Phân tích nhân tố khẳng định (CFA – Confirmatory Factor Analysis)

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến sự hài LÒNG của NGƯỜI sử DỤNG đối với DỊCH vụ CUNG cấp THÔNG TIN THỐNG kê TRÊN địa bàn TỈNH hậu GIANG (Trang 44)

VI. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.4.1 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA – Confirmatory Factor Analysis)

Phân tích CFA là bước tiếp theo của EFA nhằm kiểm định xem có một mô hình lý thuyết có trước làm nền tảng cho một tập hợp các quan sát không. Phân tích CFA khẳng định mô hình đo lường đang nghiên cứu có đạt được sự phù hợp với dữ liệu thị trường không? Các thang đo có đạt được yêu cầu của một thang đo tốt không?10

Mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường được đo lường bằng các đại lượng: Chi-bình phương (CMIN); Chi-bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); Chỉ số thích hợp so sánh (CFI - Comparative Fit Index); Chỉ số Tucker & Lewis (TLI - Tucker & Lewis Index); Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation). Mô hình được xem là thích hợp đối với dữ liệu thị trường khi kiểm định Chi-bình phương có P-value lớn hơn 0,05. Nếu một mô hình nhận được các giá trị GFI, TLI, CFI đều lớn hơn hoặc bằng 0,9 (Bentler & Bonett, 1980); CMIN/df bé hơn hoặc bằng 2, một số trường hợp CMIN/df có thể bé hơn hoặc bằng 3 (Carmines & McIver, 1981); chỉ số RMSEA bé hơn hoặc bằng 0,08 được xem là rất tốt (Steiger, 1990); thì mô hình được xem là thích hợp đối với dữ liệu thị trường.22 Các đánh giá cần thực hiện trong phân tích CFA:

(1) Độ tin cậy tổng hợp của thang đo được đánh giá qua 03 chỉ tiêu: (a) Hệ số tin cậy tổng hợp ρc (composite reliability) (Joreskog, 1971), (b) Tổng phương sai trích được ρvc (variance extracted) (Fornell & Larcker, 1981) và (c) Hệ số Cronbach’s Alpha. Chỉ tiêu ρc và ρvc phải đạt giá trị từ 0,5 trở lên;22

(2) Phương sai trích (Variance Extracted) của mỗi khái niệm phải đạt từ 0,5 trở lên (Hair, 1998) vì phương sai trích cũng là một chỉ tiêu đo lường độ tin cậy. Nó phản ánh lượng biến thiên chung của các biến quan sát được tính toán bởi biến tiềm ẩn;22

(3) Tính đơn hướng/ đơn nguyên (unidimensionality): khi mô hình đạt mức độ phù hợp với dữ liệu thị trường cũng thỏa mãn điều kiện cần và đủ để đạt tính đơn hướng/đơn nguyên;22

(4) Giá trị hội tụ (Convergent validity): mô hình đạt giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa đều đạt giá trị từ 0,5 trở lên (Gerbring & Anderson, 1988) và có ý nghĩa thống kê (P <0,05).22

3.4.2 Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM - Structural Equation Modeling)

Mô hình SEM được sử dụng để ước lượng các mô hình đo lường (Mesurement Model) và mô hình cấu trúc (Structure Model) của bài toán lý thuyết đa biến. Mô hình đo lường chỉ rõ quan hệ giữa các biến tiềm ẩn (Latent variables) và các biến quan sát (Observed variables). Nó cung cấp thông tin về thuộc tính đo lường của biến quan sát (độ tin cậy, độ giá trị). Mô hình cấu trúc chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn với nhau. Các mối quan hệ này có thể mô tả những dự báo mang tính lý thuyết mà các nhà nghiên cứu quan tâm.[10,22]

Mô hình SEM phối hợp được tất cả các kỹ thuật như hồi quy đa biến, phân tích nhân tố và phân tích mối quan hệ hỗ tương (giữa các phần tử trong sơ đồ mạng) để cho phép chúng ta kiểm tra mối quan hệ phức hợp trong mô hình. Khác với những kỹ thuật thống kê khác chỉ cho phép ước lượng mối quan hệ riêng phần của từng cặp nhân tố (phần tử) trong mô hình cổ điển (mô hình đo lường), SEM cho phép ước lượng đồng thời các phần tử trong tổng thể mô hình, ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm tiềm ẩn (Latent Constructs) qua các chỉ số kết hợp cả đo lường và cấu trúc của mô hình lý thuyết, đo các mối quan hệ ổn định (recursive) và không ổn định (non- recursive), đo các ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp, kể cả sai số đo và tương quan phần dư. Với kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình SEM cho phép linh động tìm kiếm mô hình phù hợp nhất trong các mô hình đề nghị.10

Các đại lượng cần xác định trong phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM: (1) Mức độ phù hợp chung của mô hình lý thuyết: Chi-square/df <2; GFI, TLI, CFI từ 0,9 trở lên và chỉ số RMSEA <0,08;

(2) Các nhân tố phải có ý nghĩa thống kê (P-value < 0,05);

(3) Các trọng số (Estimate) chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa phản ánh mức độ tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng.

3.4.3 Kiểm định Bootstrap

Phương pháp bootstrap được sử dụng để ước lượng lại các tham số của mô hình nghiên cứu đã được ước lượng bằng phương pháp Maximum Likelihood, [1,10,22] với cỡ mẫu lặp lại có thay thế n = 500. Đại lượng độ chệch (xuất hiện ít và có giá trị nhỏ) và không có ý nghĩa thống kê cho phép khẳng định độ tin cậy của các ước lượng trong mô hình nghiên cứu. Từ đó, giải quyết mục tiêu thứ (4) là xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ thông tin thống kê.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu từ quá trình thu thập thông tin ban đầu đến khâu kiểm định độ tin cậy của thang đo lường, và kết quả xây dựng mô hình lý thuyết về cung cấp dịch vụ thông tin thống kê. Nội dung chương 4 gồm có 02 phần chính: (1) tình hình thu thập thông tin sơ cấp, và (2) kết quả nghiên cứu chính thức.

4.1.TÌNH HÌNH THU THẬP THÔNG TIN SƠ CẤP 4.1.1 Tình hình thu thập thông tin sơ cấp 4.1.1 Tình hình thu thập thông tin sơ cấp

Để có cơ sở phân tích các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ thông tin thống kê trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin theo phương pháp phân tầng – ngẫu nhiên trong quá trình chọn mẫu. Khách thể sử dụng thông tin thống kê được phân thành từng nhóm đối tượng theo tiêu thức ngành nghề/hoạt động chủ yếu mà cá nhân đang tham gia (phân tầng thành 4 nhóm lớn, đó là: nhóm sản xuất kinh doanh, có cơ cấu từ 35% – 40%; nhóm nghiên cứu, có cơ cấu từ 35% – 40%; nhóm lãnh đạo, có cơ cấu từ 25% – 30%; và nhóm hoạt động trong lĩnh vực thông tin đại chúng chiếm phần cơ cấu còn lại). Trong từng nhóm ngành nghề/hoạt động chính, các đối tượng tham gia phỏng vấn được chọn ngẫu nhiên (với điều kiện người đó đã/đang sử dụng thông tin thống kê do ngành Thống kê cung cấp). Số lượng mẫu cụ thể được thể hiện qua bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1 Số lượng mẫu phân theo đối tượng tham gia phỏng vấn

TT Đối tượng sử dụng dịch vụ thống kê Số mẫu Cơ cấu mẫu (%)

1 Nhóm sản xuất, kinh doanh 123 35,96

1.1 Chủ doanh nghiệp/Nhà đầu tư 46 13,45

1.2 Lãnh đạo cấp bộ phận trong DN 21 6,14

1.3 Nhân viên doanh nghiệp 48 14,04

1.4 Chủ đầu tư các dự án/quy hoạch - -

1.5 Nhân viên làm dự án/quy hoạch 8 2,34

2 Nhóm nghiên cứu 129 37,72

2.1 Luật sư/Nhà tư vấn pháp lý - -

2.2 Nhà nghiên cứu, nhà khoa học 18 5,26

2.3 Giảng viên các trường cao đẳng/trung

2.4 Công chức 35 10,23

2.5 Viên chức 33 9,65

2.6 Cán bộ đoàn thể/hiệp hội 19 5,56

2.7 Sinh viên 18 5,26

3 Nhóm lãnh đạo 88 25,73

3.1 Lãnh đạo các cơ quan Đảng 15 4,39

3.2 Lãnh đạo cơ quan cấp tỉnh 2 0,58

3.3 Lãnh đạo cơ quan cấp huyện 26 7,60

3.4 Lãnh đạo cơ quan cấp xã 23 6,73

3.5 Lãnh đạo cấp phòng/khoa các trường đại

học, cao đẳng 8 2,34

3.6 Lãnh đạo các cơ sở đào tạo nghề 8 2,34

3.7 Lãnh đạo các trường phổ thông 6 1,75

4 Nhóm thông tin đại chúng 2 0,58

4.1 Phóng viên, nhà báo 2 0,58

Tổng số 342 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thu thập thông tin ban đầu của bảng hỏi

4.1.2 Một số phân tích phụ trợ từ cơ sở dữ liệu

4.1.2.1 Giới tính

Trong 342 mẫu điều tra, tỉ lệ giới tính nam chiếm đa số 72,8% (tương ứng 249 mẫu phỏng vấn). Kết quả được trình bày trong bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2: Giới tính của mẫu nghiên cứu

Số mẫu Tỷ lệ (%) % có ý nghĩa Nam 249 72,8 72,8 Giới tính Nữ 93 27,2 27,2 Tổng cộng 342 100,0 100,0 Nguồn: Phụ lục 12 4.1.2.2 Độ tuổi

Trong tổng thể mẫu nghiên cứu, tuổi trung bình của những người tham gia phỏng vấn khá trẻ (gần 33 tuổi). Người nhỏ nhất là 23 tuổi và người cao tuổi nhất là 56 tuổi. Kết quả được trình bày trong bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3: Độ tuổi của mẫu nghiên cứu

Mẫu Nhỏ nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Tuổi 342 23 56 32,88 6,341

4.1.2.3 Nghề nghiệp

Tổng thể mẫu nghiên cứu được phân thành 4 nhóm nghề nghiệp, đại diện cho các ngành nghề của những người tham gia phỏng vấn. Kết quả cho thấy: có 2 nhóm ngành nghề chiếm chủ yếu là nhóm người hoạt động nghiên cứu, giảng dạy (chiếm gần 38%) và những người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (chiếm xấp xỉ 36%). Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 4.4 sau đây:

Bảng 4.4: Mẫu nghiên cứu chia theo ngành nghề

Nhóm Số lượng %

Sản xuất kinh doanh 123 35,96

Thông tin đại chúng 2 0,58

Lãnh đạo 88 25,73

Nghiên cứu 129 37,72

Tổng số 342 100,00

4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC

4.2.1 Phân tích thang đo lường các thành phần tác động

Như đã trình bày ở chương 3, phép kiểm định Cronbach Alpha cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu, tức là loại bỏ những biến quan sát (mục hỏi) làm giảm sự tương quan giữa các mục hỏi.[1,10,22]

Nhóm các biến quan sát tác động đến sự hài lòng của khách hàng bao gồm 37 biến. Thành phần sự tin cậy được đo bằng 7 biến quan sát (từ biến TC1 đến biến TC7). Thành phần năng lực đáp ứng được đo bằng 7 biến quan sát (từ biến DU1 đến biến DU7). Thành phần sự đảm bảo được đo bằng 7 biến quan sát (từ biến DB1 đến biến DB7). Thành phần sự cảm thông được đo bằng 5 biến quan sát (từ biến CT1 đến biến CT5). Thành phần phương tiện hữu hình được đo bằng 6 biến quan sát (từ biến PT1 đến biến PT6). Và thành phần chi phí dịch vụ được đo bằng 5 biến quan sát (từ biến CP1 đến biến CP5).

Qua phân tích Cronbach Alpha, nếu biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng < 0,3 sẽ bị loại khỏi phân tích EFA. Mỗi thành phần các khái niệm nghiên cứu (yếu tố ảnh hưởng) phải có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6; đồng thời Alpha nếu loại mục hỏi (biến quan sát) phải có giá trị của từng biến nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha.

Kết quả phân tích Cronbach Alpha của các thành phần thang đo các biến quan sát tác động đến sự hài lòng được trình bày trong bảng 4.5 như sau:

Bảng 4.5: Kết quả phân tích thành phần thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng

Biến quan sát hiệu biến Tương quan biến – tổng Alpha nếu loại biến này Sự tin cậy (Cronbach’s Alpha = 0,788)

Thông tin thống kê do dịch vụ cung cấp cần

mang tính khách quan TC1 0,679 0,728

Thông tin thống kê do dịch vụ cung cấp cần

mang tính đồng bộ TC2 0,472 0,769

Thông tin thống kê do dịch vụ cung cấp cần

mang tính đầy đủ TC3 0,504 0,763

Thông tin thống kê do dịch vụ cung cấp cần

mang tính kịp thời TC4 0,506 0,762

Thông tin thống kê do dịch vụ cung cấp cần

mang tính hợp pháp TC5 0,457 0,771

Thông tin thống kê đến tay người sử dụng cần

được an toàn TC6 0,513 0,761

Thông tin thống kê do dịch vụ cung cấp cần

mang tính phổ biến TC7 0,474 0,768

Năng lực đáp ứng (Cronbach’s Alpha = 0,735)

Nhân viên sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của

khách hàng DU1 0,463 0,700

Nhân viên luôn có mặt khi khách hàng yêu cầu DU2 0,353 0,724 Kiến thức chuyên môn của nhân viên tốt DU3 0,428 0,708 Nhân viên luôn lịch sự, có thái độ đúng mực DU4 0,468 0,698 Chất lượng thông tin đúng theo yêu cầu của

khách hàng DU5 0,491 0,692

Thông tin được cung cấp mọi lúc theo yêu cầu

của người sử dụng DU6 0,491 0,693

Thông tin được cung cấp tận nơi yêu cầu của

người sử dụng DU7 0,432 0,707

Sự đảm bảo (Cronbach’s Alpha = 0,778)

Nhân viên luôn nhiệt tình hướng dẫn cách sử

Nhân viên luôn chịu trách nhiệm về thông tin

thống kê đã cung cấp cho người sử dụng DB2 0,458 0,758 Cung cấp thông tin thống kê trong nhiều lĩnh

vực kinh tế, xã hội DB3 0,498 0,751

Đảm bảo sự công bằng đối với mọi khách hàng DB4 0,528 0,745 Hình thức cung cấp thông tin thống kê đa dạng

(bản tin, ấn phẩm, trang web, đĩa…) DB5 0,586 0,732 Bảo đảm đúng hẹn với khách hàng DB6 0,584 0,733 Sự trải nghiệm của nhân viên tạo sự yên tâm

cho khách hàng DB7 0,354 0,776

Sự cảm thông (Cronbach’s Alpha = 0,887)

Nhân viên luôn sẵn lòng chia sẻ khó khăn với

người sử dụng CT1 0,679 0,874

Nhân viên luôn quan tâm đến mọi nhu cầu của

người sử dụng CT2 0,781 0,849

Nhân viên luôn lắng nghe ý kiến của người sử

dụng CT3 0,789 0,848

Nhân viên luôn thân thiện với khách hàng CT4 0,760 0,855 Nhân viên luôn chủ động cùng với khách hàng

tháo gỡ khó khăn, vướng mắc CT5 0,630 0,884

Phương tiện hữu hình (Cronbach’sAlpha=0,687)

Bố trí nơi tiếp khách thoáng mát, tiện lợi PT1 0,388 0,656

Trang thiết bị hiện đại PT2 0,480 0,624

Niêm yết quy trình kèm theo đơn giá cung cấp

dịch vụ cụ thể, đơn giản, dễ hiểu PT3 0,483 0,623 Trang phục nhân viên gọn gàng, trang nhã PT4 0,429 0,642 Vị trí của cơ quan thuận tiện cho việc liên hệ

của người sử dụng PT5 0,376 0,660

Mạng lưới cung cấp thông tin thống kê phủ

rộng đến tuyến huyện PT6 0,341 0,670

Chi phí dịch vụ (Cronbach’s Alpha = 0,953)

Người sử dụng được quyền thỏa thuận chi phí

dịch vụ cung cấp thông tin thống kê CP1 0,877 0,941 Hình thức thanh toán linh hoạt (chuyển khoản,

tiền mặt, thẻ tín dụng,…) CP2 0,898 0,938

Không tính thêm chi phí cho người sử dụng khi

Chi phí cung cấp dịch vụ đúng theo quy định tài

chính hiện hành CP4 0,883 0,940

Có cam kết đền bù thiệt hại cho khách hàng khi

thông tin cung cấp kém chất lượng CP5 0,810 0,953

Nguồn: Phụ lục 4a

Với kết quả Cronbach Alpha của thành phần thang đo lường ở Bảng 4.5 cho thấy với thang đo lường chi phí dịch vụ có hệ số Cronbach’s Alpha quá cao (0,953 > 0,95) vì có thể các biến đo lường hầu như là một (Bagozzi & Edwards, De Vellis, 1991),1 hoặc có khả năng xuất hiện biến thừa (Redundant Items) ở trong thang đo, khi đó các biến thừa nên được loại bỏ.22

Tiến hành bằng cách lần lượt rút từng biến quan sát ra khỏi thang đo (trong khi vẫn giữ 4 biến còn lại trong kiểm định).

Kết quả phân tích Cronbach Alpha (lần cuối) đối với thành phần thang đo chi phí dịch vụ được thể hiện ở Bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6: Kết quả phân tích thành phần thang đo chi phí dịch vụ (lần cuối)

Biến quan sát hiệu biến Tương quan biến – tổng Alpha nếu loại biến này Chi phí dịch vụ (Cronbach’s Alpha = 0,938)

Có cam kết đền bù thiệt hại cho khách hàng khi

thông tin cung cấp kém chất lượng CP5 0,824 0,928 Người sử dụng được quyền thỏa thuận chi phí

dịch vụ cung cấp thông tin thống kê CP1 0,855 0,918 Chi phí cung cấp dịch vụ đúng theo quy định tài

chính hiện hành CP4 0,877 0,911

Không tính thêm chi phí cho người sử dụng khi

sửa chữa những thông tin có sai sót CP3 0,856 0,918

Nguồn: Phụ lục 4b

Kết quả kiểm định Cronbach Alpha của các thành phần thang đo các yếu tố tác động ở bảng 4.5 và bảng 4.6 cho phép ta có nhận xét như sau:

- Thành phần thang đo sự tin cậy, bao gồm 7 biến quan sát (từ TC1 đến TC7), có hệ số Cronbach’s Alpha khá tốt, bằng 0,788 (> 0,6). Mặt khác, hệ số tương quan giữa biến - tổng của các biến quan sát đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (> 0,3). Hệ số

Cronbach’s Alpha nếu loại biến quan sát đều đạt (bé hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo). Do đó các biến đo lường này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo;

- Thành phần năng lực đáp ứng được đo lường bằng 7 biến quan sát (từ DU1 đến DU7), có hệ số Cronbach Alpha là 0,735 đạt tiêu chuẩn cho phép. Các hệ số tương quan giữa biến - tổng đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (> 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến quan sát đều đạt tiêu chuẩn (bé hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo). Do đó các biến đo lường này cũng được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo;

- Thành phần sự đảm bảo được đo lường bằng 7 biến quan sát (từ DB1 đến DB7), có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,778 (> 0,6). Các hệ số tương quan giữa biến -

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến sự hài LÒNG của NGƯỜI sử DỤNG đối với DỊCH vụ CUNG cấp THÔNG TIN THỐNG kê TRÊN địa bàn TỈNH hậu GIANG (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)