5. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực laođộng
1.5.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
• Chính sách của chính phủ, pháp luật của nhà nước
Mọi chính sách của chính phủ, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lao động đều có thể ảnh hưởng đến động lực lao động của người lao động. Những chính sách về lao động dơi dư, chính sách tiền lương,… sẽ tác động đến các chính sách của tổ chức và tác động đến động lực của người lao động. Pháp luật
càng nghiêm minh và có hiệu lực cao thì người lao động sẽ càng yên tâm làm việc vì quyền lợi của chính bản thân họ.
• Đặc điểm cơ cấu của thị trường lao động
Nếu thị trường lao động ở tình trạng dư thừa một loại lao động nào đó, những người lao động thuộc loại lao động này làm việc trong tổ chức sẽ cảm thấy thiếu an toàn bởi họ cảm nhận được nguy cơ mất việc làm. Cá nhân họ sẽ có động lực lao động cao hơn với mục đích giữ được việc làm. Ngược lại khi một loại lao động nào đó khan hiếm, những người lao động thuộc nhóm đó sẽ có nhiều cơ hội tìm việc làm với mức thu nhập cao hơn vì vậy tổ chức cần phải điều chỉnh chính sách tạo động lực lao động cho phù hợp để thu hút và giữ chân người tài.
• Đối thủ cạnh tranh:
Trong cùng một ngành nghề, doanh nghiệp cần chú ý đến đối thủ cạnh tranh trên thị trường, để từ đó thực hiện tốt các mục tiêu, chính sách đãi ngộ tốt giữ chân người tài gắn bó với doanh nghiệp mình. Đó là chế độ đảm bảo tính cạnh tranh nhằm thu hút và duy trì lực lượng lao động đầy đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng.
• Văn hóa dân tộc, vùng miền:
Các cá nhân người lao động sẽ chịu ảnh hưởng chung với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc. Khi tập hợp thành một tổ chức các cá nhân sẽ mang theo giá trị này. Ví dụ như: văn hóa người Nhật đề cao chủ nghĩa tập thể,…Do đó khi xây dựng chính sách quản lý nguồn nhân lực cần quan tâm đến khía cạnh giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc.
1.6. Kinh nghiệm về tạo động lực lao động ở một số Công ty và bài học rút ra cho Công ty TNHH sản xuất kinh doanh điện tử viễn thông Nhật Minh