Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu giáo dục phổ thông huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (1996 - 2005) (Trang 37 - 40)

1.1 .Khái quát về huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

1.1.1 .Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

2.2. Tình hình giáo dục phổ thơng huyện Lập Thạch từ 1996 2001

2.2.3. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), kết luận của Hội nghị Trung ương 6 ( khóa IX) coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và Đề án phát triển giáo dục, đào tạo của tỉnh, của huyện giai đoạn 1996 - 2001, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện có bước phát triển về quy mơ và chất lượng, có nhiều đột phá trên nhiều lĩnh vực. Cơ sở vật chất của các nhà trường được đầu tư xây dựng mạnh, làm đổi mới cảnh quan sư phạm bề thế, khang trang, tạo môi trường giáo dục tốt ở các nhà trường trong huyện.

Công tác xây dựng cơ sở vật chất giai đoạn 1996 - 2001 từng bước được tăng cường theo hướng hiện đại hóa, để từng bước thích nghi với điều kiện địa phương. Thực hiện phương châm “nhà nước và cá nhân cùng làm”, huyện Lập Thạch đã huy động được nhiều nguồn vốn để xây dựng trường học. Các trường từng bước xây dựng được tủ sách chung và thư viện. Một số trường trung học cơ sở và trung học phổ thông được trang bị máy vi tính…

Nếu như trước đây, các trường chủ yếu được xây dựng nhà cấp 4, phân tán theo các đội sản xuất và các hợp tác xã. Trong những năm khó khăn, khủng hoảng kinh tế, phong trào giáo dục bị giảm sút, cơ sở vật chất của các trường học bị hư hỏng nhiều. Đến nay, đặc biệt khi công cuộc đổi mới bước đầu giành thắng lợi đã mở đường cho giáo dục phát triển. Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (4/1993) đánh dấu quá trình phục hồi. Từ đại hội VIII của Đảng, nhất là sau khi nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) phong trào giáo dục đã phát triển, đổi mới mạnh mẽ. Huyện Lập Thạch đã có những Nghị quyết bàn về giáo dục và xây dựng cơ sở, chủ trương xây dựng trường cao tầng. Phong trào xây dựng trường học của Lập Thạch đã dấy lên sôi nổi.

Trog năm học 1998 - 1999 ngay từ đầu năm học ngành giáo dục tiếp tục chỉ đạo các trường thực hiện tốt công tác xây dựng tu bổ cảnh trí sư phạm nhà trường theo hướng “ xanh - sạch - đẹp ”. Nhiều trường làm tốt công tác tham mưu với chính quyền các cấp xây dựng những phòng học cao tầng kiên cố như: Tiểu học Đình Chu, Sơn Đơng, Thái Hịa, THCS Đồng Thịnh, THCS Liễn Sơn đang dần hoàn thiện sẽ đưa vào sử dụng trong năm học mới. Hiện nay tồn huyện có 810 phịng học trong đó tiểu học có 537 phịng, THCS có 273 phịng. Trong đó có 82 phịng đã được đưa vào sử dụng, tu sửa được 320 phịng học cấp 4 và đóng góp mới được 1.560 bộ bàn ghế. Phịng giáo dục và đào tạo cịn tiếp kiệm ngân sách để đóng mới cấp cho các trường: Tủ hồ sơ 37 chiếc, bàn họp hội Đồng sư phạm 209 chiếc, ghế 849 chiếc, bàn ghế học sinh 250 bộ, giường chân tiện 46 chiếc, bàn học sinh mẫu giáo 117 chiếc, ghế 234 chiếc, tủ sách thư viện 3 chiếc, bàn làm việc lãnh đạo 45 chiếc, cấp kinh phí cho các trường lắp đặt máy

điện thoại. Hiện nay đã có 43/79 trường có máy điện thoại đạt 54%. Xây mới được 23 cổng trường.

Tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng: 2.745.860.000 đồng. Trong đó tỉnh cấp 895.000.000 đồng, ngân sách huyện 167.700.000 đồng, ngân sách xã và học sinh đóng góp: 1.076.705.000. Trong năm qua nhiều trường tiếp tục xây mới văn phịng nhà trường, trang trí theo mẫu của phịng GD & ĐT gợi ý. Các cơng trình vệ sinh được xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Đến nay đã có trên 10 trường tiểu học đã có cơng trình vệ sinh nước sạch, nhiều trường còn tiến hành xây phịng âm nhạc, phịng đồn đội, tiến tới xây dựng trường theo mơ hình trường chuẩn Quốc gia như: Tiểu học Thị trấn Đình Chu, Xn Lơi, Thái Hịa… Có thể nói trong năm qua nhiều trường đã xây dựng, tu tạo cơ sở vật chất cho trường học tạo nên khung cảnh sư phạm khang trang sạch đẹp tiêu biểu như: Trường THCS Thái Hịa, Đình Chu, Tân Lập, Lãng Công... Tiểu học Thị trấn, Tân Lập, Quang Yên, Đình Chu… Những trường trên đã quy hoạch song mặt bằng tiến hành trồng cây theo quy hoạch mang tính tổng thể, hài hịa đẹp mắt. Đến nay hệ thống tường dào, cổng xây, cây cảnh, không dừng lại ở một vài trường mà đã nhân rộng trên khắp các địa bàn tồn huyện. Nhiều trường đóng trên địa bàn khó khăn nhưng cũng tạo được khung cảnh sư phạm hấp dẫn học sinh như: Tiểu học Quang Yên, Ba Làng, THCS Quang Sơn, Bồ Lý…

Trong năm học 1999 - 2000 huyện đã từng bước xây dựng cơ sở vật chất vững chắc cho nhà trường đáp ứng nhu cầu dạy và học trong tình hình mới. Tổng đầu tư kinh phí cho xây dựng CSVC trường học là 3.000 triệu. Trong đó cấp trên cấp về: 1.480 triệu. Học sinh góp + ngân sách xã: 1.520 triệu. Về kinh phí trên đã làm được: Hồn thiện các nhà cao tầng đã xây dở dang, xây mới 66 phòng học cấp 4, xây mới 3 nhà văn phịng (Lãng Cơng, Đồng Xn, Ba Làng), đóng mới 928 bộ bàn ghế…Đây là một sự cố gắng lớn của toàn nghành trong nhiều năm qua và năm học này.

Sách – thiết bị dạy học là một khâu rất quan trọng hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường thực hiện chỉ thị nhiệm vụ năm

học và hướng dẫn của Sở giáo dục ngành đã cố gắng trong việc đầu tư, chỉ đạo xây dựng CSVC trang thiết bị cho dạy và học.

Năm học 1997 - 1998, phòng giáo dục đã sớm có kế hoạch chỉ đạo các trường về công tác sách và thiết bị dạy học. Đã kí hợp đồng với cơng ty sách, tiến hành cấp phát đầy đủ tất cả các loại sách giáo khoa văn phòng phẩm, thiết bị phục vụ cho dạy và học vào tháng 8/1997. Doanh số phát hành trong năm là 174.834.000đ, tổng số bản sách được phát hành: 61.072 bản.

Trong giai đoạn này, tuy trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhưng nhìn chung với sự cố gắng, nỗ lực của các ngành các cấp, các tổ chức xã hội…đã cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học, góp phần vào khơng khí chuyển mình của ngành giáo dục nói riêng và của đất nước nói chung.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu giáo dục phổ thông huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (1996 - 2005) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)