo hiểm bắt buộc song thực tế sự hỗ trợ của họ không nhiều. Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm coi như
không biết các quy định của Nhà Nước về chế độ bảo hiểm bắt buộc nên vẫn môi giới,
tư vấn cho cơ sở, soạn thảo hợp đồng bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm mọi rủi ro không tuân thủ theo chế độ cháy nổ bắt buộc, phí bảo hiểm rất thấp.
Chính vì vậy thị trường bảo hiểm cháy nổ vẫn tiếp tục triển khai chủ yếu là bảo hiểm cháy nổ tự nguyện cạnh tranh gay gắt. Các biện pháp cạnh tranh vẫn là hạ phí bảo hiểm, mở rộng điều kiện, điều khoản thậm chí bao gồm cả nội dung phạm vi của các điều khoản, điều kiện của sản phẩm bảo hiểm khác. Hơn nữa trình độ nghiệp vụ cán bộ của cán bộ PVI Sài Gòn hạn chế nên ảnh hưởng đến việc khai thác nghiệp vụ bảo hiểm
này.
Về bảo hiểm xây dựng lắp đặt, máy móc thiết bị…thị trường tăng trưởng 18,5%