1.1 .Khái quát về huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.1 .Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2.2. Tình hình giáo dục phổ thơng huyện Lập Thạch từ 1996 2001
2.2.1.2. Mạng lưới trường lớp
Thấm nhuần lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “dù khó khăn đến đâu cũng
phải thi đua dạy tốt, học tốt”. Nhận thức đúng quan điểm của đảng, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lập Thạch, các ban ngành, các cấp và nhân dân trong huyện cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
Ngược dòng thời gian vào những năm 90 ta thấy sự phát triển về quy mô trường lớp của huyện Lập Thạch cịn nghèo nàn, hệ thống trường lớp chưa hồn chỉnh, do đó việc huy động học sinh đến trường và duy trì sĩ số học sinh chưa cao. Tuy nhiên đến giai đoạn 1996 - 2001 hệ thống trường lớp các cấp tăng lên đáng kể, nhất là từ sau khi có Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) tháng 12/1996. Năm học 1997 - 1998, tồn huyện có 42 trường tiểu học tăng 1 trường so với năm học trước với 982 lớp, giảm 3 lớp so với năm học trước. Đến năm học 1998 - 1999 tăng lên 43 trường so với năm học trước với 980 lớp. Năm học 1999 - 2000 có 44 trường tăng thêm một trường.
Đối với giáo dục THCS cũng tăng nhanh mạng lưới trường lớp, năm học 1997 - 1998 có 35 trường phổ thơng THCS, tăng 4 trường so với năm học trước với tổng số lớp là 440 lớp, tăng 32 lớp so với năm học trước. Đến năm học 1998 - 1999 tổng số có 36 trường tăng một trường so với năm học trước với tổng số lớp là 486 lớp.
Đối với giáo dục THPT giai đoạn 1996 - 2001 tồn huyện có 5 trường đó là: THPT Ngơ Gia Tự, Sáng Sơn, Bình Sơn, Trần Nguyên Hãn, Liễn Sơn. Tăng thêm một trường so với năm học trước. Với tổng số lớp là 80 lớp.
Bảng 2: Thống kê mạng lƣới trƣờng lớp qua một số năm ở các cấp Cấp Năm Trƣờng Lớp Tiểu Học 1996 – 1997 41 979 1997 – 1998 42 982 1998 – 1999 43 980 1999 – 2000 44 990 2000 – 2001 44 991 THCS 1996 – 1997 31 408 1997 – 1998 35 440 1998 – 1999 36 486 1999 – 2000 38 504 2000 – 2001 38 504
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 1996 - 1997, 1997 - 1998, 1998 - 1999, 1999 - 2000, 2000 - 2001 (Phòng giáo dục huyện Lập Thạch).
Qua bảng thống kê cho thấy rằng: Giáo dục phổ thơng huyện trong giai đoạn (1996 - 2001) có sự thay đổi lớn. Riêng ở bậc THPT trong giai đoạn này nếu năm học 1996 - 1997 mới có 4 trường thì giai đoạn này có 5 trường với 80 lớp.
2.2.2. Đội ngũ giáo viên, số lƣợng học sinh, kết quả học tập
2.2.2.1. Đội ngũ giáo viên:
Dựa trên đặc điểm tình hình giai đoạn 1996 - 2001, các cấp ủy Đảng, chính
quyền, phịng giáo dục đã thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên. Có chính sách, giải pháp tích cực động viên các thầy cô yên tâm công tác, không ngừng nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Vì vậy, tỉ lệ đạt chuẩn ở các cấp học năm sau cao hơn năm trước, cùng với các phong trào thi đua khác đã khơi dậy tinh thần phấn đấu vươn lên trong giảng dạy. Số lượng giáo viên dạy giỏi ngày một tăng.
Chúng ta đều biết rằng: Lực lượng chủ yếu của phong trào thi đua giáo dục PT là đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí trường học (Làm tốt cơng tác tư tưởng
chính trị, xây dựng chi bộ)… Các trường thực hiện có nề nếp, có chương trình nội dung thiết thực về sinh hoạt chuyên môn và nghiên cứu, học tập của giáo viên tiểu học và THCS về cơ bản đã chuẩn hóa.
Từ năm 1996 - 2001 tồn ngành giáo dục phổ thơng đã tổ chức thao giảng giáo viên dạy giỏi. Kết quả: Hàng năm đều có trên 100 giáo viên giỏi cấp huyện, 20 giáo viên giỏi cấp tỉnh, trong đó có một số giáo viên dự thi và đạt danh hiệu 2 lần giáo viên giỏi. Đa số giáo viên giỏi phát huy tác dụng tốt trong giảng dạy. Từ thực tiễn thi đua trở thành giáo viên giỏi, một số giáo viên trở thành cán bộ quản lý trường học. Do vậy, đội ngũ quản lý trường học phổ thơng Lập Thạch đã cơ bản chuẩn hóa về đạo đức, chun mơn và trình độ quản lý, có tiền lực phát triển. Hàng năm tồn huyện có 25% giáo viên đạt lao động giỏi. Nét đẹp của cá nhân xuất sắc là dám nghĩ, dám làm, dũng cảm vượt qua khó khăn. Đó chính là lịng u nước sâu sắc, yêu nghề của một giáo viên. Người cán bộ quản lý đốt lên ngọn lửa nhiệt tình, hăng say, tạo ra chất keo gắn bó, đồn kết của đội ngũ giáo viên.
Nét đẹp của người giáo viên còn được thể hiện ở tinh thần, phương pháp làm việc khoa học, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, đúc kết kinh nghiệm, thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm truyền đạt kiến thức cho các em một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất. Sự kết hợp hữu cơ giữa đạo đức, tự học và sáng tạo trong giảng dạy, giáo dục. Người thầy luôn tâm huyết với nghề nghiệp, yêu học sinh như con mình, ln ln tự học, trăn trở, suy nghĩ, tìm tịi cái mới trong bài vở, sách báo, ln gần gũi hiểu biết tâm hồn học sinh; tìm ra điểm mạnh điểm yếu của các em về kiến thức, phương pháp học tập, từ đó đã tìm cách giúp các em chủ động, say sưa học tập đạt nhiều thành tích cao. Tiêu biểu là các thầy Nguyễn Hùng Tráng, Trần Thị Cẩm Tú, Hà Thị Lâm…ở các trường THPT; các thầy cô: Nguyễn Ngọc Chiến, Đặng Thị Kim Oanh, Lê Thị Thu…ở các trường THCS; các cơ: Bùi Thị Hịa, Trần Thị Thanh Hương…ở các trường tiểu học. Các thầy, cô giáo đã luôn kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội. Giáo viên tìm đến phụ huynh học sinh, tìm nguồn sức mạnh từ Đảng bộ và nhân dân địa phương. Sự gần gũi nhau
về mục tiêu chiến đấu của những người đồng chí, đồng nghiệp đã tạo sức mạnh to lớn, đó là lý tưởng, là tình cảm, là nguồn sống vô tận cho “rừng cây giáo dục” phát triển.
Bảng 3: Giáo viên giỏi các cấp năm học 1997 - 1998 Cấp học GV giỏi cấp tỉnh GV giỏi cấp huyện GV giỏi cấp cơ sở Tiểu học 5 45 82 THCS 3 68 150
Nguồn: Tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm học 1997 - 1998 phòng giáo
dục huyện Lập Thạch.
Bảng 4: Tình hình đội ngũ giáo viên năm học 1998 - 1999 ở bậc tiểu học THCS.
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 1997 - 1998 phòng giáo dục huyện
Lập Thạch
Chất lượng đội nhũ giáo viên không ngừng được tăng lên. 100% giáo viên
tiểu học đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn là 24%; 93,3% giáo viên THCS đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn là 23,4%. Tồn huyện có 1.153 lượt cán bộ quản lý và giáo viên đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Có 4 giáo viên giỏi cấp quốc gia. 194 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 1.494 giáo viên giỏi cấp cơ sở.
Bậc học Tổng số
Trình độ
Đại học Cao đẳng TC Không qua đào tạo
Giáo viên
tiểu học 1130 4 13 1113 0
Giáo viên
2.2.2.2. Số lượng học sinh các cấp, kết quả học tập
Trải qua những khó khăn thử thách trong thời kì khủng hoảng đất nước trầm
trọng những năm 80, rồi thay đổi cơ chế thị trường từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Cứ mỗi lần như thế giáo dục phổ thơng cả nước nói chung và giáo dục huyện Lập Thạch nói riêng lại đứng trước những thử thách. Trước năm 1990 số lượng học sinh các cấp khơng tăng, đặc biệt học sinh THCS,THPT cịn giảm tuy nhiên cùng với những chuyển biến về kinh tế xã hội, giáo dục - đào tạo bắt đầu khởi sắc. Số lượng học sinh các cấp tăng lên nhanh chóng nhờ thực hiện các chủ chương đổi mới.
Bảng 5: Tổng số học sinh các cấp từ cấp I đến cấp III từ năm 1997 - 2000
Năm Cấp Số học sinh 1997 - 1998 I 32.957 II 18.898 III 2.897 1998 - 1999 I 31.265 II 20.165 III 3.375 1999 - 2000 I 30.837 II 21.740 III 4.750
Nguồn: báo cáo tổng kết 5 năm (1996 - 2001), phòng giáo dục huyện Lập Thạch
Nhìn vào bảng thống kê số liệu ta thấy, trong những năm 1996 - 2000 số lượng học sinh THCS và THPT tăng lên đáng kể, điều đó chứng tỏ công tác giáo dục phổ thơng huyện Lập Thạch đang có sự chuyển biến mạnh mẽ.
Hằng năm, có trên 100 học sinh giỏi cấp tỉnh, 500 em đạt học sinh giỏi cấp huyện, trong giai đoạn 1996 - 2001 có khoảng 20 em đạt học sinh giỏi cấp quốc
gia. Mỗi năm có từ 150 - 200 em thi đỗ vào các trường đại học…Đạt được những thành tích trên là nhờ sự quan tâm của các ngành, các cấp, đặc biệt là phong trào thi đua học tập đã diễn ra mạnh mẽ. Các em đã cố gắng vươn lên trong mọi hồn cảnh, khơng ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, vươn lên chính mình để vươn tới những tầm cao của tri thức.
Chất lượng học tập của các em không ngừng nâng cao. Hàng năm số học sinh lên lớp, tốt nghiệp đạt trên 98%, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên rõ rệt. Mỗi năm có khoảng 4000 em tốt nghiệp tiểu học, 3000 em tốt nghiệp THCS và 1000 em tốt nghiệp THPT. Số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh tăng lên khơng ngừng. Năm học 1999 - 2000 có 112 giải cấp tỉnh đến năm 2000 - 2001 đã tăng lên 132 em.
Bảng 6: Thành tích học sinh giỏi từ năm 1996 - 2000
Năm học Cấp huyện Cấp tỉnh Cấp quốc gia
1996 - 1997 247 96 2
1997 - 1998 350 124 1
1998 - 1999 385 115 5
1999 - 2000 421 132 9
Nguồn: báo các tổng kết nhiệm vụ năm học 1996 - 2001(phòng giáo dục huyện Lập Thạch)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, chất lượng giáo dục học sinh ngày một tăng. Thành tích đạt được của các em là do có sự nỗ lực học tập, vươn lên mọi khó khăn của các em, sự dạy bảo tận tình của giáo viên, và nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường và xã hội.
2.2.3. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), kết luận của Hội nghị Trung ương 6 ( khóa IX) coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và Đề án phát triển giáo dục, đào tạo của tỉnh, của huyện giai đoạn 1996 - 2001, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện có bước phát triển về quy mơ và chất lượng, có nhiều đột phá trên nhiều lĩnh vực. Cơ sở vật chất của các nhà trường được đầu tư xây dựng mạnh, làm đổi mới cảnh quan sư phạm bề thế, khang trang, tạo môi trường giáo dục tốt ở các nhà trường trong huyện.
Công tác xây dựng cơ sở vật chất giai đoạn 1996 - 2001 từng bước được tăng cường theo hướng hiện đại hóa, để từng bước thích nghi với điều kiện địa phương. Thực hiện phương châm “nhà nước và cá nhân cùng làm”, huyện Lập Thạch đã huy động được nhiều nguồn vốn để xây dựng trường học. Các trường từng bước xây dựng được tủ sách chung và thư viện. Một số trường trung học cơ sở và trung học phổ thơng được trang bị máy vi tính…
Nếu như trước đây, các trường chủ yếu được xây dựng nhà cấp 4, phân tán theo các đội sản xuất và các hợp tác xã. Trong những năm khó khăn, khủng hoảng kinh tế, phong trào giáo dục bị giảm sút, cơ sở vật chất của các trường học bị hư hỏng nhiều. Đến nay, đặc biệt khi công cuộc đổi mới bước đầu giành thắng lợi đã mở đường cho giáo dục phát triển. Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (4/1993) đánh dấu q trình phục hồi. Từ đại hội VIII của Đảng, nhất là sau khi nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) phong trào giáo dục đã phát triển, đổi mới mạnh mẽ. Huyện Lập Thạch đã có những Nghị quyết bàn về giáo dục và xây dựng cơ sở, chủ trương xây dựng trường cao tầng. Phong trào xây dựng trường học của Lập Thạch đã dấy lên sôi nổi.
Trog năm học 1998 - 1999 ngay từ đầu năm học ngành giáo dục tiếp tục chỉ đạo các trường thực hiện tốt công tác xây dựng tu bổ cảnh trí sư phạm nhà trường theo hướng “ xanh - sạch - đẹp ”. Nhiều trường làm tốt công tác tham mưu với chính quyền các cấp xây dựng những phịng học cao tầng kiên cố như: Tiểu học Đình Chu, Sơn Đơng, Thái Hịa, THCS Đồng Thịnh, THCS Liễn Sơn đang dần hoàn thiện sẽ đưa vào sử dụng trong năm học mới. Hiện nay tồn huyện có 810 phịng học trong đó tiểu học có 537 phịng, THCS có 273 phịng. Trong đó có 82 phịng đã được đưa vào sử dụng, tu sửa được 320 phịng học cấp 4 và đóng góp mới được 1.560 bộ bàn ghế. Phòng giáo dục và đào tạo cịn tiếp kiệm ngân sách để đóng mới cấp cho các trường: Tủ hồ sơ 37 chiếc, bàn họp hội Đồng sư phạm 209 chiếc, ghế 849 chiếc, bàn ghế học sinh 250 bộ, giường chân tiện 46 chiếc, bàn học sinh mẫu giáo 117 chiếc, ghế 234 chiếc, tủ sách thư viện 3 chiếc, bàn làm việc lãnh đạo 45 chiếc, cấp kinh phí cho các trường lắp đặt máy
điện thoại. Hiện nay đã có 43/79 trường có máy điện thoại đạt 54%. Xây mới được 23 cổng trường.
Tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng: 2.745.860.000 đồng. Trong đó tỉnh cấp 895.000.000 đồng, ngân sách huyện 167.700.000 đồng, ngân sách xã và học sinh đóng góp: 1.076.705.000. Trong năm qua nhiều trường tiếp tục xây mới văn phịng nhà trường, trang trí theo mẫu của phịng GD & ĐT gợi ý. Các cơng trình vệ sinh được xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Đến nay đã có trên 10 trường tiểu học đã có cơng trình vệ sinh nước sạch, nhiều trường còn tiến hành xây phòng âm nhạc, phịng đồn đội, tiến tới xây dựng trường theo mơ hình trường chuẩn Quốc gia như: Tiểu học Thị trấn Đình Chu, Xn Lơi, Thái Hịa… Có thể nói trong năm qua nhiều trường đã xây dựng, tu tạo cơ sở vật chất cho trường học tạo nên khung cảnh sư phạm khang trang sạch đẹp tiêu biểu như: Trường THCS Thái Hịa, Đình Chu, Tân Lập, Lãng Công... Tiểu học Thị trấn, Tân Lập, Quang Yên, Đình Chu… Những trường trên đã quy hoạch song mặt bằng tiến hành trồng cây theo quy hoạch mang tính tổng thể, hài hịa đẹp mắt. Đến nay hệ thống tường dào, cổng xây, cây cảnh, không dừng lại ở một vài trường mà đã nhân rộng trên khắp các địa bàn tồn huyện. Nhiều trường đóng trên địa bàn khó khăn nhưng cũng tạo được khung cảnh sư phạm hấp dẫn học sinh như: Tiểu học Quang Yên, Ba Làng, THCS Quang Sơn, Bồ Lý…
Trong năm học 1999 - 2000 huyện đã từng bước xây dựng cơ sở vật chất vững chắc cho nhà trường đáp ứng nhu cầu dạy và học trong tình hình mới. Tổng đầu tư kinh phí cho xây dựng CSVC trường học là 3.000 triệu. Trong đó cấp trên cấp về: 1.480 triệu. Học sinh góp + ngân sách xã: 1.520 triệu. Về kinh phí trên đã làm được: Hồn thiện các nhà cao tầng đã xây dở dang, xây mới 66 phòng học cấp 4, xây mới 3 nhà văn phịng (Lãng Cơng, Đồng Xn, Ba Làng), đóng mới 928 bộ bàn ghế…Đây là một sự cố gắng lớn của toàn nghành trong nhiều năm qua và năm học này.
Sách – thiết bị dạy học là một khâu rất quan trọng hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường thực hiện chỉ thị nhiệm vụ năm
học và hướng dẫn của Sở giáo dục ngành đã cố gắng trong việc đầu tư, chỉ đạo xây dựng CSVC trang thiết bị cho dạy và học.
Năm học 1997 - 1998, phòng giáo dục đã sớm có kế hoạch chỉ đạo các trường về công tác sách và thiết bị dạy học. Đã kí hợp đồng với cơng ty sách,