2.3.1 Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty Bảo hiểm PVI Sài Gòn
Bảng 2.13: Một số chỉ số đánh giá khả năng kinh doanh của Công ty bảo hiểm PVI Sài Gịn từ năm 2014-2018
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ tăng 2015/ 2014 (%) Tốc độ tăng 2016/ 2015 (%) Tốc độ tăng 2017/ 2016 (%) Tốc độ tăng 2018/ 2017 (%)
Lợi nhuận sau
thuế 15756 11852 4377 18026 18146 (24,78) (63,07) 311,85 0,66 Tổng doanh thu 155798 206958 223643 227343 220694 32,84 8,06 1,65 (2,92) Tổng chi phí 135598 191763 218172 204810 198011 41,42 13,77 (6,12) (3,32) Tổng tài sản 529475 459949 554820 655336 650162 (13,13) 20,63 18,12 (0,79) Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 109993 110554 135778 136680 137618 0,51 22,82 0,66 0,69 Lợi nhuận trên chi
phí 11,62% 6,18% 2,01% 8,80% 9,16% (46,81) (67,54) 338,7 4,12 Lợi nhuận trên
doanh thu (ROS) 10,11% 5,73% 1,96% 7,93% 8,22% (43,37) (65,82) 305,13 3,7 Lợi nhuận trên
tổng tài sản (ROA)
2,98% 2,58% 0,79% 2,75% 2,79% (13,41) (69,38) 248,67 1,47 Lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (ROE)
14,32% 10,72% 3,22% 13,19% 13,19% (25,16) (69,93) 309,11 (0,02)
❖ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này phản ánh q trình hoạt động kinh doanh của cơng ty, thơng qua đó ta có thể nhận biết được 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Qua bảng 2.13, ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 10,11%
trong năm 2014, tới năm 2016 giảm cịn 1,96%. Điều này có nghĩa là trong năm 2014
cứ 100 đồng doanh thu mà công ty thu được từ các hoạt động kinh doanh thì mang lại
cho công ty 10,11 đồng lợi nhuận sau thuế, và tỷ suất lợi nhuận của công ty ở năm
2016 giảm xuống 1,96 đồng lợi nhuận sau thuế trên 100 đồng doanh thu, giảm 8,15 đồng so với năm 2014. Tỷ số này tuy giảm mạnh nhưng vẫn mang giá trị dương có nghĩa rằng cơng ty vẫn có lãi nhưng khơng đáng kể. Ngun nhân là do năm 2016 là năm cực kì khó khăn đối với Công ty PVI khi giá xăng dầu giảm mạnh, kèm theo đó là hậu quả bồi thường của năm 2014 và năm 2015 để lại tới năm 2016 mới chi ra. Năm
2017 tỷ suất lợi nhuận tăng lên 7,93% và năm 2018 là 8,22% cho thấy tình hình tài
chính của cơng ty có chiều hướng đi lên nhờ thay đổi chiến lược hiệu quả kinh doanh
chuyển sang kinh doanh ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Công ty đã tập trung nguồn nhân vật lực vào những loại nghiệp vụ có hiệu quả, công tác quản lý rủi ro cũng đặc biệt được quan tâm.
❖ Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí cho hoạt động kinh doanh.
Thơng qua đó ta thấy được 100 đồng chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2014 tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là 11,62% điều này cho thấy cứ 100
đồng chi phí mà cơng ty bỏ ra hoạt động kinh doanh mang lại cho công ty 11,62 đồng lợi nhuận sau thuế, và giảm gần phân nửa trong năm 2015 là cứ 100 đồng chi phí bỏ ra
thì thu lại 6,18 đồng lợi nhuận, giảm 5,44 đồng so với năm 2014, và tiếp tục giảm 4,17
đồng trong năm 2016. Mức tỷ suất này đạt 8,80% trong năm 2017 và tăng 0,36% trong năm 2018. Như vậy, nhìn chung chỉ có năm 2016 là tỷ suất này giảm mạnh, điều này cũng dể hiểu vì năm 2016 chi phí mà cơng ty bỏ ra là rất lớn khiến mức lợi nhuận thu
vào cũng bị giảm mạnh.
❖ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn đầu tư và hoạt động
kinh doanh, nó nhấn mạnh lợi nhuận trong quan hệ vốn đầu tư. Nói cách khác, cứ 100
đồng tài sản đầu tư mà công ty bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Từ bảng số liệu bảng 2.13 ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty
trong năm 2014 là 2,98% thể hiện cứ 100 đồng tài sản mà công ty bỏ ra đem lại cho
công ty 2,98 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2016 tỷ suất này giảm 2,19%. Đến năm
chứng tỏ Công ty chưa đạt hiệu quả trong việc khai thác tài sản để mang lại lợi nhuận
cho công ty.
❖ Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này cho ta biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mà công ty bỏ ra cho các hoạt động kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2014 là 14,32%, nghĩa là cứ 100 đồng đầu tư mà công ty bỏ ra đã đem lại 14,32 đồng lợi nhuận sau thuế, và tỷ suất này đã giảm mạnh còn 3,22% năm 2016. Năm 2018, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu công ty được 13,19 đồng lợi nhuận.
Nhận xét tình hình thực hiện doanh lợi chung của cơng ty: Qua phân tích các số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh trong năm 2015 và 2016 không được tốt, với các chỉ số đều giảm mạnh. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm mạnh (năm 2015 giảm 24,78% và năm 2016 giảm 63,07%), trong khi đó doanh thu thuần lại tăng khá
cao (32,84% năm 2015 và 8,06% năm 2016), tổng chi phí cũng tăng mạnh, tổng tài sản
giảm nhưng với tốc độ ít hơn, nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng qua các năm.
2.3.2 Một số ưu điểm và hạn chế trong hoạt động kinh doanh của Công ty
2.3.2.1 Ưu điểm
Ưu điểm trong cơ cấu tổ chức quản lý và đội ngũ lao động: Bộ máy của Công ty
được bố trí theo cơ cấu trực tuyến- chức năng. Đặc điểm của cơ cấu này là điều hành
theo phương pháp mệnh lệnh hành chính, mọi quyết định đưa ra đến các phòng ban triển khai thực hiện. Vì cơng ty là cơng ty con nên áp dụng và bố trí theo cơ cấu này là hợp lý, tránh được sự cồng kềnh.
Cơng ty có chiến lược kinh doanh là kinh doanh ổn định, an toàn, hiệu quả và
phát triển bền vững phù hợp với tình hình hoạt động của cơng ty.
Cơng ty đã tập trung nguồn nhân lực vật lực vào những loại hình nghiệp vụ có hiệu quả, công tác quản lý rủi ro cũng được đặc biệt quan tâm
Cơng ty có những giải pháp đổi mới tồn diện, song hành với việc giữ vững những giá trị truyền thống mà doanh nghiệp đã tạo dựng được trong nhiều năm, vừa nâng cao
được hiệu quả kinh doanh vừa được sự tin tưởng của khách hàng
Ở mỗi dự án, mỗi nghiệp vụ bảo hiểm mà công ty tham gia, Bảo hiểm PVI không chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ sản phẩm mà còn nhận được sự tin tưởng của chủ đầu tư và đối tác để thực hiện vai trị tư vấn chương trình bảo hiểm, hoặc khi không may xảy ra sự cố, Bảo hiểm PVI đã nhanh chóng, kịp thời hỗ trợ khách hàng giải quyết bồi thường, thể hiện đúng tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc.
2.3.2.2 Hạn chế
- Hạn chế trong cơ cấu quản lý và đội ngũ lao động
Sau thời gian thực tập tại công ty, nhận thấy mặc dù cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty là hợp lý nhưng khi xuống tới các phịng ban, phân bổ cơng việc cịn chưa rõ ràng giữa các phòng, dẫn tới một cán bộ nhân viên phải thực hiện nhiều mảng
công việc khác nhau làm thiếu tính chuyên nghiệp, sự tập trung giải quyết công việc.
Đội ngũ nhân viên được đào tạo nhưng đào tạo không sâu. Đặc điểm sản phẩm của
doanh nghiệp bảo hiểm lại vô cùng phức tạp dẫn đến kiến thức về sản phẩm của đội ngũ nhân viên còn nhiều mơ hồ.
Đại lý bảo hiểm là bên thứ ba trực tiếp giới thiệu, đàm phán và ký hợp đồng bảo hiểm với khách hàng. Hệ thống đại lý bảo hiểm không chỉ giúp tăng cường doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp mà cịn có vai trị quan trọng trong việc đưa các sản phẩm của doanh nghiệp bảo hiểm đến khách hàng. Vì vậy, cơng tác đào tạo và tuyển chọn đại lý bảo hiểm hết sức quan trọng nhưng công ty vẫn chưa làm được.
- Hạn chế trong hoạt động đầu tư tài chính
Đặc điểm của doanh nghiệp bảo hiểm là có trong tay một lượng tiền nhàn rỗi tương đối lớn. Nên hoạt động đầu tư rất quan trọng. Nếu thực hiện tốt hoạt động đầu tư
tài chính thì lợi nhuận thu được từ đây là rất đáng kể. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm lớn, gần như tồn bộ chi phí hoạt động và lợi nhuận là từ nguồn thu này. Thế nhưng khi phân tích doanh thu cũng như chi phí của hoạt động đầu tư của tài chính của
Cơng ty PVI Sài Gịn thì có thể thấy doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính chỉ chiếm
từ 7% đến 10%, con số này chưa thật sự ấn tượng đối với doanh nghiệp bảo hiểm.
Nguyên nhân do Công ty chưa xác định rõ ràng mục tiêu về lâu dài, song có đầu tư vào bất động sản và kinh doanh tài chính nhưng đầu tư chưa mang lại hiệu quả cao
- Hạn chế trong chính sách phát triển sản phẩm, mở rộng mạng lưới kinh doanh
Các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty trong kỳ phân tích chưa
thật sự đa dạng, phong phú. Số khách hàng tham gia sử dụng các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm chủ yếu là sản phẩm bảo hiểm ô tô và xe máy, trong đó sản phẩm bảo hiểm bắt buộc chiếm tỷ trọng lớn. Nhiều sản phẩm khác chưa được khách hàng tham gia hoặc có tham gia nhưng chưa thật sự đạt được yêu cầu khách hàng.
Hoạt động marketing và quảng bá thương hiệu chưa phát triển mặc dù được thừa hưởng danh tiếng từ Tập đồn dầu khí Việt Nam nhưng nhắc đến mảng kinh doanh bảo hiểm lại không được nhiều người biết đến
Hiện nay, kênh phân phối qua cán bộ công ty chiếm tỷ trọng lớn nhưng lại hiệu quả khai thác bảo hiểm lại giảm do sức ỳ lớn, chi phí cao, năng suất thấp, lại cịn gây
bán hàng, chủ yếu giữ cán bộ làm công tác đánh giá rủi ro, phục vụ bán hàng để vừa cải thiện tình hình tổn thất vừa hồn thiện công tác bán hàng.
- Hạn chế trong công tác quản trị rủi ro và nâng cao chất lượng bồi thường. Một điểm quan trọng trong kinh doanh bảo hiểm là đánh giá rủi ro có thể xảy ra với mỗi nghiệp vụ bảo hiểm. Càng hạn chế được rủi ro xảy ra thì lợi nhuận thu được
càng cao. Trong kì phân tích, cơng tác quản trị rủi ro và bồi thường chưa chặt chẽ. Mặc dù có nhiều bước tiến quan trọng trong cơng tác kiểm tra, kiểm sốt và quản trị rủi ro nhưng tỷ lệ bồi thường vẫn tăng lên, đặc biệt là ở một số nghiệp vụ bảo hiểm
con người, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm xe cơ giới… Nguyên nhân là do công ty chưa xây dựng được khung quản lý rủi ro riêng, làm cho cơng tác kiểm sốt và quản lý rủi ro cịn nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho nhiều hành vi trục lợi bảo hiểm, làm gia tăng chi phí bồi thường và giảm hiệu quả kinh doanh bảo hiểm.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CƠNG TY BẢO HIỂM PVI SÀI GỊN TRONG 2 NĂM 2020-2021.