Đường lối chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông ở Lập Thạch 1996 – 2005

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu giáo dục phổ thông huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (1996 - 2005) (Trang 27)

1.1 .Khái quát về huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

1.1.1 .Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

2.1. Đường lối chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông ở Lập Thạch 1996 – 2005

2.1.1.Tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng lần thứ IV

Trong giai đoạn này, tình hình bối cảnh quốc tế có những biểu hiện cơ bản

sau: Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ sẽ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt trong thế kỉ XXI, đưa thế giới chuyển từ kỉ nguyên công nghiệp sang kỉ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, đồng thời tác động đến tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Khoảng cách giữa các phát minh khoa học công nghệ và áp dụng vào thực tiễn ngày càng thu hẹp lại. Kho tàng chi thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phong phú và tăng theo cấp số nhân.

Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế là một xu thế khách quan vừa là quá trình hợp tác để cùng phát triển, vừa là quá trình đấu tranh của các nước phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia. Sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia sẽ ngày càng quyết liệt hơn đòi hỏi phải tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa và đổi mới cơng nghệ một cách nhanh chóng. Các phương tiện truyền thơng mạng viễn thông, internet tạo thuận lợi cho giao lưu và hội nhập văn hóa, đồng thời cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự năng động của các nghành kinh tế, q trình hội nhập và tồn cầu hóa đang làm cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên hiện thực hơn và nhanh hơn. Khoa học – công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục là nền tảng cơ bản của sự phát triển khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trị chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đang tiến hành đổi mới giáo dục. Bối cảnh trên đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng, nhà giáo thay vì chỉ chuyền đạt tri thức, truyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu thập thơng tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp.

Do vậy, các quốc gia, từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức vai trị và vị trí của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn góp phần đưa đất nước phát triển hơn.

Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng đề ra, nước ta đã giành

những thành tựu to lớn về mọi mặt. Tuy còn một số hạn chế nhưng đất nước đã dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và đang có những chuyển biến rõ rệt cả về thế và lực. Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VIII đã đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời Đại hội cũng khẳng định: Giáo dục có vai trị rất quan trọng trong chiến lược xây dựng con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…Để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, Hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành Trung ương quyết định: Định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ cơng nghệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000… Đến Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định trên cơ sở nắm vững 2 nhiệm vụ xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc: “Trong thời gian từ nay đến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Con đường cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có bước tuồn tự, vừa có bước nhảy vọt” (3, Tr 99).

Để đi tắt, đón đầu từ một đất nước kém phát triển thì vai trị của giáo dục, khoa học và cơng nghệ lại càng có tính quyết định. Giáo dục phải đi trước một

bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Ở nước ta, q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước tiến hành trong điều kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Sản xuất hàng hóa phát triển làm cho thị trường lao động được mở rộng, nhu cầu học tập tăng lên, mặt khác cũng làm thay đổi quan niệm về giá trị, ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề, động cơ học tập, các quan hệ nhà trường và ngoài xã hội…

Giáo dục nhờ xã hội để phát triển, đồng thời giáo dục cũng phải phục vụ đắc lực cho xã hội, kịp thời điều chỉnh cơ cấu, quy mơ, nâng cao trình độ đào tạo đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thực tiễn, tăng hiệu quả của giáo dục, nhạy bén và thích ứng nhanh với những biến động của nhu cầu nhân lực. Giáo dục cần phải định hướng lại quan niệm về các giá trị, bồi dưỡng phẩm chất nhân cách với năng lực mới và đảm bảo công bằng về cơ hội học tập ở mọi cấp bậc học.

Những diễn biến về tình hình quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ vừa đặt

ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nước ta. Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở quy mơ tồn cầu, tạo điều kiện tốt để giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế, tri thức mới, những cơ sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển.

Đảng, nhà nước và nhân dân ta ngày càng coi trọng giáo dục, quan tâm nhiều hơn, đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳ cơng nghiệp hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Giáo dục của nước ta không chỉ vượt qua những thách thức riêng của giáo dục Việt Nam mà cả những thách thức chung của giáo dục thế giới. Một mặt phải khắc phục những yếu kém bất cập, phát triển mạnh mẽ để thu hẹp khoảng cách với những nền giáo dục tiên tiến cũng đang đổi mới và phát triển. Mặt

khác, phải khắc phục mất cân đối giữa yêu cầu phát triển nhanh quy mô và nguồn nhân lực còn hạn chế.

Tình hình trên địi hỏi giáo dục phải tiếp cận và thích nghi với cơ chế mới, phải ln phát triển và đi trước một bước đón đầu sự phát triển của xã hội. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, lao động cần cù, tinh thần hiếu học, năng lực tiếp thu, vận dụng tri thức và kĩ năng mới. Cần phát huy những lợi thế đó vượt qua thách thức tranh thủ thời cơ xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại hướng tới một xã hội học tập, nhằm đáp ứng nhu cầu đạo tạo nguồn nhân lực, nâng cao phẩm chất toàn diện của con người Việt Nam trong thời đại mới.

Trong thời gian này Vĩnh Phúc nói chung và Lập Thạch nói riêng cũng nằm

trong tình trạng khó khăn chung của đất nước, trình độ phát triển kinh tế xã hội cịn thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Vận dụng các Nghị quyết của Trung ương và của tỉnh vào điều kiện cụ thể của địa phương, đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV (10/1991) đề ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (1991 - 1995) là “…phấn đấu ổn định và phát triển một bước tình hình kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện môi trường thúc đẩy kinh tế hộ phát triển toàn diện, mạnh mẽ. Tăng nhanh tốc độ phát triển nơng, lâm nghiệp để có khối lượng nơng, lâm sản lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, bước đầu có tích lũy trong hộ nơng dân. Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng gắn liền với xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa, hạ thấp tỉ lệ phát triển dân số, tạo điều kiện cho người lao động để giải quyết việc làm…” (10,Tr13).

Thực tiễn trên đã đặt yêu cầu một cách khách quan là muốn thốt khỏi khó khăn thì Vĩnh Phúc nói chung và Lập Thạch nói riêng phải tiến hành cơng cuộc đổi mới một cách tồn diện, trong đó đặc biệt coi trọng sự nghiệp phát triển giáo dục.

Để thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 2 và Nghị quyết Đại hội IX,

ngành giáo dục – đào tạo của huyện lập thạch đã có những kế hoạch cụ thể để phát triển giáo dục ở những giai đoạn tiếp theo. Chủ trương phổ cập giáo dục THCS và tiến tới phổ cập giáo dục THPT, phát triển quy mô trường lớp, bồi dưỡng cán bộ giáo viên, tăng cường thanh tra giáo dục, xây dựng hệ thống

trường điểm,…phù hợp với đặc điểm, điều kiện của huyện Lập Thạch. Dưới ánh sáng Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Nghị quyết đại hội IX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, XVI giáo dục phổ thông huyện giai đoạn (1996 - 2005) đã phát triển khá toàn diện, từng bước đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp giáo dục – đào tạo.

2.2. Tình hình giáo dục phổ thơng huyện Lập Thạch từ 1996 - 2001

Trong giai đoạn 1996 - 2001 giáo dục phổ thông Lập Thạch đạt được những

thành tựu to lớn, rất đáng tự hào. Hệ thống giáo dục, mạng lưới trường lớp được mở rộng, đội ngũ giáo viên số lượng học sinh khơng ngừng tăng lên, cơng tác quản lí giáo dục hoạt động có hiệu quả, chặt chẽ chất lượng giáo dục được nâng lên đáng kể.

2.2.1. Hệ thống giáo dục, mạng lƣới trƣờng lớp 2.2.1.1. Hệ thống giáo dục

Chủ trương đa dạng hóa các loại hình giáo dục - đào tạo đã được triển khai

ngay từ những năm đầu của quá trình đổi mới. Hệ thống trường học các cấp được xây dựng trên tất cả các địa bàn trong huyện: trường tiểu học, THCS, THPT, cùng với hệ thống các trường PTDTNT, PTGDTX. Trong quá trình đa dạng hóa các loại hình giáo dục, hệ thống trường công lập được xem là hệ thống giáo dục chính, đồng thời từng bước mở các hệ ngồi cơng lập. Nhờ đó nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện từng bước được đáp ứng thuận lợi, đầu tư cho giáo dục của nhân dân cũng tăng lên, ngăn chặn sự giảm sút và dần dần tăng quy mô giáo dục - đào tạo. Tuy vậy, cần có những biện pháp có hiệu quả hơn nhằm đảm bảo chất lượng của các loại hình đào tạo, nhất là hệ đào tạo ngồi cơng lập (bán công) và đào tạo TTGDTX.

2.2.1.2. Mạng lưới trường lớp

Thấm nhuần lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “dù khó khăn đến đâu cũng

phải thi đua dạy tốt, học tốt”. Nhận thức đúng quan điểm của đảng, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lập Thạch, các ban ngành, các cấp và nhân dân trong huyện cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

Ngược dòng thời gian vào những năm 90 ta thấy sự phát triển về quy mô trường lớp của huyện Lập Thạch cịn nghèo nàn, hệ thống trường lớp chưa hồn chỉnh, do đó việc huy động học sinh đến trường và duy trì sĩ số học sinh chưa cao. Tuy nhiên đến giai đoạn 1996 - 2001 hệ thống trường lớp các cấp tăng lên đáng kể, nhất là từ sau khi có Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) tháng 12/1996. Năm học 1997 - 1998, tồn huyện có 42 trường tiểu học tăng 1 trường so với năm học trước với 982 lớp, giảm 3 lớp so với năm học trước. Đến năm học 1998 - 1999 tăng lên 43 trường so với năm học trước với 980 lớp. Năm học 1999 - 2000 có 44 trường tăng thêm một trường.

Đối với giáo dục THCS cũng tăng nhanh mạng lưới trường lớp, năm học 1997 - 1998 có 35 trường phổ thông THCS, tăng 4 trường so với năm học trước với tổng số lớp là 440 lớp, tăng 32 lớp so với năm học trước. Đến năm học 1998 - 1999 tổng số có 36 trường tăng một trường so với năm học trước với tổng số lớp là 486 lớp.

Đối với giáo dục THPT giai đoạn 1996 - 2001 tồn huyện có 5 trường đó là: THPT Ngơ Gia Tự, Sáng Sơn, Bình Sơn, Trần Nguyên Hãn, Liễn Sơn. Tăng thêm một trường so với năm học trước. Với tổng số lớp là 80 lớp.

Bảng 2: Thống kê mạng lƣới trƣờng lớp qua một số năm ở các cấp Cấp Năm Trƣờng Lớp Tiểu Học 1996 – 1997 41 979 1997 – 1998 42 982 1998 – 1999 43 980 1999 – 2000 44 990 2000 – 2001 44 991 THCS 1996 – 1997 31 408 1997 – 1998 35 440 1998 – 1999 36 486 1999 – 2000 38 504 2000 – 2001 38 504

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 1996 - 1997, 1997 - 1998, 1998 - 1999, 1999 - 2000, 2000 - 2001 (Phòng giáo dục huyện Lập Thạch).

Qua bảng thống kê cho thấy rằng: Giáo dục phổ thông huyện trong giai đoạn (1996 - 2001) có sự thay đổi lớn. Riêng ở bậc THPT trong giai đoạn này nếu năm học 1996 - 1997 mới có 4 trường thì giai đoạn này có 5 trường với 80 lớp.

2.2.2. Đội ngũ giáo viên, số lƣợng học sinh, kết quả học tập

2.2.2.1. Đội ngũ giáo viên:

Dựa trên đặc điểm tình hình giai đoạn 1996 - 2001, các cấp ủy Đảng, chính

quyền, phịng giáo dục đã thường xun quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên. Có chính sách, giải pháp tích cực động viên các thầy cơ n tâm cơng tác, khơng ngừng nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Vì vậy, tỉ lệ đạt chuẩn ở các cấp học năm sau cao hơn năm trước, cùng với các phong trào thi đua khác đã khơi dậy tinh thần phấn đấu vươn lên trong giảng dạy. Số lượng giáo viên dạy giỏi ngày một tăng.

Chúng ta đều biết rằng: Lực lượng chủ yếu của phong trào thi đua giáo dục PT là đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí trường học (Làm tốt cơng tác tư tưởng

chính trị, xây dựng chi bộ)… Các trường thực hiện có nề nếp, có chương trình nội dung thiết thực về sinh hoạt chuyên môn và nghiên cứu, học tập của giáo viên tiểu học và THCS về cơ bản đã chuẩn hóa.

Từ năm 1996 - 2001 toàn ngành giáo dục phổ thông đã tổ chức thao giảng giáo viên dạy giỏi. Kết quả: Hàng năm đều có trên 100 giáo viên giỏi cấp huyện, 20 giáo viên giỏi cấp tỉnh, trong đó có một số giáo viên dự thi và đạt danh hiệu 2 lần giáo viên giỏi. Đa số giáo viên giỏi phát huy tác dụng tốt trong giảng dạy. Từ thực tiễn thi đua trở thành giáo viên giỏi, một số giáo viên trở thành cán bộ quản lý trường học. Do vậy, đội ngũ quản lý trường học phổ thông Lập Thạch đã cơ bản chuẩn hóa về đạo đức, chun mơn và trình độ quản lý, có tiền lực phát triển. Hàng năm tồn huyện có 25% giáo viên đạt lao động giỏi. Nét đẹp của cá nhân xuất sắc là dám nghĩ, dám làm, dũng cảm vượt qua khó khăn. Đó chính là

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu giáo dục phổ thông huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (1996 - 2005) (Trang 27)