Quy trình cho vay và kỹ thuật phân tích tín dụng tiêu dùng trực tiếp

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG TECHCOMBANK PGD 32 (Trang 42)

V. Kết cấu của đề tài

1.2.4 Quy trình cho vay và kỹ thuật phân tích tín dụng tiêu dùng trực tiếp

vay và kỹ thuật phân tích tín dụng tiêu dùng trực tiếp: 1.2.4.1 Quy trình cho vay: Quy trình thực hiện một khoản CVTD cũng

giống như những khoản vay thông

thường khác của NH nhưng do CVTD liên quan đến một khối lượng KH lớn, mỗi

món vay thường nhỏ lẻ nên NH phải có những phương pháp thẩm định khác nhau

đối với từng nhóm KH. Quy trình bao gồm 3 bước sau:

- Thủ tục xin vay

- Trình tự xét duyệt cho vay - Theo dõi nợ và thu nợ

a. Thủ tục xin vay:

Đối với CVTD thường thì KH phải thực hiện nhiều quy định hơn so với các

hình thức cho vay khác, các NH cũng áp dụng những thủ tục cụ thể riêng đối với

từng hình thức vay. Do vậy, để được vay thì người đi vay phải thỏa mãn được các

yêu cầu của NH, sao cho các NH nắm được các thông tin theo đúng những tiêu

chuẩn nhất định. Thường thì các thủ tục vay gồm : - Những tài liệu liên quan đến bản thân của người đi vay như: CMND, hộ khẩu,

quốc tịch, nơi cư trú,…ngoài ra còn phải liệt kê một số thông tin nghề nghiệp, thu

nhập, tình trạng gia đình, trình độ học vấn,… - Những tài liệu thuyết minh khoản vay như: mức vốn tự có, nhu cầu chi phí,…

- Hồ sơ đảm bảo khoản vay: tài liệu về tài sản thế chấp, vật cầm cố, bảo lãnh bên

thứ ba,…

- Giấy đề nghị vay vốn: KH sẽ làm đơn này để yêu cầu được vay tiền và phải ghi rõ

đầy đủ mục đích vay, thời hạn vay, thời hạn hoàn trả gốc và lãi.

SVTH: Hồ Thị Kiều Lan

Khóa luận tốt nghiệp b. Trình tự xét duyệt

cho vay:

Sau khi hướng dẫn KH các thủ tục cần thiết, cán bộ tín dụng thẩm định các điều kiện cho vay và gửi hồ sơ cùng báo cáo thẩm định tới trưởng phòng tín dụng phê duyệt. Nếu những thủ tục của người đi vay được chấp nhận thì NH sẽ tiến hành lập hợp đồng tín dụng và giải ngân.

Những điểm cần xem xét khi cho vay tiêu dùng :

- NH quyết định cho vay thì sẽ xem xét KH có đủ yếu tố pháp lý hay không như: người bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay người đang trong thời gian chấp hành án

thì không được phép vay NH trừ khi tòa án ban lệnh phục hồi; người bị bệnh tâm thần thì không được

vay do không đủ tư cách pháp nhân.

- Phải đảm bảo rằng khách hàng vay vốn có ý thức và trách nhiệm hoàn trả đầy đủ

và đúng hạn các khoản nợ. Người đi vay phải có thu nhập và tài sản có giá trị đủ

đảm bảo khả năng thanh toán.

- Thu thập thông tin về khách hàng như:

 Mức thu nhập: ưu tiên cho khách hàng có thu nhập ổn định từ tiền lương (liên hệ

trực tiếp đến công ty nơi khách hàng làm việc và thông qua số sổ bảo hiểm xã hội

ghi trên đơn xin vay). Độ dài của thời gian làm việc cũng rất quan trọng.

 Số dư tài khoản tiền gửi: phản ánh thu nhập của khách hàng cũng như khả năng

kiểm soát chi tiêu của khách hàng.

 Sự ổn định về việc làm và nơi cư trú: đối với những khoản cho vay lớn, NH

thường hạn chế cho vay đối với những khách hàng mới có việc làm hoặc mới

chuyển việc, chổ ở thay đổi thường xuyên do rủi ro lớn và khó khăn trong việc quản

lý khi khách hàng chuyển chổ ở.

 Hoạt động đảo nợ: việc đảo nợ theo kiểu vay tiền từ người này trả cho người

khác thể hiện sự không trung thực và khả năng thanh toán kém của khách hàng. Vì

vậy, NH thường từ chối cho vay đối với những khách hàng có số dư thẻ tín dụng

tăng nhanh, quy mô các khoản nợ tăng nhanh hơn so với thu nhập.

- Làm rõ mục đích vay vốn ,tình trạng tài chính và sự trung thực của khách hàng.

Nếu khách hàng không có hồ sơ tín dụng hoặc chất lượng tín dụng thấp, NH yêu

SVTH: Hồ Thị Kiều Lan

Khóa luận tốt nghiệp cầu phải có người đứng ra bảo lãnh về việc hoàn trả khoản vay, nếu người đi vay không thanh toán cho khoản nợ thì người đứng ra bảo lãnh có trách nhiệm thanh toán. Tuy nhiên, nhiều NH xem việc có đảm bảo bằng bảo lãnh của người thứ ba là một bảo đảm về tâm lý hơn là một nguồn đảm bảo thật sự. Như vậy, người đi vay sẽ có trách nhiệm hơn đối với khoản vay vì uy tín của người bảo lãnh.

c. Theo dõi nợ và thu nợ:

Việc theo dõi nợ mang lại cho NH hàng loạt các thông số cần thiết nhằm xử lý

kịp thời với từng tình huống xảy ra.

Khi đến hạn, NH tiến hành thu nợ cả gốc và lãi.Nếu người đi vay

không có khả

năng trả nợ thì NH có thể gia hạn cho KH một khoản thời gian nhất định mà NH và

KH cùng thỏa thuận. Nếu khách hàng cố tình lừa dối hay không thể trả nợ thì ngân

hàng phải áp dụng các chính sách như: thông báo nợ đến hạn đến công ty nơi người

đi vay đang làm việc, thanh lý tài sản đảm bảo, phong tỏa tài khoản tiền gửi,…

1.2.4.2 Kỹ thuật phân tích tín dụng tiêu dùng trực tiếp: tiếp:

- Phương pháp hệ thống điểm số: hệ thống điểm số là một tập hợp các tiêu thức

khác nhau liên quan đến từng khách hàng vay tiêu dùng. Mỗi tiêu thức có một điểm

số khác nhau tùy theo tầm quan trọng của nó trong hệ thống các tiêu thức và dựa

trên cơ sở các kết quả thống kê trong quá khứ. Trong hệ thống điểm số các yếu tố

thường được xem xét bao gồm: thời gian làm việc hiện tại, tình trạng gia đình, độ

tuổi, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, số lượng người sống phụ thuộc, lịch sử quan hệ

với NH.

NH sẽ xây dựng mức cho vay ứng với từng ngưỡng điểm.

+ Nhược điểm của phương pháp này:

Thông tin người đi vay là thông tin trong quá khứ không phản ánh chính xác khả

năng trả nợ của người đi vay ở hiện tại và tương lai. Thông tin được dùng trong hệ thống điểm số là các thông tin thống kê về những

người đã được NH chấp nhận cho vay mà thôi. Phương pháp này dựa trên số đông nên có thể bỏ qua những khách hàng có hoàn

cảnh cá biệt.

SVTH: Hồ Thị Kiều Lan

17 MSSV:

Khóa luận tốt nghiệp => Nên dùng chung với phương pháp phán đoán để có kết quả tốt hơn. - Phương pháp phán đoán: là quá trình NH tiến hành phân tích, đánh giá tất cả các thông tin định tính và định lượng về khách hàng nhằm có được khoản vay có chất lượng, giảm rủi ro cho NH.

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đánh giá hiệu quả hoạt động CVTD: 1.3.1 Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản TD mà NH cho KH vay trong khoản thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi. Đây là chỉ tiêu thể hiện quy mô hoạt động CVTD của NH.

1.3.2 Doanh số thu nợ : thu nợ :

ánh toàn bộ các khoản nợ mà NH đã thu về được khi đáo hạn

vào một thời điểm nhất định, không phân biệt thời điểm cho vay.

Trong đó :

Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ =---

Doanh số cho vay Hệ số này cho thấy từ 1 đồng kinh doanh NH sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng

vốn trong 1 thời kỳ nhất định. Hệ số này càng cao thì càng có lợi cho NH.

1.3.3 Dư nợ cho vay :

Là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tại mọi thời điểm xác định mà hiện tại

NH chưa thu hồi .

1.3.4 Nợ quá hạn :

Là khoản nợ mà đến hạn trả KH chưa trả hoặc không trả cho NH. Khi đó, NH sẽ

chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ nhóm 2 để quản lý. Ta có , Nợ nhóm 2 Tỷ lệ nợ quá hạn = --- Tổng dư nợ SVTH: Hồ Thị Kiều Lan 18 MSSV: 0854030135

Khóa luận tốt nghiệp Nợ quá hạn có thể do các

nguyên nhân chủ quan của người đi vay, do các nguyên nhân khách quan hoặc do không xác định được thời hạn vay, phương thức hoàn trả một cách hợp lý cũng như một số yếu tố trong hợp đồng. Đây là khoản nợ không mong muốn của NH vì thế các NH luôn cố gắng làm giảm tỷ lệ này đến mức thấp nhất có thể. 1.3.5 Nợ xấu: Là khoản nợ đã quá hạn mà khách hàng chưa trả hay không có khả năng thanh toán. Khi đó, tùy theo thời gian trễ hạn mà ngân hàng sẽ chuyển từ nợ nhóm 2 sang nợ nhóm 3,4,5 để quản lý. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì càng ảnh hưởng không

tốt đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nợ nhóm 3,4,5 Tỷ lệ nợ xấu =--- Tổng dư nợ 1.3.6 Vòng quay vốn tín dụng:

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của NH, phản ánh số

vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng

càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt

hiệu quả cao.

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng (lần) =

---

Dư nợ cho vay bình quân

1.3.7 Lợi nhuận:

Lợi nhuận từ cho vay Hiệu quả cho vay =

---

Tổng dư nợ Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi hay số tiền lãi thu được từ 1 đồng

cho vay.

SVTH: Hồ Thị Kiều Lan

Khóa luận tốt nghiệp 1.4 Các nhân tố ảnh

hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng:

1.4.1 Nhân tố chủ quan: quan:

1.4.1.1 Từ phía NH : NH :

- Lãi suất cho vay: đây là yếu tố làm thu hút KH, làm tăng doanh số cho vay, làm

cho NH có vốn luân chuyển thường

xuyên, có vốn để kinh doanh. Vì nếu lãi suất của NH nào cao thì khả năng thu hút KH đến vay vốn sẽ thấp hơn những NH có mức lãi suất thấp. Lãi suất cũng thay đổi so với mức rủi ro tín dụng trên hàng loạt các yếu tố như số tiền cho vay, thời hạn, chi phí giám sát thực hiện, giám sát khoản vay và số dư tiền gửi của người vay. Thế nên, lãi suất là yếu tố tác động rất lớn đối với mỗi khoản vay

nói chung và CVTD nói riêng. Nếu NH áp dụng mức lãi suất

quá cao thì sẽ làm cho nhu cầu vay của cá nhân hoặc hộ gia đình giảm đi, họ sẽ

không dám vay một khoản tiền quá lớn cũng như kéo dài thời gian vay quá lâu và

nếu không thực sự cần thiết thì họ sẽ không vay. Vậy nên việc NH tăng hoặc giảm

lãi suất cho vay sẽ có tác động không nhỏ đến nhu cầu vay vốn của KH.

- Chính sách tín dụng: mỗi NH đều có chính sách cho vay riêng phù hợp với cơ

chế của NH dựa trên những chính sách tín dụng do NHNN ban hành. Đây là văn

bản thể hiện đường lối, chiến lược cụ thể của mỗi NH trong việc tiến hành các giao

dịch và chiến lược cho vay ở từng thời kỳ.

Nếu NH có chính sách tín dụng mở rộng, các hoạt động của NH nên tập trung

vào việc tăng trưởng dư nợ cho vay. Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý đến chất lượng

của hoạt động tín dụng.

Nếu NH có chính sách tín dụng trọng tâm, trọng điểm, các NH sẽ tập trung vào

các đối tượng khách hàng mà mình đã lựa chọn. - Nhân sự: những cán bộ thực hiện việc thẩm định, đánh giá hồ sơ vay phải được

đào tạo chuyên môn và có kinh nghiệm để có thể đưa ra quyết định chính xác về

việc cho vay, hạn chế rủi ro cho NH.

Sự thành công hay thất bại của một tổ chức kinh doanh ngoài yếu tố vật chất,

yếu tố vốn thì nhân tố con người đóng vai trò rất quan trọng. Để đẩy mạnh hoạt

động của mình các NH cần có một chiến lược đào tạo con người lâu dài, có chế độ

SVTH: Hồ Thị Kiều Lan

20 MSSV:

Khóa luận tốt nghiệp đãi ngộ phù hợp để giữ chân cũng như thu hút những người tài giỏi. Đây chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển .

- Công tác thẩm định: quá trình thẩm định đối với KH vay tiêu dùng gặp nhiều khó

khăn do các thông tin về KH có thể không đầy đủ thậm chí không chính xác, không rõ ràng, bên cạnh đó nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay (thu nhập) có thể biến động lớn do nguyên nhân chủ quan (ốm, đau, bệnh tật, chết,…) lúc đó thì việc trả nợ phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của KH.

Vì những khó khăn trên mà thời gian thẩm định thường kéo dài khiến KH không

mặn mà lắm với cho vay tiêu dùng. NH

nên thực hiện khâu này một cách nhanh

chóng nhưng vẫn đảm bảo chính xác không gây phiền hà cho KH sẽ tạo được ấn

tượng tốt và dể dàng lôi kéo được KH tiềm năng.

1.4.1.2 Từ phía khách hàng:

- Khả năng tài chính: đây là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá rủi ro

của NH. Khách hàng có thu nhập cao, tính chất công việc ổn định thì việc thanh

toán nợ cho NH ít bị ảnh hưởng bởi những nhu cầu chi tiêu khác do đó khoản vay ít

rủi ro.

- Tài sản đảm bảo: đây là cơ sở để phòng ngừa rủi ro tốt nhất. Các khoản vay có

tài sản đảm bảo là những khoản vay an toàn đối với NH vì khi KH không còn khả

năng trả nợ thì NH sẽ phát mãi tài sản và thu hồi vốn vay. Hầu hết các NH tiến hành

cho vay tiêu dùng khi KH có tài sản đảm bảo. - Bên cạnh đó, đạo đức của KH: là một yếu tố tiên quyết vì nó thể hiện thiện chí

trả nợ của KH. Vì ngay cả khi KH có thu nhập cao và có tài sản đảm bảo mà không

có ý định trả nợ thì việc thu nợ của NH cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

1.4.2 Nhân tố khách quan :

- Môi trường pháp lý: luật pháp chính là công cụ quản lý của Nhà nước, chi phối

mọi hoạt động xã hội, đặc biệt là hệ thống NH kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ thì

sự giám sát của Nhà nước là rất quan trọng và cần thiết, họ phải tuân thủ theo các

quy định của NH Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các quy định

khác.

SVTH: Hồ Thị Kiều Lan

Khóa luận tốt nghiệp Khi có sự thay đổi chính sách hay là các quy định không rõ ràng, chặt chẽ có nhiều kẽ hở thì sẽ gây khó khăn cho NH trong các hoạt động kinh doanh cũng như cho vay, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NH.

Trái lại, môi trường pháp lý ổn định, các văn bản pháp luật đầy đủ đồng bộ thúc

đẩy sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Điều này sẽ giúp tăng quy mô hoạt động của NH.

- Môi trường kinh tế: một quốc gia có nền kinh tế ổn định thì đời sống của người

dân cũng sẽ được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng tăng thì cho vay tiêu dùng sẽ được phát triển với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập

bình quân đầu người

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG TECHCOMBANK PGD 32 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w