Một số kiến nghị góp phần phát triển giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu giáo dục phổ thông huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (1996 - 2005) (Trang 56 - 60)

1.1 .Khái quát về huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

3.3.Một số kiến nghị góp phần phát triển giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch

1.1.1 .Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

3.3.Một số kiến nghị góp phần phát triển giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch

Để duy trì và phát triển những thành quả mà giáo dục phổ thông Lập Thạch đã đạt được trong thời gian qua, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau.

1. Tăng cường lực lượng giáo viên THCS, THPT cả về số lượng và chất lượng để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục. nâng chỉ tiêu đào tạo giáo viên là người địa phương để dần ổn định đội ngũ giáo viên trên địa bàn huyện.

2. Bên cạnh nguồn vốn huy động tự lực của nhân dân và đia phương cần có sự hỗ trợ rất lớn của cấp trên mới có khả năng hồn thiện về cơ sở vật chất trường học, cũng như trang thiết bị phục vụ cho dạy và học trong giai ddoajj mới.

3. Quan tâm hơn nữa đến lực lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, về chế độ chính sách, cơ sở vật chất trường học và nâng cao trình độ nghiệp vụ để thúc đẩy nghành học này phát triển manh mẽ hơn, hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN

Trong suốt 10 năm đổi mới (1996 - 2005) một thời gian khơng q dài so với q trình phát triển và trưởng thành của giáo dục Lập Thạch, cùng với sự đổi mới và những thành tựu phát triển của đất nước nói chung của huyện Lập Thạch nói riêng. Ngành giáo dục và đào tạo Lập thạch đã đạt những thành tựu đáng mừng. Mười năm của quá trình đổi mới là thời gian mà ngành giáo dục Lập thạch đã phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách; phấn đấu xây dựng, phát triển, lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt dưới ánh sáng của Nghị quyết TW2 khóa VIII của đảng nhất là sau khi có chỉ thị 43 CT của Bộ Chính trị về tăng cường cơng tác chính trị tư tưởng, củng cố các tổ chức Đảng, phát triển Đảng viên trong trường học, ngành giáo dục và đào tạo Lập Thạch đã khởi sắc về mọi mặt, các hoạt động các phong trào thi đua được dấy lên mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”.

Hệ thống giáo dục phổ thông trong huyện đã được củng cố, hoàn thiện và từng bước phát triển; mạng lưới trường lớp dưới nhiều hình thức đã phát triển đến tất cả các làng xã, thơn xóm.

Chất lượng giáo duc - đào tạo ở các bậc học phổ thơng có nhiều chuyển biến, tiến bộ. Cơng tác giáo dục tồn diện cho học sinh ở các cấp học từng bước được nâng lên, tỉ lệ học sinh ở các cấp học phổ thông từng bước được nâng lên, tỉ lệ học sinh xếp loại khá tốt về văn hóa hàng năm đều tăng. Số lượng học sinh đạt giải cấp huyện cấp tỉnh ngày một tăng .

Những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông đã được quan tâm. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên ngày càng được bổ sung, tăng cường về số lượng; nâng cao trình độ nhận thức về đạo đức cũng như chuyên môn nghiệp vụ, từng bước đồng bộ cơ cấu, nâng dần tỉ lệ cán bộ quản lý giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn… Cuộc vận động xã hội hóa giáo dục đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, đóng góp kinh phí hỗ trợ cho giáo dục dưới mọi hình thức, đã góp phần thúc đẩy giáo dục Lập Thạch phát triển.

Tuy nhiên, công tác giáo dục huyện Lập Thạch vẫn cịn khơng ít những yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Anh (tháng 9/1967), “Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945”, Tạp chí NCLS số 102.

2. Trần văn Giáp (1941), “Lược khảo về khoa cử Việt Nam”, HN.

3. Nguyễn Trọng Hồng (tháng 3/1967), “Chính sách giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam”, Tạp chí NCLS số 96.

4. Hồ Chí Minh (1972), “Bàn về công tác giáo dục”, NXB Sự thật, HN.

5. Lê Kim Tuyên (2008) “Danh nhân khoa bảng và truyền thống hiếu học ở Vĩnh Phúc”, Sở văn hóa TDTT Vĩnh Phúc.

6. Báo cáo tổng kết các năm học: 1996 -1997, 1997 – 1998, 1998 – 1999, 1999 – 2000, 2001 – 2002, 2002 – 2003, 2003 – 2004, 2004 – 2005 của phòng giáo dục huyện Lập Thạch và sở giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc.

7. Các báo cáo tổng kết năm học từ 1996 đến 2005 của các trường THPT Sáng Sơn, THPT Ngô Gia Tự, THPT Liễn Sơn, THPT Trần Nguyên Hãn, THPT Triệu Thái.

8. Các khóa luận tốt nghiệp của các anh, chị khóa trước trường ĐHTB như: “Bước đầu tìm hiểu giáo dục phổ thơng huyện Thọ Xn tỉnh Thanh Hóa (1996 - 2005)”

“Bước đầu tìm hiểu tình hình giáo dục huyện Nga Sơn (1986 - 2005).

9. Các Nghị quyết ĐH Đảng bộ huyện Lập thạch lần thứ XVI, XVII, XVIIvề đổi mới và phát triển giáo dục.

10. Các Nghị quyết Trung ương Đảng 1996 – 1999 ĐCSVN, NXB CTQG HN. 11. “Chính sách ngu dân”, tập 1

12. Giáo trình LSĐCSVN dùng cho các trường ĐH – CĐ, NXB chính trị quốc gia.

13. (1980) Lịch sử Đảng bộ huyện Lập Thạch (1930 - 2010)”, BCH Đảng bộ huyện Lập Thạch

14. “Lịch sử Vĩnh Phúc”, Ty văn hóa và thơng tin Vĩnh Phúc 15. (2008) “Lịch sử xã Vân Trục”. NXB Vĩnh Phúc

16. “LSĐCSVN hệ cử nhân chính trị”, NXB chính trị quốc gia.

17. Nghị quyết số 04 / NQTW về phát triển giáo dục đào tạo thời kì 2004 – 2005, tỉnh ủy Vĩnh Phúc

18. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, NXB GD.

19. (2002) “Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài ”, NXB chính trị quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu giáo dục phổ thông huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (1996 - 2005) (Trang 56 - 60)