VI. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.3.2 Phép kiểm định Cronbach Alpha
Hệ số α của phép kiểm định Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát,23 hay nói cách khác nó đo lường tính kiên định nội tại xuyên suốt tập hợp các biến quan sát của các câu trả lời.22 Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu, tức là loại bỏ những biến quan sát (mục hỏi) làm giảm sự tương quan giữa các mục hỏi.23 Trong kiểm định Cronbach’s Alpha, các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ ((Nunnally & Burnstein, 1994);[22,23] tiêu chuẩn chọn thang đo khi có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (Nunnally & Burnstein, 1994)[22,23] là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995);[22,23] khi đó thang đo lường được xem là chấp nhận được và thích hợp để đưa vào những bước phân tích tiếp theo. Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu Cronbach’s Alpha đạt từ 0,8 trở lên thì thang đo lường là tốt và mức độ tương quan sẽ càng cao; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Tuy nhiên, nếu Cronbach’s Alpha quá cao (> 0,95) thì thang đo lường đó cũng không tốt vì các biến đo lường hầu như là một (Bagozzi & Edwards, De Vellis, 1991)22 hoặc có khả năng xuất hiện biến thừa (Redundant Items) ở trong thang đo, khi đó các biến thừa nên được loại bỏ.23 Phép kiểm định Cronbach Alpha góp phần giải quyết mục tiêu đó là, nghiên cứu xây dựng thang đo lường các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin thống kê trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.