Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế của THÀNH PHỐ vị THANH, TỈNH hậu GIANG (Trang 25 - 116)

Lý thuyết kinh tế cổ điển đã được ra đời cách đây hơn 200 năm. Tác phẩm “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân của của cải của các dân tộc” xuất bản năm 1776 của Adam Smith (1723 – 1790) – là tác phẩm được coi là đánh dấu sự ra đời của kinh tế học với tư cách là một môn khoa học riêng biệt. Nếu Adam Smith là người sáng lập, thì David Ricardo (1772 – 1823) được coi là tác giả cổ điển xuất sắc nhất. Tác phẩm nổi tiếng « những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khóa »

ra đời năm 1817 được coi là điểm mốc đánh dấu sự ra đời của trường phái kinh tế cổ điển. (Nguyễn Đình Hợi, 2008). Những điểm cơ bản trong lý thuyết của Ông liên quan đến tăng trưởng kinh tế được thể hiện trên các mặt sau:

* Các yếu tố tăng trưởng và mối quan hệ giữa chúng

- Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, từ đó các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn.

- Trong từng ngành và phù hợp với một trình độ kỹ thuật nhất định, các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỉ lệ cố định, không thay đổi. Vì thế, đường đồng sản lượng có dạng chử L.

- Hao phí của các yếu tố sản xuất trong nông nghiệp và công nghiệp cũng khác nhau:

+ Trong nông nghiệp, khi nhu cầu lương thực thực phẩm tăng lên, cần phải tiến hành sản xuất cả ở những đất đai kém màu mở hơn, làm chi phí sản xuất tăng lên và lợi nhuận giảm đi.

+ Trong công nghiệp, sản xuất gia tăng theo qui mô thì lợi nhuận cũng tăng lên. Trong ba yếu tố, tích lũy tác động trực tiếp đến tăng trưởng, còn đất đai là giới hạn của tăng trưởng: Tăng trưởng là kết quả của tích lũy; tích lũy là hàm của lợi nhuận; lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực (vì chi phí lương thực, thực phẩm cao thì tiền công danh nghĩa tăng lên làm lợi nhuận giảm đi), chi phí này lại phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất đai. Như vậy, đất đai là giới hạn của tăng trưởng. Do đó, trong ba yếu tố vốn, lao động và đất đai thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất.

- Để giải quyết tình trạng này, theo Ricardo thì phải xuất khẩu hàng công nghiệp để mua lại lương thực rẻ hơn hoặc phát triển công nghiệp tác động vào nông nghiệp nhằm nâng cao năng xuất lao động trong nông nghiệp để giá lương thực giảm đi.

* Phân chia các nhóm người trong xã hội và thu nhập của những nhóm người này - Tương ứng với các yếu tố tăng trưởng, Ricardo chia xã hội thành ba nhóm người: địa chử, tư bản và công nhân.

Sự phân phối thu nhập của ba nhóm người này thuộc quyền sở hữu các yếu tố sản xuất của họ: Địa chủ nhận được địa tô; tư bản nhận được lợi nhuận, công nhân nhận được tiền công. Do đó:

+ Trong các nhóm người này, nhà tư bản giử vai trò quan trọng trong sản xuất và phân phối, bởi họ là người tổ chức sản xuất và là người tích lũy để phát triển sản xuất.

+ Trong phân phối, nhà tư bản là người chủ động trong quá trình phân phối giữa tư bản và địa chủ cũng như giữa tư bản và công nhân.

Tiền công công nhân phụ thuộc vào sự thương lượng giữa các nhóm công nhân và các nhà tư bản. Nhưng tư bản nắm trong tay những đặc quyền, nên tiền công công nhân chỉ được đảm bảo đủ sống ở mức tối thiếu cho bản thân và gia đình họ. Tuy nhiên, tiền công danh nghĩa vẫn có xu hướng tăng lên vì khi dân số tăng, để đáp ứng nhu cầu lương thực, cần phải canh tác cả trên những mảnh đất xấu, làm giá lương thực tăng.

* Quan hệ cung cầu và vai trò của chính sách kinh tế với tăng trưởng:

- Thị trường với sự linh hoạt của giá cả và tiền công có khả năng tự điều chỉnh những mất cân đối của nền kinh tế xác lập những cân đối mới, bảo đảm công ăn việc làm đầy đủ.

- Các chính sách kinh tế không có tác động quan trọng vào hoạt động của nền kinh tế. Thậm chí, Ricardo còn cho rằng chính sách của Chính phủ có khi còn hạn chế khả năng phát triển kinh tế. Thí dụ, các loại thuế theo ông đều lấy từ lợi nhuận, làm giảm tích lũy ; còn thuế đánh vào nông sản làm tăng giá nông sản, làm tăng tiền công, giảm lợi nhuận và tích lũy. Ngay cả thuế đánh vào địa tô, cũng làm cho các nhà tư bản thiệt hại, vì thuế này được tính cả vào khoản phân chia giữa địa tô và lợi nhuận.

- Đối với các khoản chi tiêu của Nhà nước, các nhà kinh tế cổ điển cho rằng đó là các khoản chi tiêu không sinh lời, vì đây là số tiền chi tiêu cho những người làm quản lý, quốc phòng, an ninh. Do đó, làm giảm tích lũy để phát triển kinh tế. 1.3.2 Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế

Lý thuyết của trường phái tân cổ điển xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Chủ nghĩa cận biên chính là cột mốc khiến cho người ta phải dùng một tên mới – Tân cổ điển - cho các nghiên cứu đi theo quan điểm này. Trước hết, đó là ý tưởng và kết quả nghiên cứu của Stanley Jevons (Anh); Carl Menger (Áo); Léon Walras (Pháp). Sau đó được phát triển bởi Eugen von Bohm-Bawerk (Áo); Alfred Marshall (Anh) (Nguyễn Đình Hợi, 2008).

* Nội dung cơ bản của mô hình tân cổ điển

- Các nhà kinh tế tân cổ điển vẫn giử nguyên những quan điểm cơ bản của các nhà kinh tế cổ điển về kinh tế thị trường: coi nền kinh tế luôn luôn đạt được ở mức sản lượng tiềm năng với giá cả, tiền công linh hoạt và công việc làm đầy đủ (thất nghiệp tự nhiên).

- Từ đó, họ cho rằng chính sách kinh tế của Chính phủ không thể tác động vào sản lượng, mà chỉ ảnh hưởng đến mức giá của nền kinh tế. Vì vậy, vai trò của Chính phủ là mờ nhạt trong tăng trưởng kinh tế.

- Cũng từ quan niệm trên, các nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng có hai đường tổng cung: AS-LR phản ánh sản lượng tiềm năng của nền kinh tế (đường cung dài hạn) và AS-SR phản ánh sản lượng thực tế (đường cung ngắn hạn).

Điểm khác mô hình kinh tế cổ điển:

- Cũng giống mô hình kinh tế cổ điển các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, tư bản, tiến bộ kỷ thuật. Tuy nhiên theo các nhà kinh tế Tân cổ điển coi tiến bộ kỷ thuật là yếu tố cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời họ cũng cho rằng có nhiều cách thức khác nhau trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào.

Do đó, nếu đường đồng sản lượng của mô hình kinh tế cổ điển có dạng hình L, thì đường đồng sản lượng của mô hình kinh tế Tân cổ điển có dạng đường cong. Tại điểm E và điểm F đều cho kết quả đầu ra (Y) như nhau, mặt dù có sự kết hợp khác nhau giữa vốn và lao động là K1 và L1. Trong khi đó, tại điểm F, sản lượng đầu ra Y là sự kết hợp giữa vốn và lao động là K2 và L2.

Các nhà kinh tế tân cổ điển đưa vào lý thuyết cận biên xuất phát từ sở thích của người tiêu dùng và sau đó được phát triển cả trong việc giải thích hành vi và sau đó được phát triển cả trong việc giải thích hành vi sản xuất. Khởi đầu, họ tập chung vào sự xác định giá cả (như là biểu hiện cụ thể của hành vi kinh tế). Họ quan niệm rằng, giá cả của một vật được xác định không chỉ bởi việc sản xuất như thế nào (khía cạnh cung), mà còn phụ thuộc vào cả sở thích của người mua nó (khía cạnh cầu). Để giải thích, họ đưa ra giả thuyết về tính cận biên và tính hữu dụng - lợi ích cận biên. Nội dung của giả thuyết dựa trên quan sát rằng, thông thường, người ta càng có nhiều một vật nào người ta càng bớt quí nó, từ đó có giả thuyết là các đơn

vị cuối cùng (the unit at the margin) sẽ có ích lợi ích hơn so với đơn vị ban đầu. Giải thích lợi ích cận biên tiếp tục được phát triển trong việc giải thích hành vi sản xuất. Khái niệm tương tự cho các nhà sản xuất là chi phí cận biên (marginal costs). Hiện tượng giá cả mà ta quan sát được chính là điểm cân bằng. Điểm này có được là vì giả thuyết về sự giảm dần của lợi ích cận biên và tính tăng dần của chi phí cận biên – hình dáng đường cung – cầu hiện nay. Đường cung và cầu đó chính là biểu hiện của hai hàm số : hàm số cung và hàm số cầu, chúng xác định điểm cân bằng - một khái niệm nền tảng của kinh tế học tân cổ điển.

1.3.3 Mô hình Harrod-Domar

Theo mô hình Harrod-Domar, đầu tư sinh ra lợi nhuận nhằm nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế. Mô hình thể hiện sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào hai yếu tố là hệ số giữa lượng vốn trên đơn vị sản lượng làm ra và tỷ lệ tiết kiệm của một quốc gia. Khi đó quy mô vốn thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi của tổng sản lượng quốc gia. Hệ số thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa sự thay đổi vốn với đầu ra được ký hiệu là k hay còn gọi là hệ số ICOR.

Mô hình Harrod-Domar: Y K ICOR    ICOR Y K I   .

Vốn đầu tư (I) có nguồn gốc từ tiết kiệm(S). Tiết kiệm là phần giành lại từ tổng sản lượng quốc gia, nên tỷ lệ tiết kiệm là:

Y S s hay S = s.Y Khi đó : S = I Từ đó ta có: s.Y = ∆Y.ICOR ICOR s Y Y    Với:

Y là sản lượng vốn, ∆Y là sự thay đổi của sản lượng. K là trữ lượng vốn, ∆K là sự thay đổi trong trữ lượng vốn.

∆Y/Y là tốc độ tăng trưởng, s là tỷ lệ tiết kiệm, S là vốn tiết kiệm, I là tổng vốn đầu tư.

ICOR là lượng vốn tăng thêm cần thiết để tăng thêm một đơn vị sản phẩm. Từ mô hình trên cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố là tỷ lệ tiết kiệm (hay tỷ lệ đầu tư) và hệ số ICOR. Harrod-Domar chỉ xem xét đến hai yếu tố trên nhưng trên thực tế thì tăng trưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mô hình chỉ quan tâm đến yếu tố vốn mà bỏ quên đi vai trò quan trọng của lao động và một số yếu tố khác.

1.3.4 Hàm sản xuất Cobb-Douglass

Dựa vào các lý thuyết và mô hình phát triển kinh tế gồm có 4 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng quan trọng đến tăng trưởng kinh tế: vốn sản xuất (K), lao động (L), tài nguyên thiên nhiên (R), và trình độ công nghệ (T). Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung phân tích 2 yếu tố quan trọng là vốn và lao động qua việc tiếp cận hàm sản xuất để ước lượng sự tác động của yếu tố vốn và lao động đối với tăng trưởng.

Qua hàm sản xuất Cobb-Douglass:

  L K a Y  . . Trong đó:

Y là tổng sản lượng quốc gia (GDP). K là quy mô vốn sản xuất.

L là quy mô lao động.

Trong phân tích a là hệ số tăng trưởng thì a được xem là đại lượng đo lường công nghệ hay năng suất của các nhân tố tổng hợp_TFP (Total Factors of Product). Yếu tố này bao gồm yếu tố công nghệ, thể chế chính trị. TFP là yếu tố được xem đại diện cho yếu tố công nghệ là yếu tố chất lượng tăng trưởng kinh tế. Để cho đơn giản đối với đề tài giả định yếu tố công nghệ không đổi.

α là hệ số co giãn từng phần của GDP theo lao động (giả định vốn không đổi) β là hệ số co giãn từng phần của GDP theo vốn (giả định lao động không đổi) Tổng hệ số co giãn α+β là xu hướng của hàm sản xuất về sức sinh lợi theo quy mô nếu:

α+β <1: sức sinh lợi hay năng suất biên giảm dần α+β =1: sức sinh lợi hay năng suất biên ổn định α+β >1: sức sinh lợi hay năng suất biên tăng dần

Phương trình trên có thể viết lại dưới dạng tuyến tính như sau: lnY = lna + αlnK + βlnL

Trong khi phân tích ngoài những yếu tố định lượng được như vốn và lao động thì vẫn còn nhiều yếu tố định tính khác tác động đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng do nhiều hạn chế của đề tài nên chỉ xét ảnh hưởng của các yếu tố định lượng trong tăng trưởng kinh tế.

1.3.5 Mô hình của J.M.Keynes về tăng trưởng kinh tế * Nội dung cơ bản của mô hình * Nội dung cơ bản của mô hình

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 chứng tỏ chỉ dựa duy nhất vào “sự tự điều tiết” của thị trường như quan điểm của các nhà kinh tế cổ điển và tân cổ điển là không phù hợp. Điều đó đòi hỏi phải có học thuyết mới phù hợp để giải thích tình hình phát triển mới. Sự ra đời của công trình “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (1936) của J.M.Keynes đã đánh dấu sự ra đời của một học thuyết kinh tế mới (Nguyễn Đình Hợi, 2008)

Nội dung cơ bản của học thuyết này về phát triển kinh tế bao gồm: - Sự cân bằng của nền kinh tế

+ J.M.Keynes đã gạt bỏ lý luận kinh tế học cổ điển cho rằng kinh tế thị trường tự do thả nổi sẽ tự động đi vào thế cân bằng, đạt đến sự bố trí tối ưu về tài nguyên và có đầy đủ công việc làm. Theo Ông, cân đối đạt được ở điểm khi mà mà sức sử dụng lao động vừa đủ để đảm bảo đáp ứng tổng cầu hữu hiệu. Ở điểm cân bằng này không bao giờ lao động được toàn dụng mà ngược lại luôn tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp nhất định trong đó thất nghiệp bắt buộc do khuyết tật của thị trường. Cân bằng kinh tế đạt được ở dưới mức sản lượng tiềm năng.

+ Vai trò của tổng cầu trong việc xác định sản lượng

J.M.Keynes nêu cao vai trò quyết định của tổng cầu trong việc xác định sản lượng và đưa ra khái niệm tổng cầu hữu hiệu, được cấu thành bởi cầu tiêu dùng và cầu đầu tư. Ông nghiên cứu và đề ra các yếu tố quyết định hai loại cầu trên và đưa ra hàm tiêu dùng và hàm đầu tư, trên cơ sở đó có thể xác định tổng cầu hữu hiệu.

Theo ông, trong tiêu dùng, tồn tại quy luật dùng cận biên giảm dần, nghĩa là khi thu nhập tăng lên, tiêu dùng của mọi người cũng tăng lên, nhưng tốc độ tăng lên của dùng thấp hơn tốc độ tăng lên của thu nhập. Cầu tiêu dùng giảm tương đối trở thành nguyên nhân dẫn đến trì trệ trong hoạt động kinh tế.

Đối với cầu đầu tư, Ông cho rằng, khối lượng đầu tư phụ thuộc vào lãi suất cho vay và hiệu suất cận biên của tư bản. Song, hiệu suất cận biên của tư bản trên quan điểm dài hạn có xu hướng giảm, trong khi lãi suất cho vay lại có xu hướng tăng do động cơ của những người tiết kiệm muốn giữ tiền mặt làm cho cung tiền tệ giảm.

Kết quả là cả cầu tiêu dùng và cầu đầu tư đều có xu hướng giảm làm cho nền kinh tế cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng và không đủ công việc làm.

Hiệu quả kinh tế sẽ phát huy ở mức cao nhất nếu có tác động tích cực lên tổng cầu. Như vậy Ông đánh giá cao vai trò của tổng cầu đối với tăng trưởng kinh tế.

- Vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế

Nhà nước phải tác động can thiệp vào nền kinh tế để khắc phục mất cân đối đó thông qua việc nâng cao tổng cầu hữu hiệu nhằm tăng tỷ lệ sử dụng lao động.

Nhà nước có thể tác động vào cầu hữu hiêụ bằng 2 cách:

Chính sách tài chính: Đầu tư trực tiếp từ NSNN, khuyến khích đầu tư tư nhân (thông qua các đơn đặt hàng Nhà nước và trợ cấp vốn cho doanh nghiệp), kể cả tăng lương trong trường hợp rất cần thiết và có tính toán kỹ lưỡng. Ông đánh giá cao vai trò hệ thống thuế khóa, công trái Nhà nước để bổ sung cho NSNN.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế của THÀNH PHỐ vị THANH, TỈNH hậu GIANG (Trang 25 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)