Dựa vào các lý thuyết và mô hình phát triển kinh tế gồm có 4 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng quan trọng đến tăng trưởng kinh tế: vốn sản xuất (K), lao động (L), tài nguyên thiên nhiên (R), và trình độ công nghệ (T). Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung phân tích 2 yếu tố quan trọng là vốn và lao động qua việc tiếp cận hàm sản xuất để ước lượng sự tác động của yếu tố vốn và lao động đối với tăng trưởng.
Qua hàm sản xuất Cobb-Douglass:
L K a Y . . Trong đó:
Y là tổng sản lượng quốc gia (GDP). K là quy mô vốn sản xuất.
L là quy mô lao động.
Trong phân tích a là hệ số tăng trưởng thì a được xem là đại lượng đo lường công nghệ hay năng suất của các nhân tố tổng hợp_TFP (Total Factors of Product). Yếu tố này bao gồm yếu tố công nghệ, thể chế chính trị. TFP là yếu tố được xem đại diện cho yếu tố công nghệ là yếu tố chất lượng tăng trưởng kinh tế. Để cho đơn giản đối với đề tài giả định yếu tố công nghệ không đổi.
α là hệ số co giãn từng phần của GDP theo lao động (giả định vốn không đổi) β là hệ số co giãn từng phần của GDP theo vốn (giả định lao động không đổi) Tổng hệ số co giãn α+β là xu hướng của hàm sản xuất về sức sinh lợi theo quy mô nếu:
α+β <1: sức sinh lợi hay năng suất biên giảm dần α+β =1: sức sinh lợi hay năng suất biên ổn định α+β >1: sức sinh lợi hay năng suất biên tăng dần
Phương trình trên có thể viết lại dưới dạng tuyến tính như sau: lnY = lna + αlnK + βlnL
Trong khi phân tích ngoài những yếu tố định lượng được như vốn và lao động thì vẫn còn nhiều yếu tố định tính khác tác động đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng do nhiều hạn chế của đề tài nên chỉ xét ảnh hưởng của các yếu tố định lượng trong tăng trưởng kinh tế.