Nguyên lý giáo dục “Học kết hợp với hành”

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu giáo dục phổ thông huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (1996 - 2005) (Trang 47)

1.1 .Khái quát về huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

1.1.1 .Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

2.3. Giai đoạn 2001 2005

2.3.4.2. Nguyên lý giáo dục “Học kết hợp với hành”

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương II khóa VIII của BCHTW, ngành đã đề ra mục tiêu cụ thể của giáo dục, coi trọng khả năng tư duy sáng tạo và thực hành của học sinh. Các trường phổ thông đã nâng cấp thư viện: xây mới phịng thí nghiệm, phịng vi tính. Đặc biệt ở cấp trung học phổ thơng đã có nhiều trường có phịng thí nghiệm, phịng vi tính…Bên cạnh đó số giáo viên viết đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm ngày một tăng. Nhiều cơng trình nghiên cứu được xếp hạng cao ở cấp huyện và cấp tỉnh.

TTGDTX – dạy nghề - học nghề đã cử người đến các trường THCS, THPT tổ chức dạy nghề cho 80% học sinh. Trong đó học sinh thi nghề đạt 99%, riêng bằng chứng chỉ loại giỏi chiếm 65% trong giai đoạn 2004 - 2005

Nguyên lý giáo dục “Học kết hợp với hành” trong giai đoạn này đã được thực hiện đồng bộ hơn, hiệu quả hơn so với giai đoạn trước. Học sinh đã được áp dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, thực hành trên vi tính, phịng thí nghiệm… Tuy nhiên nguyên lý này vẫn chưa được ứng dụng, thực hiện rộng rãi ở tất cả các trường.

2.3.5. Kết quả học tập, chất lƣợng giáo dục

Trên cơ sở, nền tảng chuẩn mực đạo đức được xây dựng trong nhiều năm

học trước, cơng tác giáo dục đạo đức chính trị. Kỉ cương nề nếp trong hoạt động dạy học, ý thức chấp hành luật pháp phòng chống các tệ nạn xã hội được thực hiện nghiêm chỉnh và đạt kết quả cao. Vì vậy, tỉ lệ học sinh sếp loại khá, tốt không ngừng được nâng lên so với giai đoạn trước, năm sau cao hơn năm trước.

Bảng 10: Kết quả xếp loại giáo dục văn hóa ở bậc THPT giai đoạn (2002 – 2005)

Năm

Xếp loại văn hóa Xếp loại đạo đức Yếu % TB % Khá % Giỏi % Yếu % TB % Khá % Tốt % 2002 – 2003 2,7 78,5 18,3 0,5 0,6 4,3 42,0 53,1 2003 – 2004 2,3 78,0 18,5 1,2 0,5 4,0 39,2 56,3 2004 - 2005 0,7 77,0 19,3 2,0 0,3 3,2 37,2 59,3

Nguồn: báo cáo tổng kết năm học 2004 - 2005 phòng giáo dục huyện

Lập Thạch

Ở bậc THPT cũng vậy, qua các năm, học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu giảm và loại tốt tăng lên. Tương tự, học sinh xếp loại học lực yếu, kém cũng giảm dần, số lượng học sinh xếp loai học lực tốt, khá tăng lên.

Nhờ có sự quan tâm kịp thời, hiệu quả của các ngành, các cấp, đặc biệt là sự cố gắng vươn lên, ham học hỏi của các em, nên trong giai đoạn 2001 – 2005 chất lượng giáo dục và kết quả học tập khơng ngừng được nâng lên, điển hình như năm học 2004 – 2005.

Thành tích ở bậc tiểu học: Thi giao lưu học sinh giỏi tiểu học có 134 em đạt giải cấp tỉnh (18 giải nhất, 46 giải nhì, 38 giải ba với 32 giải khuyến khích). Tồn tỉnh thành lập một đồn học sinh giao lưu Tốn tồn quốc Lập Thạch có 1 em tham gia đồn; bốn em tham dự thi trạng nguyên nhỏ tuổi cấp tỉnh.

Ở cấp THCS, số giáo viên đạt giờ dạy giỏi cấp huyện là 69 và 16 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; có 107 sáng kiến kinh nghiệm gửi đi dự thi cấp tỉnh; có 65 đồ dùng dạy học được xếp giải huyện. Đối với học sinh có các thành tích: Thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh có 110 em đạt giải (Nhất 2 em, nhì 8 em, ba 29 em, KK 71 em); Thi giải tốn trên máy tính Casio 1 em đạt giải nhất khu vực, 6 em đạt giải nhất cấp tỉnh (Nhất 2 em, nhì 1 em, ba 2 em, KK2 em); 2 em đạt giải nhì

Tin học trẻ không chuyên do tỉnh tổ chức, 1 em được tỉnh chọn đi thi Quốc gia; 1 em dự thi Toán Olympic Singapo mở rộng; Thi thể thao đạt 2 huy chương vàng, 11 huy chương bạc, 7 huy chương đồng.

Như vậy, kết quả học tập và chất lượng giáo dục đã nâng lên rõ rệt so với các năm trước.

Tiểu kết: Trải qua 10 năm (1996 – 2005) xây dựng và phát triển, giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch đã không ngừng vươn lên đạt nhiều thành tích rất đáng tự hào; từng bước đưa Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và Nghị quyết Đại hội IX vào cuộc sống. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo huyện Lập Thạch đã khắc phục được những khó khăn, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Có thể nói: giáo dục phổ thông Lập Thạch trong giai đoạn (1996 – 2005) đã thực sự góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh và của đất nước. Tuy nhiên, giáo dục phổ thơng trong giai đoạn này ở Lập Thạch vẫn cịn tồn tại những hạn chế, yếu kém. Điều này đòi hỏi các ngành, các cấp cần tiếp tục quan tâm, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao nhằm đưa giáo dục phổ thông của huyện tiếp tục đi lên trong giai đoạn tiếp theo.

CHƢƠNG 3

NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Những thành tựu

Có thể nói giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục phổ thơng nói riêng là

cơ sở, nền tảng của sự phát triển của mỗi quốc gia. Quốc gia nào muốn phát triển thì giáo dục phải ln được coi là quốc sách hàng đầu. Công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong 10 năm qua (1996 - 2005) đã thu được những thành tựu hết sức quan trọng, trong đó ngành giáo dục phổ thơng góp phần khơng nhỏ.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững an ninh quốc phòng của cả nước, sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo tồn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, huyện Lập Thạch nói riêng phát triển khơng ngừng mặc dù cịn nhiều khó khăn về kinh tế - Xã hội song sự nghiệp giáo dục - đào tạo huyện Lập Thạch luôn được các cấp các ngành quan tâm. Dưới sự chỉ huy của Đảng bộ tỉnh, trong giai đoạn này Đảng bộ huyện đã tiến hành 2 lần đại hội: Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVI và XVII thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. Giáo dục phổ thông Lập Thạch từng bước củng cố và phát triển trên tất cả các cấp học. Chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao và đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ.

Mạng lưới trường học, giai đoạn 1996 - 2005 mạng lưới trường lớp phát triển rộng khắp. Ở hầu hết các xã đều có trường tiểu học và trung học cơ sở. tồn huyện đã có 7 trường trung học phổ thơng, đó là chưa kể tới trường bổ túc văn hóa và dạy nghề thường xuyên.

Các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đã được trang bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Hệ thống lớp học đủ về số lượng, được trang bị thiết bị khá tiện nghi từ quạt, bóng điện, bảng viết…Do vậy, đã tránh được tình trạng học 3 ca trong ngày. Các trường hiện nay đa số được xây dựng bằng hệ thống nhà cao tầng khang trang, khuân viên của nhà trường ngày càng được

mở rộng, đảm bảo đủ điều kiện cho học sinh vui chơi, luyện tập TDTT. Tính đến năm học 2004 - 2005 tổng số trường tiểu học trong toàn huyện là 44, tổng số trường trung học cơ sở là 38.

Các trường THPT tiêu biểu trong huyện gồm: trường THPT Ngô Gia Tự ở thị trấn Lập Thạch, trường THPT Liễn Sơn ở thi trấn Hoa Sơn, trường THPT Trần Nguyên Hãn, trường THPT Sáng Sơn ở xã Tam Sơn, trường THPT Bình Sơn … Giáo dục phổ thơng của huyện Lập Thạch có truyền thống từ lâu đời. Trải qua các giai đoạn lịch sử, dù trong những hồn cảnh hết sức khó khăn, nhưng với sự nỗ lực quyết tâm xây dựng hệ thống trường lớp tạo điều kiện cho con em trong huyện được học tập tốt hơn; hiện nay, hầu hết các trường phổ thông ở Lập Thạch đều được trang bị cơ sở vật chất khá đầy đủ và hệ thống trường học cũng được phát triển rộng khắp tăng nhanh về số lượng. điều đó chứng tỏ sự chăm lo đến cơng tác giáo dục ở địa phương của các ngành, các cấp ngày càng hiệu quả hơn.

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giáo dục ngày càng cao đòi hỏi cần phải mở rộng quy mô trường lớp, nên việc xây dựng đội ngũ giáo viên cho phù hợp gặp khơng ít khó khăn. Hơn nữa, số lượng học sinh đến trường ngày một gia tăng. Chúng ta đều biết rằng những năm trước đây, do đời sống còn gặp nhiều khó khăn, số học sinh bỏ học tương đối nhiều; đội ngũ giáo viên có thời kì thiếu trầm trọng nhất là giáo viên tiểu học, do đó phải điều giáo viên từ THCS xuống dạy. Chính vì vậy, giáo viên đào tạo không đúng chuyên môn dẫn đến chất lượng dạy thấp. Hơn nữa đời sống kinh tế của giáo viên trước đây còn thấp, nên một số giáo viên thực sự chưa tâm huyết với nghề, hiện tượng thiếu giáo viên thường xuyên sảy ra.

Với hiện trạng như vậy, Đảng bộ, HĐND, UBND và các cấp, các ngành đã tìm mọi biện pháp để khắc phục khó khăn, đảm bảo chất lượng dạy và học. Việc đào tạo giáo viên trong thời gian ngắn hạn theo phương thức vừa dạy vừa học đã trở thành công việc cấp bách. Nhiều giáo viên đã tham gia các lớp học này để nâng cao trình độ chun mơn, đảm bảo chất lượng giáo dục. Tổng số giá o viên tồn huyện tính đến nay khoảng 1800. Dưới sự chỉ đạo, động viên của cấp trên, dù cịn găp nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng nhờ sự tâm huyết với

nghề đa số giáo viên đã cố gắng vươn lên hồn thành tốt nhiệm vụ của mình, với khẩu hiệu: “tất cả vì học sinh thân u”. Nhờ đó mà việc dạy và học đã đạt được hiệu quả cao.

Học sinh các cấp ngày một tăng, hiện nay tồn huyện có khoảng 52.000 học sinh, tình trạng học sinh bỏ học đã giảm nhiều. Cụ thể số học sinh vào lớp 1 và lên lớp 12 không quá chênh lệch so với giai đoạn trước. Nhìn chung đời sống kinh tế hiện nay khá hơn nhiều so với giai đoạn trước, nên các em đã có điều kiện đi học, hơn nữa với sự hiếu học và xác định được tầm quan trọng của việc học nên các em đã không ngừng cố gắng trong học tập và đạt được nhiều thành tích cao.

Chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục, đối với giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch cũng vậy. Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục phổ thơng của huyện đã có những bước tiến rõ rệt. Ở cả 3 cấp; tiểu học, THCS, THPT tồn huyện đã đẩy mạnh hình thức giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau như: bồi dưỡng giáo viên và bồi dưỡng học sinh thường xuyên. Với giáo viên thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vu, tổ chức thao giảng, tự học, tự đào tạo, tự hỏi giữa các giáo viên với nhau, thanh kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Công tác giáo dục ở nhà trường kết hợp với nhiều lực lượng xã hội như: hội cha mẹ học sinh, hội thanh niên, MTTQ, các lực lượng này luôn luôn được tăng cường nhằm đưa sự nghiệp “trồng người” của huyện đạt kết quả cao. Nhờ có những cố gắng đó, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên.

Công tác phổ cập giáo dục cũng không ngừng được triển khai, thực hiên nhanh chóng với chất lượng cao. Các trường đạt chuẩn quốc gia ngày một tăng, đặc biệt là đối với các trường tiểu học.

Nhờ sự cố gắng của cả thầy và trò, hàng năm tồn huyện đã có hàng loạt giải thưởng của giáo viên và học sinh, điển hình như năm 2004-2005 ở cấp tiểu học: thi tiếng hát học sinh tiểu học lần thứ năm xếp thứ nhì tồn tỉnh. Thi trạng nguên nhỏ tuổi lần thứ nhất đạt; 2 bảng nhãn, 4 bảng thám hoa, 2 bảng khuyến khích. Thi olympich tốn tuổi thơ 15 em được dự thi trung kết cấp tỉnh. Thi vở

sạch chữ đẹp 1 em được giải nhì cấp quốc gia, 1 giải nhì tỉnh, 3 giải ba và 4 giải khuyến khích. Ở bậc THCS: thi học sinh giỏi văn hóa lớp 9 đạt 128 giải. Thi tốn trên máy tính Casio đạt 2 giải nhất, 3 giải nhì và 4 giải khuyến khích. Thi olympich khoa học quốc tế Lập Thạch đạt 1 huy chương Đồng. Cấp THPT tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp hàng năm trên 98%, số học sinh vào đại học, cao đẳng năm học 2004-2005 khoảng 400 em.

Có những thành tích như vậy là nhờ cơng lao rất lớn của các thầy cơ giáo. Nhiều giáo viên dã vượt qua khó khăn tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức, chính trị, kiến thức văn hóa và chun mơn nghiệp vụ, phấn đấu làm gương sáng cho học sinh noi theo. Có thể nói sự phấn đấu bền bỉ của thầy, cơ đã góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục khơng ngừng lớn mạnh và đạt nhiều thành tích cao.

Sở dĩ mà ngành giáo dục và đào tạo huyên Lập Thạch có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu đã nêu trên chủ yếu là do:

- Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng đã đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kì mới, phù hợp với truyền thống hiếu học của nhân dân ta nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống.

- Hầu hết các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đồn thể từ huyện đến cơ sở cà đông đảo các tầng lớp nhân dân trong huyện đã nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về các tư tưởng chỉ đạo, phát triển giáo dục của Đảng, đã chủ động xây dựng tích cực sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

- Các cấp quản lý giáo dục từ phòng đến các trường đã tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền, chủ động xây dựng tổ chức thực hiện các chương trình kế hoạch giáo dục, phát huy nội lực của đội ngũ giáo viên, khắc phục khó khăn, hồn thành nhiệm vụ.

- Toàn thể nhân dân trong huyện đều có ý thức đưa con em đến trường, mong muốn con em mình đỗ đạt để có một ngày mai tươi sáng, xứng đáng với truyền thống hiếu học của q hương. Chính vì vậy nhân dân là những người góp cơng, góp sức xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường, nơi các thế hệ trể đang học tập và tiếp tục học tập.

- Các thế hệ học trò của huyện Lập Thạch đã ra sức phấn đấu học tập, lấy việc học để làm đầu, luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt nhất. Tất cả học sinh trong huyện đều nêu cao khẩu hiệu “Vì ngày mai lập thân, lập nghiệp”. Đó cũng là một trong các nguyên nhân đem đến cho giáo dục huyện Lập Thạch rất đáng tự hào.

- những thành quả phát triển kinh tế, ổn định chính trị, nâng cao đời sống nhân dân sau hơn 10 năm đổi mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục của huyện phát triển.

- Ngồi ra, cịn có rất nhiều nguyên nhân khác để đưa giáo dục phổ thông của huyện đi lên như: phấn đấu xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành.

3.2. Một vài tồn tại, yếu kém

- Việc giải quyết những vấn đề bức xúc trong giáo dục và đào tạo chưa đồng bộ, chưa thường xun chưa triệt để có nơi có lúc cịn bột phát, gây dư luận và tác hại bất lợi đối với ngành và các địa phương trong huyện.

- Việc thu chi ngồi quy định vẫn cịn một số ít đơn vị trường học thực hiên chưa nghiêm túc.

- Vấn đề kỉ cương, nề nếp chưa thực sự được chấn chỉnh. Còn một bộ phận giáo viên, quản lý còn lơi là, lỏng lẻo chưa làm hết trách nhiệm hoặc đại khái trung bình chủ nghĩa, cho nên hiệu quả cơng việc khơng cao, thậm chí khơng có hiệu quả. Hiện tượng cấp dưới khơng chấp hành lệnh của cấp trên vẫn còn kéo

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu giáo dục phổ thông huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (1996 - 2005) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)