2.1.3.1 Ngành nông lâm nghiệp và thủy sản
* Ngành nông nghiệp - Trồng trọt
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm hạ giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản. Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 1.461 tỷ đồng (giá thực tế). Hiện thành phố đang đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, công tác bảo quản lúa sau thu hoạch, hình thành các vùng lúa chất lượng cao, vùng mía nguyên liệu, khóm. Thành phố hiện có 1.300 mô hình sản xuất đạt trên 50 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 469 mô hình giá trị đạt trên 100 triệu đồng/ha.
- Chăn nuôi
Do là đô thị trung tâm nên ngành chăn nuôi không được khuyến khích phát triển: cả tổng đàn, sản lượng đều giảm trong những năm gần đây, tuy nhiên hiện nhiều hộ gia đình vẫn tiếp tục chăn nuôi quy mô nhỏ nhằm cải thiện thu nhập. Năm 2009 tổng đàn trâu bò 292 con (tăng 34 con so với 2005), heo 6.196 con giảm 8.684 con, gia cầm 130.679 con giảm 28.681 con, sản lượng thịt giảm từ 2.436 tấn năm 2005 xuống còn 1.597 tấn năm 2009 (giảm 839 tấn).
Bảng 5: Hiện trạng phát triển ngành chăn nuôi 2005 – 2009
Năm Tăng (+) STT Hạng Mục ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 giảm (-) 1 Tổng đàn Con 184.204 173.309 214.524 151.877 137.252 -46.952 - Trâu, bò Con 258 307 273 243 292 34 - Heo Con 14.880 17.103 13.988 5.790 6.196 -8.684 - Dê Con 106 124 156 94 85 -21 - Ba ba Con 9.600 5.400 4.200 -9.600 - Gia cầm Con 159.360 150.375 195.907 145.750 130.679 -28.681 2 Sản lượng Tấn 2.436,0 2.536,0 2.594,0 1.685,0 1.597,0 -839,0 - Trâu Tấn 13,0 9,0 3,0 43,0 21,0 8,0 - Heo Tấn 2.142,0 2.252,0 2.180,0 1.215,0 1.159,0 -983,0 - Dê Tấn 3,0 3,0 4,0 1,0 2,0 -1,0 - Gia cầm Tấn 278,0 272,0 407,0 426,0 415,0 137,0
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2011 - 2015)
* Lâm nghiệp
Ngành lâm nghiệp của thành phố chủ yếu là trồng, nuôi rừng và khai thác gỗ, giá trị sản xuất năm 2009 đạt 5.028 triệu đồng (giá hiện hành), 1.071 triệu đồng giá so sánh (giảm bình quân 1,68% giai đoạn 2005 - 2009), hiện tổng diện tích đất lâm nghiệp của thành phố 29,4 ha là đất rừng sản xuất.
Ngoài diện tích đất rừng tập trung, thành phố còn phát động nhiều phong trào trồng cây phân tán tại các trục đường giao thông, kênh thủy lợi,… vừa tạo cảnh quan vừa góp phần cải tạo môi trường cho đô thị. Năm 2009 toàn thành phố trồng được 206 ngàn cây, giảm 829 ngàn cây so với năm 2005.
Bảng 6: Hiện trạng phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2005 – 2009
Năm Tăng BQ STT Hạng mục ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 (%) I Giá trị sản xuất 1 Giá hiện hành Tr.đồng 4.708 4.922 5.046 4.843 5.028 1,66 - Trồng và nuôi rừng Tr.đồng 642 624 624 528 661 0,73 - Khai thác gỗ và lâm sản Tr.đồng 4.057 4.297 4.421 4.314 4.355 1,79 - Dịch vụ và lâm nghiệp Tr.đồng 9 1 1 1 12 7,46 2 Giá so sánh 1994 Tr.đồng 1.146 1.170 1.173 1.039 1.071 -1,68 - Trồng và nuôi rừng Tr.đồng 352 347 347 294 350 -0,14 - Khai thác gỗ và lâm sản Tr.đồng 789 819 822 741 717 -2,36 - Dịch vụ và lâm nghiệp Tr.đồng 5 4 4 4 4 -5,43 II Cơ cấu giá trị sản xuất % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 0,00 - Trồng và nuôi rừng % 13,64 12,68 12,37 10,90 13,15 -0,91 - Khai thác gỗ và lâm sản % 86,17 87,30 87,61 89,08 86,61 0,13 - Dịch vụ và lâm nghiệp % 0,19 0,02 0,02 0,02 0,24 5,70 III Sản phẩm lâm nghiệp
chủ yếu
- Trồng cây phân tán ngàn cây 1035 1020 204 173 206 -33,21 - Khai thác gỗ tròn m3 370 385 383 345 341 -2,02 - Củi khai thác Ster 6500 6596 6548 6382 5718 -3,15 - Tre, nứa, luồng khai thác ngàn cây 83 64 91 22 21 -29,08
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010
* Ngành thủy sản
Những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản phát triển đều khắp ở tất cả các xã phường trên địa bàn thành phố với các loại hình nuôi ngày càng đa dạng, phương thức nuôi ngày càng được cải tiến và đem lại hiệu quả cao hơn. Các chủng loại nuôi chính là cá đồng, thác lát, bống tượng, các rô đầu vuông, rô phi dòng Grift…, trong đó thành phố đang tập trung xây dựng thương hiệu “cá Thác Lát Hậu Giang”. Nhờ đó diện tích nuôi trồng thủy sản của thành phố tăng từ 346 ha năm 2005 lên 558 ha năm 2010 (tăng 212 ha, bình quân năm tăng gần 41 ha/năm).
Bảng 7: Hiện trạng phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2005 - 2009 Năm Tăng BQ STT Hạng Mục ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 (%) 1 Diện tích ha 346 415 456 462 558 12,67 - Cá ruộng ha 81 124 114 103 108 7,62 - Cá ao ha 266 291 342 359 450 14,07 2 Sản lượng Tấn 451 1.133 1.266 1.576 2.797 57,81 - Cá ruộng Tấn 40 75 80 93 97 24,85 - Cá ao Tấn 60 844 1.025 1.083 2.250 147,46 - Khai thác Tấn 351 214 161 400 450 6,41
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010 của phòng Kinh tế
Nhờ diện tích tăng nhanh và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng cá tăng từ 451 tấn năm 2005 tăng lên 2.797 tấn năm 2009, tăng 2.346 tấn, trong đó cá ruộng tăng 57 tấn, cá ao 2.190 tấn, sản lượng khai thác tăng 99 tấn.
2.1.3.2 Ngành công nghiệp - xây dựng
* Ngành công nghiệp – xây dựng
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN năm 2010 của thành phố đạt 1.612 tỷ đồng (giá hiện hành), tăng bình quân 25,54%/năm; trong đó khu vực kinh tế nhà nước và cổ phần hóa tăng bình quân 27%/năm, khu vực ngoài quốc doanh tăng bình quân 19%/năm, một số ngành công nghiệp chủ yếu có mức tăng trưởng cao và tiêu thụ sản phẩm mạnh trên thị trường như: chế biến nông thủy sản, vật liệu xây dựng, bê tông đúc sẵn, đồ nhựa.
Về cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN trên địa bàn toàn thành phố năm 2009 đạt 302 cơ sở, năm 2010 ước đạt 335 cơ sở, trong 5 năm thành phố phát triển được 52 cơ sở sản xuất kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đã được tổ chức sắp xếp lại sản xuất, từng bước đổi mới trang thiết bị, công nghệ, tăng năng lực sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, tăng chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng dần sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Về qui mô và công nghệ của các đơn vị sản xuất công nghiệp, chỉ có một số đơn vị công nghiệp quốc doanh và cổ phần hóa có công suất tương đối lớn, công nghệ trên mức trung bình (nhà máy đường công suất 1.500 tấn/ngày; trung tâm chế biến gạo chất lượng cao 6 tấn/giờ, nhà máy xay xát gạo của Công ty lương thực Hậu
Giang 100 tấn/ngày, có công nghệ lau bóng gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu), còn lại các cơ sở sản xuất thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì qui mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp, thiếu đồng bộ. Ngành mía đường là ngành công nghiệp quan trọng có giá trị sản xuất lớn thứ hai sau chế biến lúa gạo, chiếm tỷ trọng 30% giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố.
Bảng 8: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp giai đoạn 2005 - 2010
Diễn biến qua các năm S TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng BQ (%) I Số lượng cơ sở sản xuất trên địa bàn Cơ sở 283 331 293 298 302 335 3,43 - Khu vực kinh tế trong nước Cơ sở 283 331 293 298 302 335 3,43 + Nhà nước Cơ sở 2 2 3 3 3 3 8,45 + Tập thể Cơ sở 2 2 1 1 1 1 -12,94
+ Tư nhân Cơ sở 9 23 10 11 13 1 -35,56
+ Cá thể Cơ sở 268 301 274 276 278 323 3,80 + Hỗn hợp Cơ sở 2 3 5 7 7 7 28,47 II Lao động công nghiệp trên địa bàn Người 3.303 3.308 3.008 3.041 3.133 3.476 1,03 - Công nghiệp chế biến Người 3.239 3.243 2.828 2.836 2.924 3.266 0,17 - Công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước Người 64 65 180 205 209 210 26,83
III Sản phẩm công nghiệp chủ yếu
- Xay xát gạo Tấn 56.300 98.697 108.567 158.201 185.650 204.866 29,48 - Nước đá Tấn 134.765 152.791 159.686 149.146 150.120 151.100 2,31 - Đường thô Tấn 21.817 26.209 27.155 19.505 19.350 19.400 -2,32 - Đường kết Tấn 52.015 52.016 91.332 74.823 74.146 74.340 7,40 - Quần áo Cái 22.000 25.000 26.000 27.000 28.000 29.000 5,68
- Cưa gỗ m3
19.144 19.566 19.175 18.599 19.025 19.200 0,06
Cơ cấu sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhìn chung còn hạn chế, chủ yếu dựa trên thế mạnh sản xuất lúa gạo và một số nông sản tại chỗ, các sản phẩm chính gồm: xay xát gạo, nước đá, đường kết, đường thô, quần áo, cưa xẻ gỗ.
Thành phố đã cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp - TTCN, tổng vốn đầu tư 116 tỷ đồng, thu hút được 13 cơ sở đăng ký vào hoạt động, hiện đã cho thuê 27,03 ha, đạt 67,43% diện tích, hiện có 9 cơ sở đang hoạt động với diện tích 15,3 ha, giải quyết việc làm 605 lao động, góp phần tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - TTCN và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp - TTCN, số cơ sở có quy mô sản xuất lớn và vừa còn ít, phần lớn là các cơ sở dịch vụ gia công, sửa chữa nhỏ dưới dạng thủ công hoặc bán cơ khí. Các yếu tố công nghệ, trang thiết bị, công nhân lành nghề, cán bộ công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh, một số cơ sở sản xuất cầm chừng. Công nghiệp cơ khí, các ngành công nghiệp có sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao phát triển chậm chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Vị Thanh về phát triển công nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và chưa thể thể hiện rõ nét là vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang.
* Ngành xây dựng
Ngành xây dựng của thành phố trong giai đoạn 2005 - 2010 có bước phát triển vượt bậc, tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 2.010 tỷ đồng (giá hiện hành), khoảng 1.300 tỷ đồng (giá so sánh), chiếm 58,1% giá trị sản xuất khu vực II tốc độ tăng bình quân 24,77%/năm. Với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng mạnh mẽ trên địa bàn thì ngành xây dựng của thành phố đang có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian sắp tới.
Phân theo ngành sản xuất: xây dựng chiếm 70,6%, lắp đặt trang thiết bị 6,19%, hoàn thiện công trình 23,21%. Xây dựng trên địa bàn thành phố Vị Thanh hiện nay chủ yếu là xây mới cùng với chỉnh trang nhà ở, các cơ quan công quyền, công trình công nghiệp, thương mại - dịch vụ và phúc lợi công cộng….
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 692 tỷ đồng, tăng 142 tỷ đồng so với năm 2005 (gấp 1,6 lần 2005). Trong đó: vốn xây lắp chiếm 76,9%, lắp đặt trang thiết bị 17,3%, vốn đầu tư phát triển khác 5,8%. Với khả năng thu hút đầu tư tăng nhanh chóng thì ngành xây dựng của thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.
2.1.3.3 Ngành dịch vụ - thương mại
Hoạt động dịch vụ thương mại là thế mạnh của thành phố, tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 3.980 tỷ đồng (giá thực tế) và 2.520 tỷ đồng (giá so sánh), tốc độ tăng trưởng bình quân 25,79%, trong đó dịch vụ - nhà hàng tăng bình quân 30%/năm, các dịch vụ khác tăng bình quân 27%/năm.
* Thương mại
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2010 đạt 2.500 tỷ đồng, tăng bình quân 113%/năm, ngành thương mại có mức tăng trưởng cao là nhờ khuyến khích phát triển thương mại nhiều thành phần. Hệ thống thương mại của thành phố bao gồm các chợ, các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã, các doanh nghiệp tư nhân và các hộ cá thể, trong đó kinh tế hộ cá thể chiếm 95% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ. Mạng lưới chợ đã được quy hoạch sắp xếp lại, hiện có 7 chợ, trong đó: 1 chợ loại I (chợ Vị Thanh), 1 chợ loại II (chợ phường VII), 5 chợ loại III.
- Chợ loại I: chợ Vị Thanh - phường 3 chợ thực phẩm và các loại mặt hàng tươi sống là đầu mối giao lưu hàng hóa trên địa bàn, thực hiện cả hai chức năng bán buôn và bán lẻ, tập trung nguồn hàng khá phong phú, đủ sức chi phối, điều tiết thị trường. chợ có 3 nhà lồng được xây dựng kiên cố với 672 hộ kinh doanh, 20 hộ tự sản tự tiêu.
- Chợ loại II: chợ phường 7 có 5 nhà lồng chợ được xây dựng kiên cố, số hộ kinh doanh cố định 205 hộ, hộ tự sản tự tiêu 34 hộ.
- Chợ loại III (chợ Hai Bà Trưng - phường 1, chợ phường IV, chợ Hỏa Lựu, chợ Tân Tiến, chợ Vị Tân): tổng số 9 nhà lồng, số hộ kinh doanh cố định 203 hộ, số hộ tự sản tự tiêu 76 hộ.
Với chính sách thu hút đầu tư mạnh mẽ và khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình trong giai đoạn 2005 - 2010 thành phố đã phát triển mới 1.719 hộ kinh doanh cá thể và 220 doanh nghiệp, nâng tổng số toàn thành phố có 3.438 cơ sở kinh doanh cá thể và 314 doanh nghiệp các loại.
* Du lịch
Dịch vụ du lịch hoạt động theo hướng du lịch sinh thái, thành phố đã hoàn thành quy hoạch các khu du lịch, hoạt động du lịch phát triển nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Năm 2010 trên địa bàn thành phố có 1.274 cơ sở kinh doanh khách sạn nhà hàng, thu hút 9.434 người tham gia kinh doanh, trong đó có 516 cơ sở dịch vụ khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ (4 khách sạn) với lượng khách du lịch và doanh thu hàng năm đều tăng. Hiện nay thành phố đang kêu gọi đầu tư 03 khu du lịch: khu du lịch Hồ Sen tại phường VII (quy mô 15 ha), khu du lịch căn cứ thị xã ủy (22,4 ha) tại xã Vị Tân và khu du lịch sinh thái kênh Lầu tại xã Hỏa Tiến (quy mô 15,4 ha). Đang triển khai quy hoạch chi tiết khu du lịch Hồ Đại Hàn, phường IV (quy mô 28,96 ha).
Tuy nhiên, do hoạt động này chưa được đầu tư đúng mức, hoạt động du lịch chưa tạo được sự liên kết để hình thành các tuyến kết nối giữa các điểm du lịch mang tính chất tham quan các di tích lịch sử và du lịch sinh thái nên đóng góp của ngành du lịch trong cơ cấu GDP vẫn còn thấp (doanh thu từ các hoạt động kinh doanh nhà hàng - khách sạn dịch vụ du lịch chỉ đóng góp 9% doanh thu ngành dịch vụ), chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế của địa phương.
* Dịch vụ bưu chính viễn thông
Dịch vụ bưu chính viễn thông - tin học phát triển, phục vụ khá tốt nhu cầu thông tin kinh tế, xã hội, Internet đã đến được ấp, khu vực, người dân nông thôn tiếp cận được các phương tiện thông tin liên lạc tiến tiến, trao đổi các vấn đề liên quan đến sản xuất, đời sống.
Mạng lưới bưu điện trên địa bàn thành phố gồm 1 bưu điện tỉnh, 1 tổng đài trung tâm của thành phố, 2 bưu cục ở phường VII và xã Tân Tiến, 7 bưu điện văn hóa xã, mật độ điện thoại từ 26 máy/100 dân năm 2005 tăng lên 48 máy/100 dân
năm 2010. Hệ thống thông tin liên lạc bảo đảm thông suốt trong và ngoài nước. Hoạt động bưu điện, viễn thông trên địa bàn thành phố bảo đảm được các nhu cầu thông tin liên lạc, phục vụ tích cực cho phát triển sản xuất, văn hóa xã hội và các nhu cầu liên lạc thông thường của nhân dân trên địa bàn.