2.1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Vị Thanh là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang và nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hậu Giang. Địa giới hành chính:
- Phía Đông giáp huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) - Phía Tây giáp huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) - Phía Nam giáp huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang)
- Phía Bắc giáp huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) và huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) (Ủy ban nhân dân thành phố Vị Thanh, 2010).
Cùng với lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Hậu Giang, mảnh đất Vị Thanh liên tục thay đổi về tên gọi, quy mô, ranh giới và tốc độ phát triển. Cho đến nay, mặc dù là một đô thị trẻ nhưng với vị thế là đô thị tỉnh lỵ được quy hoạch, đầu tư xây dựng mới của Đảng và nhà nước cộng với sự nỗ lực toàn diện của tỉnh và thị xã, đô thị được phát triển ngày càng đồng bộ khang trang. Bộ mặt kiến trúc cảnh quan được khởi sắc và thay đổi nhanh chóng, kinh tế xã hội phát triển đồng bộ hài hòa trên tất cả các lĩnh vực. Bộ mặt kiến trúc cảnh quan được khởi sắc và thay đổi nhanh chóng, kinh tế xã hội phát triển đồng bộ hài hòa trên tất cả các lĩnh vực. Do đó, năm 2009 thị xã đã được Hội đồng thẩm định nâng loại đô thị quốc gia xem xét thông qua và Bộ xây dựng đã có Quyết định số 1156/QĐ-BXD ngày 15 tháng 12 năm 2009 công nhận là đô thị loại III. Trên nền tảng phát triển đó, tỉnh và thị xã vẫn đang tiếp tục đầu tư xây dựng phát triển đến nay đã hoàn chỉnh đồng bộ dần các yếu tố hạ tầng đô thị và cơ bản đã hội tụ đủ các điều kiện để thành lập thành phố Vị Thanh (Ủy ban nhân dân thành phố Vị Thanh, 2010).
Vị Thanh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang, là trung tâm tiểu vùng phía Tây sông Hậu thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long là đầu mối quan trọng trong mối liên hệ vùng giữa thành phố Cần Thơ - tỉnh Kiên Giang - Bạc Liêu. Vị Thanh là điểm gắn kết trung chuyển giữa vùng Tây sông Hậu và bán đảo Cà Mau qua hệ thống giao thông thủy bộ mang tính quốc gia như Quốc lộ 61, tuyến giao thông đường thủy thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, Kiên Giang. Thị xã Vị Thanh nằm ở phía Tây Nam tỉnh Cần Thơ, cách thành phố Cần Thơ 60 km theo đường bộ, 45 km đường thủy theo kênh kinh xáng Xà No và cách thành phố Rạch Giá 60 km, thành phố Sóc Trăng 60 km, thị xã Bạc Liêu 75 km (Ủy ban nhân dân thành phố Vị Thanh, 2010).
2.1.1.2 Khí hậu, thủy văn
Vị Thanh nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo; có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình là 270C không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (350C) là tháng 4 và thấp nhất là tháng 12 (20,30C). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92-97% lượng mưa cả năm, lượng mưa thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 là 250,1 mm. Độ ẩm trung
bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và tháng 4 (77%), giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%.
Thành phố Vị Thanh có một hệ thông sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km2. Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thủy văn của Vị Thanh vừa chịu ảnh hưởng của chế độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều của biển Đông, biển Tây và chế độ mưa nội tỉnh.
2.1.1.3 Diện tích, dân số, lao động và việc làm của vùng
Theo số liệu niên giám thống kê thành phố Vị Thanh năm 2011, diện tích và dân số của vùng như sau:
- Diện tích khoảng 11.906,44 ha trong đó đất nông nghiệp 9.380,5 ha và đất phi nông nghiệp 2.525,9 ha. Trong đó gồm 9 đơn vị hành chính: 5 phường và 4 xã.
- Dân số thường trú tại địa bàn khoảng 72.429 người với mật độ dân số bình quân 608 người/km2. Dân số nội thị qui đổi 42.695 người, dân số ngoại thị 29.734 người.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,01%
- Mật độ dân số nội thị năm 2010: 1.174,230 người/km2, riêng Phường I mật độ dân số: 9.068 người/km2.
Bảng 1: Dân số, diện tích trên địa bàn thành phố Vị Thanh năm 2011 STT Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Số ấp, khu vực Tổng cộng 119,06 72.429 608 51 Nội thị 36,36 42.695 1.174,23 1 Phường I 0,746 6.765 9.068 4 2 Phường III 13,552 8.204 605 6 3 Phường IV 7,944 12.574 1.583 6 4 Phường V 7,914 7.446 941 5 5 Phường VII 6,204 7.706 1.242 4 Ngoại thị 82,70 29.734 359,52 6 Xã Vị Tân 22,978 11.248 490 9 7 Xã Hỏa Lựu 17,513 7.137 408 6 8 Xã Tân Tiến 20,221 7.161 354 6 9 Xã Hỏa Tiến 21,992 4.188 190 5
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Vị Thanh năm 2011
Qua bảng 1 cho thấy, lực lượng lao động tổng cộng khoảng 43.788 người có khả năng lao động. Dân tộc Kinh chiếm khoảng 88%, dân tộc Hoa 6,6%, dân tộc Khmer khoảng 5%, còn lại là các dân tộc khác.
Tổng dân số thường trú năm 2009 khoảng 71.580 người và năm 2010 khoảng 72.429 người, chiếm 9,45% dân số toàn tỉnh. Dân số phân bố không đều giữa các phường nội thị và các xã vùng ven. Phân bố tập trung đông ở các phường trung tâm, nơi có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế thương nghiệp và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện. Phường 4 là phường có dân số lớn nhất 12.819 người, kế đến là Vị Tân 11.153 người, phường 1 khoảng 7.476 người, phường 5 khoảng 7.421 người, Hỏa Tiến là xã có dân số thấp nhất 5.011 người. Mật độ dân số bình quân thành phố 601 người/km2, trong đó: phường 1 là phường có có mật độ dân số cao nhất 10.114 người/km2, kế đến là phường 4 khoảng 1.540 người/m2, phường 7 khoảng 1.152 người/km2, Hỏa Tiến là xã có mật độ dân số thấp nhất 228 người/km2. Điều này đã phản ánh phần nào mức độ phát triển cũng như những áp lực về dân số, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cũng như yêu cầu bố trí dân cư hợp lý trong tương lai.
Tỷ lệ tăng dân số: Trong những năm qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, mức giảm sinh hàng năm được duy trì (tỷ suất giảm sinh tự nhiên giảm bình quân/năm khoảng 4,12%), góp phần hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố từ 1,24% năm 2005, xuống còn 1,01% năm 2010. Dự báo trong những năm tới cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội sức hút cơ học dân số của thành phố sẽ tăng cao từ quá trình mở mang phát triển đô thị, việc hình thành và phát triển các cụm công nghiệp, khu du lịch sẽ tác động rất lớn đến tăng dân số của thành phố.
* Lao động, việc làm
Tổng nguồn lao động toàn thành phố năm 2010 khoảng 46.000 người (chiếm 63,5% dân số toàn thành phố), tăng 3.662 người so với năm 2005 (bình quân giai đoạn 2006 - 2009 tăng 1,67%). Trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 45.200 người (trong đó lao động khu vực nội thành 29.380 người, khu vực ngoại thành 15.820 người). Trong tổng số 45.200 lao động đang làm việc gồm: lao động đang làm việc trực tiếp chiếm khoảng 81%, lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang đi học (học phổ thông, học chuyên môn kỹ thuật) khoảng 9%, lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động làm nôi trợ khoảng 5%, lao động có khả năng lao động không có việc làm khoảng 1%, số lao động chưa có việc làm khoảng 4%.
Bảng 2: Diễn biến dân số giai đoạn 2005 - 2010 thành phố Vị Thanh
Diễn biến qua các năm So sánh S T T Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2010/2005 1 Tổng dân số Người 71.666 72.349 73.052 73.603 71.580 72.429 0,21 - Nam Người 35.163 35.498 36.087 36.271 36.032 36.461 0,73 - Nữ Người 36.503 36.851 36.965 37.332 35.548 35.968 -0,29 2 Phân theo thành thị, nông thôn Người 71.666 72.349 73.052 73.603 71.580 72.429 0,21 - Thành thị Người 41.481 41.876 42.486 42.965 41.895 42.123 0,31 - Nông thôn Người 30.185 30.473 30.566 30.638 29.685 30.306 0,08 3 Tỷ lệ tăng dân số % 1,24 0,95 0,97 0,75 -2,75 1,19 -0,89 - Tăng tự nhiên % 1,24 1,24 1,23 1,20 1,18 1,01 -4,12 - Tăng cơ học % 0,00 -0,29 -0,26 -0,44 -3,93 0,18 -326,56 4 Nguồn lao động Người 42.338 42.729 43.254 43.786 43.983 46.000 1,67 Tỷ lệ % dân số Người 59,1 59,1 59,2 59,5 61,4 63,5 1,46 5 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Người 38.541 39.570 40.042 40.763 39.751 45.200 3,24 - Khu vực I Người 27.819 25.563 21.703 19.423 13.693 10.848 -17,17 - Khu vực II Người 3.836 3.938 3.985 4.058 4.357 4.530 3,38 - Khu vực III Người 6.886 10.069 14.354 17.282 21.701 29.822 34,06
Về cơ cấu lao động: đang có sự chuyển dịch tích cực từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, cụ thể: tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 61,5% năm 2005 xuống còn 24%, lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 8,5% năm 2005 lên 10% năm 2010 và lao động ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 15,2% năm 2005 lên 66% năm 2010 (tăng bình quân 34,6%/năm).
Bình quân hàng năm thành phố đã giải quyết việc làm cho 3.000 - 4.000 lao động, tuy nhiên cho đến nay số lao động không làm việc hoặc chưa có việc làm ổn định vẫn còn nhiều, đây là một thách thức rất lớn trong quá trình chuyển dịch lao động nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn thành phố.
Về chất lượng lao động: tổng lao động qua đào tạo đến năm 2010 khoảng 37,3% lao động trong độ tuổi, tăng 18% so với năm 2005.
* Thu nhập và mức sống
Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 - 2010 của thành phố đạt khá cao, bình quân 20,5%/năm, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng dân số, do đó đời sống dân cư ngày càng được nâng cao, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 32 triệu đồng/người (giá hiện hành), tăng 23,3 triệu so với năm 2005 (tăng bình quân 29,78%/năm), tính theo USD, GDP bình quân năm 2010 đạt 1.730 USD/người/năm (gấp 2,01 lần so với bình quân toàn tỉnh).