PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế của THÀNH PHỐ vị THANH, TỈNH hậu GIANG (Trang 74 - 116)

Đề tài được thực hiện theo trình tự và phương pháp như sau: 3.1.1 Phương pháp thu thập mẫu

Số liệu thực hiện trong đề tài được thu thập từ số liệu thứ cấp từ của các cơ quan chuyên môn trên địa bàn thành phố Vị Thanh và một số tài liệu khác có liên quan.

Số liệu được thu thập liên tục trong vòng 11 năm, từ năm 2000 đến năm 2010, gồm số liệu về tổng sản phẩm quốc nội của thành phố Vị Thanh (GDP), Vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố và lao động đang làm việc trong 07 ngành thuộc 3 khu vực kinh tế.

- Khu vực I: Nông - lâm nghiệp; Thuỷ sản. - Khu vực II: Công nghiệp; Xây dựng.

- Khu vực III: Thương mại - dịch vụ; Khách sạn - Nhà hàng; Dịch vụ khác. 3.1.2 Phương pháp phân tích mẫu

Thống kê mô tả các biến hồi quy: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích đánh giá thực trạng tăng trưởng và các yếu tố vốn đầu tư, lao động trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Phương pháp này sẽ được thực hành trên số liệu thứ cấp đã được thống kê tính đến thời điểm hiện tại của đối tượng nghiên cứu. Đồng thời dùng phương pháp so sánh, đối chiếu chỉ số tương đối và tuyệt đối để đánh giá.

3.1.2.1 Một số công thức để tính các chỉ tiêu phân tích về tăng trưởng:

* Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên hoàn hàng năm gy (%) (tính theo giá so sánh

1994 và theo giá thực tế qua các năm):

Công thức tính:   100 100 ) 1 ( 1 1 1 x Y Y Y hay x Y Y g n n n n n y      

Trong đó: Y là giá trị GDP qua các năm, gy là tốc độ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trong một giai đoạn gy (%):

Công thức tính: 1 100 0 x t n y Y Y g         

Yn là giá trị GDP ở năm n cần tính đến.

* Chỉ tiêu tỷ trọng từng Khu vực kinh tế trong GDP (chỉ tiêu tính toán cơ cấu kinh tế, ĐVT: %)

Giá trị GDP từng Khu vực Tỷ trọng GDP % từng Khu vực (I, II, III) =

GDP toàn Tỉnh x 100

3.1.2.2 Một số chỉ tiêu phân tích vốn đầu tư:

* Tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn gk (%):

Công thức tính: 100 1    K K g n n k

* Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân trong một giai đoạn (%):

Công thức tính: 1 100 0 x t n k K K g         

Trong đó: K0 là giá trị tổng vốn đầu tư năm đầu thời kỳ, Kn là giá trị tổng vốn đầu tư năm thứ n, t là khoảng thời gian cần xét.

* Hệ số ICOR: Công thức: Y K k   

Trong đó: ∆Y là giá trị tăng lên của GDP hàng năm

∆K là mức tăng lên của vốn sản xuất hay nói cách khác là phần tăng thêm vốn đầu tư bỏ ra trong một năm được tính từ đầu năm đến cuối năm. Thực tế để xác định số này đến cuối mỗi năm rất khó. Nên để cho dễ dàng thì hệ số này sẽ được xem như là chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển trong năm, được hiểu đó là phần tăng lên thêm trong năm. Hệ số ICOR thể hiện hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư. Nếu hệ số ICOR càng thấp thì đầu tư càng hiệu quả thể hiện cho tốc độ tăng trưởng càng cao. Tuy nhiên, khi nền kinh tế càng phát triển thì ICOR cũng sẽ gia tăng.

3.1.2.3 Chỉ tiêu phân tích yếu tố lao động

* Tốc độ tăng trưởng của lao động hàng năm gL (%):

Công thức: 100 1    L L g n n L

Số lao động từng khu vực Tỷ trọng lao động từng Khu vực (I, II, III) =

Tổng số lao động x 100

Số lao động qua đào tạo Tỷ trọng lao động qua đào tạo =

Tổng số lao động x 100

Sử dụng phương pháp phân tích tăng trưởng, dùng hàm sản xuất để phân tích sự tác động của những yếu tố vốn và lao động đối với tăng trưởng kinh tế của thành phố. Vì trong mỗi khu vực kinh tế còn có nghiều ngành nên sẽ kết hợp phân tích hồi quy đa biến và kỹ thuật phân tích biến giả để có thể làm rõ được mục tiêu 2.

Đề tài sẽ thực hiện phân tích số liệu từ năm 2000 đến năm 2010, gồm 7 ngành thuộc trong 3 lĩnh vực.

Khu vực I: Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản Khu vực II: Công nghiệp, xây dựng

Khu vực III: Thương mại, khách sạn nhà hàng, dịch vụ khác.

Với GDP là biến phụ thuộc, K và L lần lượt là những biến độc lập. Áp dụng mô hình Cobb-Douglass hàm hồi quy trong bài nghiên cứu sẽ có dạng:

lnGDP = a0 + αlnK + βlnL + λ1D1 + λ2D2 + λ3D3 + λ4D4 + λ5D5+ λ6D6

Trong đó: λ1, λ2, λ3, λ4, λ5, λ6: lần lượt là những hệ số chặn của những biến giả. 1: Nông – lâm nghiệp

D1 = 0: Các ngành khác 1: Ngành thủy sản D2 = 0: Các ngành khác 1: Ngành công nghiệp D3 = 0: Các ngành khác 1: Ngành xây dựng D4 = 0: Các ngành khác 1: Ngành thương mại D5 = 0: Các ngành khác

1: Khách sạn, nhà hàng D6 =

0: Các ngành khác

* Ước lượng hồi quy:

Kết quả phân tích hồi qui qua phần mềm SPSS cho biết các chỉ số sau

R: Là hệ số tương quan bội, nói lên tính chặt chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (GDP) và biến độc lập (K: vốn đầu tư; L: Lao động).

R2: Hệ số xác định, được định nghĩa như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (GDP) được giải thích bởi các biến độc lập (K, L)

* Kiểm định phương trình hồi quy

Đặt giả thuyết:

- H0: βi = 0, tức là các biến độc lập (K, L,…) không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (GDP).

- H1: βi ≠ 0, tức là các biến độc lập (K, L,…) ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (GDP).

Cơ sở để kiểm định: Kiểm định với độ tin cậy 90%, tương ứng với mức ý nghĩa α = 1 - 0,9 = 0,1 = 10%.

- Bác bỏ giả thuyết H0 khi: P-Value < α - Chấp nhận giả thuyết H0 khi: P-Value ≥ α

* Kiểm định đa cộng tuyến

Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng đa công tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt chẽ giữa các biến độc lập là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm giá trị thống kê của kiểm định ý nghĩa của chúng nên các hệ số có khuynh hướng kém ý nghĩa hơn khi không có đa cộng tuyến trong khi hệ số xác định R2 vẫn khá cao. Trong quá trình phân tích hồi quy bội, đa cộng tuyến được phần mềm SPSS chuẩn đoán bằng tiêu chí Collinnearity diagnotics (chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến) với hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor) của các biến độc lập trong mô hình. Nếu VIF điều nhỏ hơn 5 (VIF < 5) tức là mô hình không có đa cộng tuyến.

Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được ước lượng. Và hệ số R2 đã được điều chỉnh cho biết mô hình hồi quy được ước lượng phù hợp đến mức độ nào.

Từ trên cơ sở kết quả phân tích số liệu kết hợp với kết quả phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế trong các ngành kinh tế, thực trạng tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển kinh tế của địa phương, tác giả đề xuất giải pháp tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố Vị Thanh.

CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

4.1 SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC YẾU TỐ VỐN VÀ LAO ĐỘNG VÀO TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ VỊ THANH

4.1.1 Đóng góp của yếu tố vốn đối với tăng trưởng kinh tế Vị Thanh từ năm 2006 - 2010 2006 - 2010

Tổng vốn của toàn thành phố Vị Thanh tính đến năm 2009 tăng vượt bật trong đó vốn sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng GDP. Trong đó, số lượng vốn đầu tư cho các ngành, lĩnh vực kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển tăng sản lượng của thành phố. Đóng góp của nguồn vốn phân theo từng khu vực kinh tế được thể hiện cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo khu vực kinh tế của Vị Thanh 2006 - 2010. 24,41 21,53 27,96 25,05 20,14 18,62 17,26 17,87 16,93 19,02 56,98 61,21 54,17 58,02 60,85 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 2009 2010 Năm

Khu vực I Khu vực II Khu vực III

` Nguồn: Số liệu từ Phòng thống kê thành phố Vị Thanh

Hình 8: Cơ cấu vốn đầu tư theo khu vực kinh tế của thành phố Vị Thanh giai đoạn 2006 - 2010

- Khu vực I: Vốn đầu tư cho khu vực I năm 2006 là 525.179 triệu đồng chiếm 24,41% tổng nguồn vốn đầu tư, sang năm 2010 tăng trên 970.631 triệu đồng chiếm 20,14%. Riêng năm 2008 vốn đầu tư cho khu vực này chiếm 27,96% tổng nguồn vốn, cao nhất trong giai đoạn 2006 - 2010. Nhìn chung trong giai đoạn này phần lớn đầu tư cho ngành nông nghiệp. Mặc dù chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực I trong nền kinh tế nhưng vẫn chú trọng về mặt chất lượng. Đầu tư chủ yếu phát triển cơ sở hạ tầng trong nông thôn, công tác khuyến nông, phát triển các loại giống cây trồng mang lại năng suất cao.

- Khu vực II: Trong giai đoạn này chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông thủy sản, đây cũng là ngành chủ lực của địa phương. Đồng thời Vị Thanh cũng chú trọng công tác xây dựng, vì giai đoạn này Vị Thanh đang phấn đấu đạt đô thị hóa, nên công tác xây dựng cũng được chú trọng. Đặc biệt là năm 2006 khu vực II chiếm 18,62% tổng nguồn vốn, sang năm 2009 giảm còn 16,93% vì trong thời gian gần đây công tác xây dựng cơ bản gần như hoàn thiện. Mặc dù số lượng vốn trong nền kinh tế còn hạn chế nhưng địa phương vẫn tiếp tục phẩn bổ vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến nhằm tiếp tục phát triển ngành chủ lực này, vì vậy đến năm 2010 nguồn vốn phân bổ cho khu vực này chiếm 19,02% tổng nguồn vốn. Tổng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cá thể vào các ngành công nghiệp xây dựng tăng đều hàng năm.

- Khu vực III: Đây là khu vực được chú trọng nhất và cũng được xem hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tổng nguồn vốn đầu tư khu vực này chiếm 56,98% năm 2006, và tăng lên 58,02% vào năm 2009, và đạt cao nhất vào năm 2007 chiếm 61,21% tổng nguồn vốn. Trong đó, tổng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hộ cá thể vào các ngành thương mại - dịch tăng nhanh trong giai đoạn này (bảng 19). Năm 2010 vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh vào ngành thương mại - dịch vụ tăng 30,80% so với năm 2009, tăng 36,4% so với năm 2008, tăng 57,33% so với năm 2007 và tăng 57,63% so với năm 2006. Thực ra, trong những năm 2006 - 2010 thành phố Vị Thanh tập trung phát triển các dịch vụ thương mại, các siêu thị, nhà hàng khách sạn, và các hoạt động thương mại cũng được đưa vào hoạt động. Đầu tư cho các hoạt động du lịch ngày cũng được quan tâm.

Bảng 19: Tổng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hộ cá thể ở thành phố Vị Thanh giai đoạn 2006 - 2010

Đvt: triệu đồng Chênh lệch năm 2010 so với các năm(%) Khu vực 2006 2007 2008 2009 2010 2006 2007 2008 2009 KV I 52.475 48.012 82.941 83.885 110.729 52,61 56,64 25,10 24,24 KV II 245.834 248.673 391.052 423.573 614.015 59,96 59,50 36,31 31,02 KV III 500.320 503.859 750.975 817.161 1.180.787 57,63 57,33 36,40 30,80 Tổng 798.629 800.544 1.224.968 1.324.619 1.905.531 58,09 57,99 35,72 30,49

Nhìn chung, giai đoạn năm 2006 - 2010 tỷ trọng vốn đầu tư khu vực III chiếm phần lớn trong nguồn vốn so với khu vực I và II. Điều này cho thấy sự hạn chế về việc thu hút đầu tư của khu vực I và II. Chính hạn chế này đã gây khó khăn cho ngành nông nghiệp lẫn công nghiệp. Trong khi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà vốn đầu tư cho ngành công nghiệp thấp việc đầu tư vào máy móc, nâng cao kỹ thuật sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Để thấy rõ được sự đóng góp của vốn đối với tăng trưởng được thể hiện rõ nhất qua tỷ lệ vốn đầu tư/GDP của thành phố Vị Thanh giai đoạn năm 2006 - 2010. Chỉ số này thể hiện hiệu quả đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế, khi chỉ số này càng thấp thì hiệu quả đầu tư càng cao.

Bảng 20: Mức tăng vốn/mức tăng GDP của thành phố Vị thanh giai đoạn 2006 – 2010

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Hệ số ICOR (giá thực tế) 1,65 8,49 8,48 7,15 5,78

Nguồn: Tính toán số liệu từ Phòng thống kê thành phô Vị Thanh giai đoạn 2006 - 2010

Vốn đầu tư trong giai đoạn 2006 - 2010 vào thành phố Vị Thanh tăng liên tục, kinh tế vẫn tăng trưởng. Hệ số này của thành phố Vị Thanh (theo giá so sánh năm 1994) có xu hướng giảm dần từ năm 2007 - 2010 chứng tỏ vốn đầu tư vào thành phố Vị Thanh càng lúc càng có hiệu quả nhưng chưa cao. ICOR năm 2006 đạt 1,65 điều này cho thấy hiệu quả của đầu tư vào Vị Thanh năm này cao, để tạo ra thêm 1 đơn vị sản lượng thì chỉ bỏ ra thêm 1,65 đồng vốn. Nếu lấy năm 2006 làm năm bắt đầu trong giai đoạn 2006 - 2010 với hệ số ICOR năm 2007 cao nhất là 8,49 có nghĩa là để tạo ra được thêm 1 đơn vị sản lượng thì cần phải bỏ ra thêm 8,49 đồng vốn. Riêng năm 2008 chỉ số này là 8,48 cao trong giai đoạn 2006 - 2010 điều đó cũng có nghĩa là năm 2008 đạt hiệu quả đầu tư chưa thực sự cao trong giai đoạn này để tạo ra thêm 1 đơn vị sản phẩm thì phải bỏ ra thêm 8,48 đồng vốn trong khi năm 2009 là bỏ ra thêm 7,15 đồng vốn ít hơn năm 2008. Đến năm 2010 việc đầu tư mang lại hiệu quả cao hơn so với năm 2009 để tạo ra thêm 1 đơn vị sản phẩm thì phải bỏ ra thêm 5,78 đồng vốn. Nếu xét cùng với sự gia tăng sản lượng và sự gia tăng của tổng nguồn vốn đầu tư thì hiệu quả đầu tư của toàn thành phố Vị Thanh vẫn chưa cao. Chỉ riêng năm 2006 là năm đạt hiệu quả cao nhất trong giai đoạn này, vì năm 2006 Vị Thanh bắt đầu được quan tâm đẩy mạnh phát triển khi sau khi trở thành trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh. Đây là một trong những bước đầu khó khăn để vươn lên của toàn thành phố. Vì trong khi vốn đầu tư hôm nay bỏ ra chưa hẳn là sẽ nhận được toàn bộ giá trị ngay hôm nay mà cũng có thể sẽ nhận được trong tương lai.

Tóm lại, trong thời gian qua vốn đầu tư vào Vị Thanh tăng dần nhưng hiệu quả chưa thực sự cao, chưa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vượt bật so với sự tăng của nguồn vốn. Bởi vì sự đóng góp của vốn để đầu tư vào trong các khu vực kinh tế chưa đúng với vị thế và tiềm năng của nó, nên chưa phát huy được hết hiệu quả. Cần phải có hướng đầu tư đúng đắn vào những ngành mũi nhọn và trọng điểm của vùng thì sự đóng góp của nguồn vốn này vào tăng trưởng mới thực sự có hiệu quả. 4.1.2 Đóng góp của yếu tố lao động đối với tăng trưởng kinh tế Vị Thanh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế của THÀNH PHỐ vị THANH, TỈNH hậu GIANG (Trang 74 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)