Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu giáo dục phổ thông huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (1996 - 2005) (Trang 45 - 47)

1.1 .Khái quát về huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

2.3.3.Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học

1.1.1 .Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

2.3.3.Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học

2.3. Giai đoạn 2001 2005

2.3.3.Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học

Thực hiện quyết định 248 / QĐ – TTG ngày 22/11/1974 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường cơ sở vật chất trường học, trong nhiều năm tu sửa và làm mới phòng học, bàn ghế học sinh đã được làm thường xuyên. Các chỉ tiêu về xây dựng cơ sở vật chất trường học đã được đưa vào chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội của từng xã và được tổ chức thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao. Một mặt do đời sống của nhân dân trong huyện còn thấp; mặt khác nhận thức xã hội về giáo dục còn hạn chế sách giáo khoa và đồ dùng dạy học còn thiếu nhiều.

Từ khi Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của đảng ra đời, đã định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo thời kì đổi mới, trong đó có định hướng quan trọng đó là chấn chỉnh cơng tác quản lý, lập lại trật tự kỉ cương, củng cố hệ thống giáo dục và đào tạo, mạng lưới trường lớp, nâng cao hiệu quả đào tạo giáo dục, phát triển quy mô giáo dục đào tạo, chuẩn bị tiền đề cho những bước phát triển vào đầu thế kỷ XXI.

Trong giai đoạn 2001 - 2005 sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển toàn diện và đồng bộ, cơ sở vật chất từng bước được đầu tư trong 5 năm là 101.23 tỉ đồng cho các cấp học từ mầm non đến trung học cơ sở và trung học phổ thơng.

Phịng giáo dục đã tổ chức, chỉ đạo các trường THPT, THCS tiếp nhận đầy đủ thiết bị dạy học. Các lớp thay sách là lớp 3 và lớp 8, theo quy định sở GD – ĐT. Các trường THPT, THCS đã khắc phục khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất, cố gắng sắp xếp phòng trang thiết bị và phòng thực hành. Phòng giáo dục đã kiểm tra, tổ chức việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học của các trường. Tuy vậy, hiện nay ở các trường, phòng thực hành còn thiếu thốn, trang thiết bị sử dụng chưa hết, nghiệp vụ phụ tá thí nghiệm cịn hạn chế…Các trường tiếp tục mua thêm sách nghiệp vụ, sách tham khảo, vận động Hội phụ huynh, Hội

khuyến học đóng góp xây dựng thư viện đạt chuẩn. Vận động nhân dân, học sinh, những người có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đóng góp sách vào tủ sách dùng chung cho nhà trường. Năm học 2004 tồn huyện có tổng nguồn vốn 345 triệu đồng.

Nhìn chung so với giai đoạn 1996 – 2001, giai đoạn này vẫn duy trì tiến độ nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhưng đã nhanh hơn, lớn hơn. Nguồn vốn nâng cấp dồi dào hơn, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập.

2.3.4. Công tác quản lý giáo dục và nguyên lý “Học kết hợp với hành”

2.3.4.1. Công tác quản lý giáo dục

Công tác quản lý giáo dục là một nội dung quan trọng trong quá trình đổi

mới giáo dục theo Nghị quyết Trung ương II khóa VIII và Nghị quyết Đại hội IX. Do vậy, công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn này đã hoàn thiện hơn giai đoạn trước.

Trong những năm qua, công tác quản lý giáo dục ở các trường có nhiều chuyển biến tích cực, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường luôn tập chung khối đại đoàn kết, sự cộng đồng trách nhiệm trong công việc. Nhà trường luôn đẩy mạnh cuộc vận động: “ Dân chủ - tình thương - kỉ cương - trách nhiệm” và phong trào thi đua “2 tốt”, thực hiên tốt quy chế dân chủ, phát huy tốt vai trị của các tổ chức, đồn thể nhà trường. Tập chung chỉ đạo nâng cao tốt hiệu quả công tác. Công tác kiểm tra nội bộ được tăng cường và đổi mới. Giải quyết dứt điểm ngững vấn đề mà cán bộ giáo viên nhà trường chưa thông suốt.

Thông qua kiểm tra, nhà trường đã kịp thời uốn nắn những sai trái, lệch lạc, những biểu hiện chưa đúng nội quy đề ra như trong nội quy chuyên môn, hồ sơ sổ sách, việc chấm bài cho điểm, vào điểm cho học sinh. Từ đó nâng cao năng lực trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

Vai trị của cơng tác thanh tra quản lý giáo dục có ảnh hưởng rất lớn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Thấy rõ điều này, phòng giáo dục và đào tạo đã tham mưu cho sở GD - ĐT bổ nhiệm các thanh tra về các trường.

Tuy nhiên, công tác quản lý trong giai đoạn này vẫn còn những hạn chế, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ quản lý đã nâng lên so với giai đoạn trước nhưng nhìn chung vẫn cịn thấp. Cơng tác này cần được toàn ngành quan tâm chỉ đạo, thực hiện quyết liệt hơn nữa.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu giáo dục phổ thông huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (1996 - 2005) (Trang 45 - 47)