Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế của THÀNH PHỐ vị THANH, TỈNH hậu GIANG (Trang 102 - 105)

5.2.1.1 Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào thành phố Vị Thanh

Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào Vị Thanh vào trong các ngành lĩnh vực mũi nhọn đặc biệt là phát triển thương mại - dịch vụ chủ chốt để phát triển bền vững, phát triển công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp đóng vai trò hỗ trợ cho kinh tế phát triển đồng bộ.

Tích cực cải thiện, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư tốt hơn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, kết hợp với nguồn lực trong nước, tạo thành một tổng lực phát triển của Vị Thanh. Có chính sách thu hút các thành phần kinh tế, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, đầu tư vào những hoạt động kinh tế mà địa phương có lợi thế, tiềm năng phát triển, một mặt thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển một mặt thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ.

Cần có chính sách ưu đãi đầu tư hợp lý, chú trọng hơn nữa những điều kiện hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển như: hỗ trợ khởi nghiệp, tạo điều kiện về đất đai, thủ tục vay vốn, các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp, hỗ trợ lựa chọn vùng qui hoạch, giải phóng mặt bằng, đơn giản hoá, công khai thủ tục hành chính, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, tạo môi trường minh bạch, lành mạnh trong thu hút đầu tư.

Các cấp ban ngành cần phải phổ biến rộng rãi, xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng của địa phương. Đồng thời phải lắng nghe những ý kiến từ nhà đầu tư để có hướng chấn chỉnh, tháo gỡ những vướng mắc khó khăn đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư gắn với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương. Thường xuyên gặp gỡ, đối thoại giữa các cơ quan đại diện, nhà đầu tư, doanh nghiệp để giúp họ có thể hiểu nhau hơn. Nhà nước hiểu được nguyện vọng của nhà đầu tư, nhà đầu tư có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết, những tiềm lực của địa phương.

- Đối với nguồn vốn trong nước, cần phải tạo điều kiện mở rộng chi nhánh các ngân hàng thương mại, tạo mối quan hệ mật thiết giữa người sản xuất và các ngân hàng để dễ dàng cho việc vay vốn. Khuyến khích ra đời các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân tại địa phương.

- Đối với nguồn vốn nước ngoài, cần phải kiến nghị với Trung ương dẫn luồng đầu tư FDI nước ngoài vào các dự án đầu tư cho các khu, cụm công nghiệp của tỉnh và thhành phố, hoặc trực tiếp đầu tư vào các dự án lớn chế biến nông thủy sản xuất khẩu, cơ khí và điện - điện tử. Dẫn luồng đầu tư ODA và viện trợ không hoàn lại vào các dự án xây dựng hạ tầng lớn như đường nông thôn, nước nông thôn, điện nông thôn, trường học, bệnh viện đa khoa, trạm y tế xã phường. Vì trong thời gian qua số dự án từ nguồn vốn nước ngoài vào thành phố hầu như không. Đồng thời kêu gọi vốn đầu tư của các cộng đồng người Việt sống ở nước ngoài với những chính sách ưu đãi hợp lí.

Tóm lại, thành phố Vị Thanh phải cải thiện môi trường đầu tư, vận dụng tốt những chính sách ưu đãi đầu tư, cho nhà đầu tư thấy được lợi ích của việc đầu tư. Thành lập các quỹ hỗ trợ vốn, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ… Tạo một môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Phải thiết lập những công ty tư vấn đầu tư để giúp cho các nhà đầu tư không những an tâm mà còn đầu tư đúng hướng với nhu cầu địa phương tránh đầu tư tràn lan, kém hiệu quả.

5.2.1.2 Nghiên cứu phân bổ, sử dụng vốn để đầu tư hợp lý và có hiệu quả vào các ngành, lĩnh vực phát triển kinh tế

- Vấn đề sử dụng phân bổ vốn phải căn cứ vào nhu cầu phát triển của từng ngành, lĩnh vực theo từng thời điểm, từng giai đoạn thích hợp. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, tất cả các dự án, kế hoạch đầu tư cần phải được các đơn vị thẩm định và đơn vị giám sát từ trước, trong và sau khi kết thúc dự án.

- Chú trọng thứ tự ưu tiên, đầu tư tập trung vào những địa bàn, vùng kinh tế, những ngành, lĩnh vực, những dự án, công trình trọng tâm, trọng điểm, có thế mạnh và sức đột phá cao trong phát triển kinh tế, tránh đầu tư dàn trải, không sát nhu cầu sẽ gây lãng phí trong khi ngành thiếu vốn sẽ bị kìm hãm năng lực phát triển, đồng thời cần đầu tư theo chiều sâu để đảm bảo hiệu quả và phát triển bền vững.

- Về thương mại, bằng cách kêu gọi các nhà đầu tư vào các hoạt động thương mại, xây dưng nhà hàng , khách sạn, giao thông,… nhằm phát triển lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Khẩn trương xây dựng hoàn chỉnh hệ thống bến xe, bến tàu, cảng sông để phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa. Đa dạng hóa các loại hình du lịch, phát huy công viên Xà No, công trình văn hóa Tháp truyền hình, công viên Chiến Thắng để thu hút du lịch. Đồng thời, địa phương cần phải kết hợp phát triển du lịch sinh thái của vùng sông nước, kết hợp khu di tích lịch sử. Kêu gọi các nhà đầu tư khu du lịch Hồ Sen ở phường VII, Kênh Lầu ở Hỏa Tiến, công viên Hồ Tam Giác ở Phường I.

- Đối với công nghiệp, cần khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh, ứng dụng công nghệ mới, hỗ trợ vay vốn phát triển quy mô sản xuất. Đồng thời, địa phương chú trọng công tác giám sát, tổ chức lập các dự án xây dựng phải đúng với nhu cầu cần thiết của địa phương tránh tràn lan không đạt hiệu quả. Quan tâm các ngành chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng nhằm sử dụng nguồn nông sản tại chỗ. Áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút nguồn vốn vào trong sản xuất công nghiệp trên toàn địa bàn thành phố Vị Thanh.

- Riêng nông nghiệp, thì cần phải tạo điều kiện cho người nông dân tiếp xúc học tập khoa học kỹ thuật mới để giúp họ dễ dàng đưa chúng vào trong sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa nông sản. Tận dụng tiềm năng mặt nước, đẩy mạnh phong trào đầu tư nuôi trồng thủy sản phát triển mô hình chăn nuôi hiệu quả phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Hạn chế dần sản xuất manh mún tự phát, hình thành dần quan hệ sản xuất theo hợp đồng, liên kết giữa người sản xuất và tiêu thụ. Ngoài ra, phải luôn theo dõi sự biến động của giá cả hàng hóa nông sản để đảm bảo quá trình sản xuất cho người dân nhằm có những bước đầu tư đúng đắn. Mặt khác, đối với người nông dân cần phải tính toán trước khi đầu tư, không nên đồng loạt đầu tư sản xuất cùng một loại hàng nông sản. Vì khi đó, mức cung ứng hàng hóa đó trên thị trường tăng thì sẽ làm cho giá thị trường biến động giảm gây bất lợi cho người dân.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế của THÀNH PHỐ vị THANH, TỈNH hậu GIANG (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)