Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động CVTD

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG TECHCOMBANK PGD 32 (Trang 48)

V. Kết cấu của đề tài

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động CVTD

đánh giá hiệu quả hoạt động CVTD: 1.3.1 Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản TD mà NH cho KH vay trong khoản thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi. Đây là chỉ tiêu thể hiện quy mô hoạt động CVTD của NH.

1.3.2 Doanh số thu nợ : thu nợ :

ánh toàn bộ các khoản nợ mà NH đã thu về được khi đáo hạn

vào một thời điểm nhất định, không phân biệt thời điểm cho vay.

Trong đó :

Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ =---

Doanh số cho vay Hệ số này cho thấy từ 1 đồng kinh doanh NH sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng

vốn trong 1 thời kỳ nhất định. Hệ số này càng cao thì càng có lợi cho NH.

1.3.3 Dư nợ cho vay :

Là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tại mọi thời điểm xác định mà hiện tại

NH chưa thu hồi .

1.3.4 Nợ quá hạn :

Là khoản nợ mà đến hạn trả KH chưa trả hoặc không trả cho NH. Khi đó, NH sẽ

chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ nhóm 2 để quản lý. Ta có , Nợ nhóm 2 Tỷ lệ nợ quá hạn = --- Tổng dư nợ SVTH: Hồ Thị Kiều Lan 18 MSSV: 0854030135

Khóa luận tốt nghiệp Nợ quá hạn có thể do các

nguyên nhân chủ quan của người đi vay, do các nguyên nhân khách quan hoặc do không xác định được thời hạn vay, phương thức hoàn trả một cách hợp lý cũng như một số yếu tố trong hợp đồng. Đây là khoản nợ không mong muốn của NH vì thế các NH luôn cố gắng làm giảm tỷ lệ này đến mức thấp nhất có thể. 1.3.5 Nợ xấu: Là khoản nợ đã quá hạn mà khách hàng chưa trả hay không có khả năng thanh toán. Khi đó, tùy theo thời gian trễ hạn mà ngân hàng sẽ chuyển từ nợ nhóm 2 sang nợ nhóm 3,4,5 để quản lý. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì càng ảnh hưởng không

tốt đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nợ nhóm 3,4,5 Tỷ lệ nợ xấu =--- Tổng dư nợ 1.3.6 Vòng quay vốn tín dụng:

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của NH, phản ánh số

vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng

càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt

hiệu quả cao.

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng (lần) =

---

Dư nợ cho vay bình quân

1.3.7 Lợi nhuận:

Lợi nhuận từ cho vay Hiệu quả cho vay =

---

Tổng dư nợ Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi hay số tiền lãi thu được từ 1 đồng

cho vay.

SVTH: Hồ Thị Kiều Lan

Khóa luận tốt nghiệp 1.4 Các nhân tố ảnh

hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng:

1.4.1 Nhân tố chủ quan: quan:

1.4.1.1 Từ phía NH : NH :

- Lãi suất cho vay: đây là yếu tố làm thu hút KH, làm tăng doanh số cho vay, làm

cho NH có vốn luân chuyển thường

xuyên, có vốn để kinh doanh. Vì nếu lãi suất của NH nào cao thì khả năng thu hút KH đến vay vốn sẽ thấp hơn những NH có mức lãi suất thấp. Lãi suất cũng thay đổi so với mức rủi ro tín dụng trên hàng loạt các yếu tố như số tiền cho vay, thời hạn, chi phí giám sát thực hiện, giám sát khoản vay và số dư tiền gửi của người vay. Thế nên, lãi suất là yếu tố tác động rất lớn đối với mỗi khoản vay

nói chung và CVTD nói riêng. Nếu NH áp dụng mức lãi suất

quá cao thì sẽ làm cho nhu cầu vay của cá nhân hoặc hộ gia đình giảm đi, họ sẽ

không dám vay một khoản tiền quá lớn cũng như kéo dài thời gian vay quá lâu và

nếu không thực sự cần thiết thì họ sẽ không vay. Vậy nên việc NH tăng hoặc giảm

lãi suất cho vay sẽ có tác động không nhỏ đến nhu cầu vay vốn của KH.

- Chính sách tín dụng: mỗi NH đều có chính sách cho vay riêng phù hợp với cơ

chế của NH dựa trên những chính sách tín dụng do NHNN ban hành. Đây là văn

bản thể hiện đường lối, chiến lược cụ thể của mỗi NH trong việc tiến hành các giao

dịch và chiến lược cho vay ở từng thời kỳ.

Nếu NH có chính sách tín dụng mở rộng, các hoạt động của NH nên tập trung

vào việc tăng trưởng dư nợ cho vay. Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý đến chất lượng

của hoạt động tín dụng.

Nếu NH có chính sách tín dụng trọng tâm, trọng điểm, các NH sẽ tập trung vào

các đối tượng khách hàng mà mình đã lựa chọn. - Nhân sự: những cán bộ thực hiện việc thẩm định, đánh giá hồ sơ vay phải được

đào tạo chuyên môn và có kinh nghiệm để có thể đưa ra quyết định chính xác về

việc cho vay, hạn chế rủi ro cho NH.

Sự thành công hay thất bại của một tổ chức kinh doanh ngoài yếu tố vật chất,

yếu tố vốn thì nhân tố con người đóng vai trò rất quan trọng. Để đẩy mạnh hoạt

động của mình các NH cần có một chiến lược đào tạo con người lâu dài, có chế độ

SVTH: Hồ Thị Kiều Lan

20 MSSV:

Khóa luận tốt nghiệp đãi ngộ phù hợp để giữ chân cũng như thu hút những người tài giỏi. Đây chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển .

- Công tác thẩm định: quá trình thẩm định đối với KH vay tiêu dùng gặp nhiều khó

khăn do các thông tin về KH có thể không đầy đủ thậm chí không chính xác, không rõ ràng, bên cạnh đó nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay (thu nhập) có thể biến động lớn do nguyên nhân chủ quan (ốm, đau, bệnh tật, chết,…) lúc đó thì việc trả nợ phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của KH.

Vì những khó khăn trên mà thời gian thẩm định thường kéo dài khiến KH không

mặn mà lắm với cho vay tiêu dùng. NH

nên thực hiện khâu này một cách nhanh

chóng nhưng vẫn đảm bảo chính xác không gây phiền hà cho KH sẽ tạo được ấn

tượng tốt và dể dàng lôi kéo được KH tiềm năng.

1.4.1.2 Từ phía khách hàng:

- Khả năng tài chính: đây là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá rủi ro

của NH. Khách hàng có thu nhập cao, tính chất công việc ổn định thì việc thanh

toán nợ cho NH ít bị ảnh hưởng bởi những nhu cầu chi tiêu khác do đó khoản vay ít

rủi ro.

- Tài sản đảm bảo: đây là cơ sở để phòng ngừa rủi ro tốt nhất. Các khoản vay có

tài sản đảm bảo là những khoản vay an toàn đối với NH vì khi KH không còn khả

năng trả nợ thì NH sẽ phát mãi tài sản và thu hồi vốn vay. Hầu hết các NH tiến hành

cho vay tiêu dùng khi KH có tài sản đảm bảo. - Bên cạnh đó, đạo đức của KH: là một yếu tố tiên quyết vì nó thể hiện thiện chí

trả nợ của KH. Vì ngay cả khi KH có thu nhập cao và có tài sản đảm bảo mà không

có ý định trả nợ thì việc thu nợ của NH cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

1.4.2 Nhân tố khách quan :

- Môi trường pháp lý: luật pháp chính là công cụ quản lý của Nhà nước, chi phối

mọi hoạt động xã hội, đặc biệt là hệ thống NH kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ thì

sự giám sát của Nhà nước là rất quan trọng và cần thiết, họ phải tuân thủ theo các

quy định của NH Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các quy định

khác.

SVTH: Hồ Thị Kiều Lan

Khóa luận tốt nghiệp Khi có sự thay đổi chính sách hay là các quy định không rõ ràng, chặt chẽ có nhiều kẽ hở thì sẽ gây khó khăn cho NH trong các hoạt động kinh doanh cũng như cho vay, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NH.

Trái lại, môi trường pháp lý ổn định, các văn bản pháp luật đầy đủ đồng bộ thúc

đẩy sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Điều này sẽ giúp tăng quy mô hoạt động của NH.

- Môi trường kinh tế: một quốc gia có nền kinh tế ổn định thì đời sống của người

dân cũng sẽ được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng tăng thì cho vay tiêu dùng sẽ được phát triển với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập

bình quân đầu người

tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm,…

Ngược lại, thì khả năng mở rộng cho vay của NH chắc chắn sẽ gặp khó khăn.

- Môi trường chính trị xã hội: một môi trường chính trị xã hội ổn định là yếu tố cơ

sở để hoạt động tín dụng tiêu dùng phát triển. Vì nếu xã hội bất ổn sẽ ảnh hưởng

không tốt đến người tiêu dùng nhất là khi họ đang vay vốn của NH thì việc thu hồi

nợ sẽ gặp khó khăn. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tiêu dùng.

Bên cạnh đó, còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến tín dụng tiêu dùng là: thiên

tai, dịch bệnh, tai nạn,….những yếu tố này con người không thể chủ động phòng

tránh được.

SVTH: Hồ Thị Kiều Lan

Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG VÀ THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NH TECHCOMBANK – PGD 3/2 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Techcombank: 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TCB : Theo giấy phép hoạt động số 0040/NH-GP do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 06/08/1993, giấy phép thành lập số 1534/QĐ-UB do UBND thành phố Hà Nội cấp 04/09/1993, giấy phép kinh doanh số 055697 do Trọng tài kinh tế Hà Nội (nay là Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội) cấp 07/09/1993, ngày 27/09/1993 Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank được chính thức thành lập. Tên gọi Tên quốc tế Tên giao dịch Tên viết tắt Trụ sở chính Điện thoại Fax Websit e Vốn điều lệ Logo

: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam

:Vietnam Technological and Commercial Joint stock Bank

: Techcombank : TCB

: 70-72 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội : 04-3944-6368 : 04-3944-6362 : www.techcombank.com.vn : 8.788 tỷ đồng; : SVTH: Hồ Thị Kiều Lan 23 MSSV: 0854030135

Khóa luận tốt nghiệp - Hai hình vuông đỏ lồng vào nhau tạo thế vững chắc, ổn định, thể hiện cam kết cho sự hợp tác bề vững và có lợi nhất cho khách hàng, đối tác và nhân viên ngân hàng.

- Hai hình vuông đỏ có tám cạnh mang triết lý phương Đông sâu sắc, tượng trưng

cho sự may mắn, phát tài, phát lộc, điều mà Ngân hàng muốn mang lại cho khách hàng và cho chính mình.

- Hai hình vuông lồng vào nhau sinh ra một hình vuông nhỏ ở giữa nói lên sự phát

triển liên tục của Ngân hàng, mong muốn tạo ra ngày càng nhiều giá trị vật chất và

tinh thần mới cho xã hội, kết hợp hài hòa ba lợi ích: lợi ích cá

nhân, lợi ích tập thể và lợi ích cộng đồng.

- Màu đỏ của hai hình vuông lớn nói lên sự nhiệt thành, tận tụy, màu trắng ở giữa

tượng trưng cho cái tâm trong sáng, tính minh bạch, đó là điều quan trọng tạo nên

phong cách phục vụ và văn hóa kinh doanh mà TCB muốn xây dựng.

- Ý tưởng kết hợp giữa màu đen và màu đỏ nhiệt huyết, những hình khối chắc khỏe

và kiểu chữ hiện đại là hình ảnh mới của TCB, khẳng định những định hướng giá trị

tích cực mà một định chế tài chính vững mạnh cần phải có và mang đến khi sát cánh

bên khách hàng trong mỗi dự định và thành công. Sau hơn 18 năm hoạt động, trãi qua nhiều cuộc khủng hoảng tài chính và trong

bối cảnh ngày càng khó khăn của nền kinh tế, TCB vẫn đứng vững và tiếp tục phát

triển. Với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, được chia thành 4000 cổ phiếu có

mệnh giá 5 triệu đồng. Cổ đông lớn nhất của ngân hàng là hãng Hàng không Việt

Nam với tổng số vốn góp là 6 tỷ đồng, các cổ đông chính khác như Tổng công ty

Da giày, Tổng công ty Dệt may… và một số cá nhân. Hiện nay, TCB đã có vốn điều

lệ lên con số ấn tượng khoảng 8.788 tỷ đồng. TCB ngày càng trở nên quen thuộc với công chúng và các khách hàng hoạt động

trên nhiều lĩnh vực khác nhau như kỹ thuật, thương mại, dịch vụ…Đặt biệt, TCB đã

thiết lập được quan hệ vững chắc với những đối tác vững chắc, những tổ chức tài

chính- tín dụng lớn trong nước và quốc tế như chọn HSBC làm cổ đông chiến lược

với 20% cổ phần, tập đoàn Masan Foot…

S V T H: H ồ T hị Ki ều L an 24 MSSV: 085403013 5

Khóa luận tốt nghiệp Mạng lưới hoạt động của TCB gồm Hội sở chính đặt tại 70-72 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đến cuối năm 2010 có 277 chi nhánh và phòng giao dịch trải dài trên 64 tỉnh thành của đất nước.

Là một ngân hàng thương mại đô thị đa năng, TCB cung ứng phong phú và đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống cũng như các dịch vụ mới với

công nghệ hiện đại. Qua năm tháng phát triển, cùng với sự tăng lên liên tục của vốn điều lệ là sự tăng lên của tổng số chi nhánh, phòng giao dịch và hội sở chính. TCB không những vững mạnh về tài chính mà còn luôn bám sát mở rộng thị

trường và tăng cường lực lượng cán bộ công nhân viên.

Kể từ khi thành lập đến nay, TCB đã lớn mạnh, tạo dựng uy tín và hình ảnh đẹp

trong lòng mỗi khách hàng. Các sản phẩm và dịch vụ vô cùng đa dạng với công

nghệ hiện đại và chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao, chiều lòng cả

những khách hàng khó tính nhất.

Với tầm nhìn trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt

Nam vào năm 2014, TCB đặt ra ba sứ mệnh:

- Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng

nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng; và dựa trên

cơ sở xem khách hàng là trọng tâm.

- Xây dựng cho CBNV một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội phát

triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.

- Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai

một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh, song song với việc áp dụng các

thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Một số thành tựu đạt được :

2006: -Nhận giải thưởng về Thanh toán quốc tế từ The Bank of NewYorks,

Citibank, Wachovia;

-Nhận giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt 2006” do Hội Doanh nghiệp trẻ trao

tặng; SVTH: Hồ Thị Kiều Lan

Khóa luận tốt nghiệp -Tháng 5/2006:Nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao tặng; -Tháng 8/2006:Là NHTMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG TECHCOMBANK PGD 32 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w